Trắc Nghiệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đề 7

Năm thi: 2023
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Người ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Người ra đề: ThS Nguyễn Thị Lan
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đề 7 là một trong những đề thi quan trọng thuộc môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được biên soạn kỹ lưỡng tại nhiều trường đại học lớn ở Việt Nam như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm ba thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là những ngành liên quan đến chính trị và lịch sử. Để giải quyết tốt đề thi này, sinh viên cần nắm vững những kiến thức cốt lõi về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, và các đường lối cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện qua các thời kỳ. Đề thi năm 2023 do ThS. Nguyễn Thị Lan, giảng viên chuyên ngành lịch sử Đảng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, biên soạn nhằm giúp sinh viên kiểm tra và củng cố lại kiến thức của mình.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đề 7

Đến năm 1951, Đảng ta đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội và trong khoảng thời gian nào?
a. 1 kỳ Đại hội vào năm 1930
b. 2 kỳ Đại hội vào tháng 3-1935 và tháng 2-1951
c. 3 kỳ Đại hội vào tháng 2-1930, 3-1935, 2-1951
d. 4 kỳ Đại hội và tháng 2-1930, 10-1930, 3-1935, 2-1951

Trong Cương lĩnh thứ 3 được thông qua tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (2-1951), Đảng ta đã phát triển và hoàn thiện nhận thức về lực lượng cách mạng không chỉ là công nhân và nông dân mà bao gồm nhiều lực lượng dân tộc khác. Các lực lượng đó được gọi chung là:
a. Dân tộc
b. Nhân dân
c. Dân chủ
d. Vô sản

Đại hội nào của Đảng đã quyết định tách 3 Đảng bộ Đảng Cộng sản ở 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia?
a. Đại hội I
b. Đại hội II
c. Đại hội III
d. Đại hội IV

Khối liên minh nhân dân 3 nước Việt Nam – Lào và Campuchia được thành lập khi nào?
a. 2/1951
b. 3/1951
c. 4/1951
d. 5/1951

Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất họp năm nào?
a. 1950
b. 1951
c. 1952
d. 1953

Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Đại đoàn 308) được thành lập khi nào?
a. Năm 1945
b. Năm 1947
c. Năm 1949
d. Năm 1950

Đến cuối năm 1952, với sự phát triển mạnh mẽ, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã hình thành bao nhiêu đại đoàn quân chủ lực?
a. 2 đại đoàn bộ binh
b. 5 đại đoàn bộ binh và công binh
c. 6 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công binh-pháo binh
d. 7 đại đoàn bộ binh

Đại đoàn quân tiên phong là đại đoàn nào?
a. Đại đoàn 308
b. Đại đoàn 304
c. Đại đoàn 316
d. Đại đoàn 325

Ba vùng tự do là hậu phương chủ yếu trong kháng chiến chống Pháp của cách mạng Việt Nam:
a. Việt Bắc, Thanh – Nghệ – Tĩnh, Liên khu V
b. Việt Bắc, Thanh – Nghệ – Tĩnh
c. Liên khu V, Nam Bộ, Thừa Thiên Huế
d. Liên khu III, Liên khu IV, Liên khu V

Trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, nhằm thực hiện nhiệm vụ dân chủ, Đảng ta đã chủ trương thực hiện một số giải pháp. Phương án nào sau đây không phải chủ trương của Đảng ta lúc đó:
a. Cải cách ruộng đất
b. Triệt để giảm tô, giảm tức
c. Thí điểm và cải cách ruộng đất
d. Cả hai phương án B và C

Nhằm đẩy mạnh thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, tháng 11-1953, Hội Nghị BCH TW lần thứ V đã thông qua:
a. Cương lĩnh ruộng đất
b. Chỉ thị giảm tô, giảm tức
c. Chính sách cải cách ruộng đất
d. Tất cả phương án trên

Ý nghĩa của quá trình thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” đối với cuộc kháng chiến chống Pháp:
a. Huy động mạnh mẽ nguồn lực con người, vật chất cho kháng chiến
b. Thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta
c. Chi viện trực tiếp cho chiến dịch Điện Biên Phủ
d. Tất cả các phương án trên

Một số hạn chế trong chính sách ruộng đất của Đảng ta từ 1953-1954:
a. Không thấy hết được thực tiễn chuyển biến mới của sở hữu ruộng đất trong nông thôn Việt Nam trước 1953
b. Không kế thừa kinh nghiệm của quá trình cải cách từng phần
c. Học tập giáo điều kinh nghiệm cải cách ruộng đất của nước ngoài
d. Tất cả các phương án trên

Từ những năm 1950 trở đi, đế quốc Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Đến năm 1954, viện trợ của Mỹ cho Pháp đã tăng bao nhiêu % trong ngân sách chiến tranh ở Đông Dương?
a. 50%
b. 60%
c. 73%
d. 80%

Với thế chủ động trên chiến trường, từ cuối 1950 đến đầu 1953 quân ta đã tổ chức nhiều chiến dịch tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Đó là:
a. Chiến dịch Trung Du, Chiến dịch Đường 18, Chiến dịch Hà Nam Ninh
b. Chiến dịch Hòa Bình, Chiến dịch Tây Bắc, Chiến dịch Thượng Lào
d. Cả hai phương án A và B

Đầu năm 1953, nhằm cứu vãn tình thế ngày càng sa lầy và tìm kiếm giải pháp chính trị có “danh dự”, Pháp và Mỹ đã đưa một viên tướng Pháp sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và lập kế hoạch quân sự mang tên:
a. Rơve
b. Nava
c. Pháp – Mỹ
d. Cả ba phương án đều sai

Điểm mạnh của kế hoạch Nava của Pháp – Mỹ trên chiến trường Đông Dương:
a. Tập trung một đội quân cơ động mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiều nhất
b. Phân tán và giải đều lực lượng ra khắp các chiến trường
c. Tập trung tối đa lực lượng chủ lực ở đồng bằng Bắc Bộ
d. Tất cả các phương án trên

Trên cơ sở nắm bắt những chuyển biến của tình hình, BCH TW đã đề ra chủ trương quân sự trong Đông Xuân 1953-1954:
a. Tăng cường chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch nhằm phân tán chủ lực địch
b. Quân chủ lực của ta tập trung tiêu diệt sinh lực địch ở những vùng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu, tranh thủ tiêu diệt địch ở những hướng địch đánh ra
c. Thực hiện phương châm “tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt”
d. Tất cả các phương án trên

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, những hướng tiến công chiến lược của quân và dân ta:
a. Tiến công ở Lai Châu, Trung Lào
b. Tiến công ở Hạ Lào và Đông Campuchia
c. Tiến công ở Tây Nguyên
d. Cả ba phương án trên

Ngày 20-11-1953, giữa lúc quân ta tiến quân lên Tây Bắc, Nava vội vàng phân tán lực lượng cho quân nhảy dù, tập trung một khối chủ lực mạnh ở:
a. Lai Châu
b. Điện Biên Phủ
c. Thượng Lào
d. Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia

Nava đã đưa tổng số binh lực lên Điện Biên Phủ lúc cao nhất là 16.200 quân; bố trí thành 3 phân khu, 49 cứ điểm. Mục đích là nhằm biến Điện Biên Phủ thành:
a. Một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
b. Một nơi tập trung đông nhất khối quân chủ lực
c. Căn cứ quân sự phòng thủ Đông Dương
d. Tất cả các phương án trên

Bộ Chính trị đã thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào:
a. 20-11-1953
b. 3-12-1953
c. 6-12-1953
d. 25-1-1954

Ngay sau khi quyết định chọn chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến, chiến lược, ban đầu TW Đảng đã xác định phương châm:
a. Đánh chắc, tiến chắc
b. Đánh nhanh, thắng nhanh
c. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh
d. Tất cả các phương án đều sai

Ai đã được cử làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ?
a. Hoàng Văn Thái
b. Văn Tiến Dũng
c. Phạm Văn Đồng
d. Võ Nguyên Giáp

Trên cơ sở theo dõi tình hình địch ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi để thực hiện phương châm:
a. Đánh nhanh, thắng nhanh
b. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh
c. Đánh chắc, tiến chắc
d. Cơ động, chủ động, linh hoạt

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra trong ba đợt và trong khoảng thời gian nào:
a. 6-12-1953 – 25-1-1954
b. 25-11-1953 – 15-3-1954
c. 15-3-1954 – 21-7-1954
d. 13-3-1954 – 7-5-1954

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?
a. 54
b. 55
c. 56
d. 59

Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” trong chiến dịch Điện Biên Phủ được trao cho đơn vị nào?
a. Đại đoàn 308
b. Đại đoàn 312
c. Đại đoàn 316
d. Đại đoàn 320

Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta giành nhiều thắng lợi to lớn. Kết quả đã:
a. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, trong đó có viên tổng chỉ huy Đờ Cátxtơri
b. Thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất của địch ở Điện Biên Phủ
c. Thủ tiêu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh và bắt sống toàn bộ quân địch
d. Cả hai phương án A và B

Đối với cách mạng Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là:
a. Thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt của quân dân Việt Nam với thực dân Pháp
b. Chiến công đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX
c. Thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt gần một thế kỷ ách thống trị của thực dân Pháp, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang xây dựng XHCN và giành độc lập, thống nhất hoàn toàn
d. Tất cả các phương án trên

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)