Trắc Nghiệm Gây mê hồi sức – đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM (UMP)
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM (UMP)
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Gây mê hồi sức – đề 5 là một đề thi thuộc môn Gây mê hồi sức, dành cho sinh viên ngành Y đa khoa, Điều dưỡng, và các chuyên ngành liên quan đến y tế. Đề thi này giúp sinh viên kiểm tra và củng cố kiến thức về các nguyên tắc cơ bản trong gây mê hồi sức, quy trình chuẩn bị trước phẫu thuật, các loại thuốc mê, theo dõi bệnh nhân trong và sau phẫu thuật, cùng với các biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp. Đây là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt công tác gây mê hồi sức trong môi trường lâm sàng. Đề thi được biên soạn và giảng dạy tại các trường đại học y uy tín như Đại học Y Dược TP.HCM (UMP), dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực gây mê hồi sức, điển hình là PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, một chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành lâm sàng. Đề thi này phù hợp cho sinh viên năm thứ tư trở lên, giúp chuẩn bị cho các kỳ thi học phần và thực hành lâm sàng trong bệnh viện. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu chi tiết về đề thi này và thử sức ngay để kiểm tra khả năng của mình trong lĩnh vực gây mê hồi sức!

Đề thi trắc nghiệm gây mê hồi sức – đề 5 (có đáp án)

Câu 1: Mục đích chính của thăm khám bệnh nhân trước mổ:
A. Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
B. Xem xét làm thêm các xét nghiệm và thăm dò chức năng
C. Phát hiện các bệnh phối hợp
D. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về phẫu thuật

Câu 2: Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim tốt nhất nên mổ phiên sau:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng

Câu 3: Bệnh nhân 50 tuổi, tiền sử hẹp hở van 2 lá, suy tim, đã phải đi cấp cứu nhiều lần vì phù phổi cấp. Hiện tại bệnh nhân khó thở khi đi bộ > 10m. Phân loại sức khỏe bệnh nhân này theo ASA:
A. ASA II
B. ASA III
C. ASA IV
D. ASA V

Câu 4: Thuốc nào nên được chọn cho bệnh nhân hen phế quản:
A. Ketamin
B. Propofol
C. Etomidat
D. Thiopental

Câu 5: Propofol là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm sau:
A. Tỉnh chậm sau khi ngừng thuốc
B. Không gây hạ huyết áp
C. Có tác dụng giảm đau
D. Có thể dùng để đặt nội khí quản mà không cần dùng giãn cơ

Câu 6: Thiopental là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm:
A. Chỉ dùng với nồng độ > 2.5%
B. Không ảnh hưởng nhiều đến huyết động
C. Có tác dụng bảo vệ não, giảm tiêu thụ oxy não
D. Nên dùng để duy trì mê

Câu 7: Thuốc có độ mạnh lớn nhất trong các thuốc sau đây là:
A. Morphin
B. Sufentanil
C. Pethidin
D. Fentanyl

Câu 8: Tác dụng giảm đau của thuốc họ morphin có đặc điểm:
A. Có cường độ mạnh nhưng không ổn định
B. Liều càng cao thì tác dụng càng mạnh
C. Không có hiệu quả với đau mạn tính
D. Có thể tách rời khỏi tác dụng phụ trên hô hấp

Câu 9: Tác dụng phụ của các thuốc họ morphin có đặc điểm:
A. Ức chế hô hấp thường gặp với morphin hơn so với các loại khác
B. Nôn và buồn nôn là tác dụng phụ hay gặp nhất
C. Gây tụt huyết áp do thuốc gây ức chế cơ tim mạch
D. Có thể gây nghiện thuốc nếu dừng thuốc đột ngột

Câu 10: Thuốc giãn cơ sử dụng trong gây mê toàn thân nhằm các mục đích sau đây, trừ:
A. Tạo thuận lợi cho cuộc phẫu thuật
B. Tạo thuận lợi cho đặt ống nội khí quản
C. Giảm nhu cầu thuốc giảm đau trong mổ
D. Giảm các chấn thương hầu họng liên quan đến đặt nội khí quản

Câu 11: Thuốc giãn cơ nào thích hợp nhất với bệnh nhân có xơ gan nặng:
A. Cisatracurium
B. Rocuronium
C. Vecuronium
D. Pancuronium

Câu 12: Cơ chế phục hồi tác dụng giãn cơ của succinylcholin là:
A. Chuyển hóa bởi acetylcholinesterase
B. Bị thủy phân bởi pseudocholinesterase
C. Tạo phức hợp với chất không khử cực bản chất steroid
D. Phân hủy hóa học bởi L-cysteine

Câu 13: Cơ chế tác dụng của thuốc tê:
A. Chỉ thuốc tê có tác dụng ức chế kênh Na+
B. Thuốc tê gắn vào kênh Na+ ở mặt ngoài tế bào
C. Thuốc tê làm tăng ngưỡng khử cực của màng tế bào thần kinh
D. Sợi thần kinh có kích thước nhỏ dễ bị phong bế hơn

Câu 14: Thuốc tê có độc tính mạnh nhất trên tim mạch:
A. Ropivacain
B. Levobupivacain
C. Bupivacain
D. Mepivacain

Câu 15: Nhóm bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thuốc tê cao:
A. Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, tuần hoàn
B. Phụ nữ có thai
C. Bệnh nhân nhiễm trùng nặng
D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 16: Thuốc tiền mê có tác dụng:
A. An thần, gây ngủ
B. Giảm vận động, giảm đau
C. Gây ngủ và mất vận động
D. Mất cảm giác đau hoàn toàn

Câu 17: Thứ tự tiến hành gây mê nội khí quản:
A. Tiền mê, duy trì mê, khởi mê và thoát mê
B. Tiền mê, khởi mê, duy trì mê và thoát mê
C. Khởi mê, tiền mê, duy trì mê và thoát mê
D. Khởi mê, duy trì mê, thoát mê

Câu 18: TOF theo dõi giãn cơ, ngưỡng an toàn để rút nội khí quản là khi T4/T1 lớn hơn:
A. 75%
B. 80%
C. 85%
D. 90%

Câu 19: Sốc mất máu là tình trạng:
A. Chảy máu nhanh, số lượng lớn không gây giảm tưới máu tổ chức
B. Chảy máu nhiều và có tình trạng giảm tưới máu tổ chức của các cơ quan
C. Chảy máu số lượng lớn nhưng không gây tình trạng giảm huyết áp
D. Chảy máu liên tục trong thời gian dài gây nên tình trạng thiếu máu

Câu 20: Tam chứng Beck hay gặp trong bệnh cảnh nào:
A. Tamponade (tràn máu màng tim cấp)
B. Gãy xương sườn
C. Vết thương ngực hở
D. Tràn khí màng phổi

Câu 21: Một dấu hiệu điển hình nhất của sốc tủy là:
A. Huyết áp tụt
B. Áp lực tĩnh mạch trung ương thấp
C. Mạch chậm
D. Giảm tưới máu tổ chức

Câu 22: Mục đích của việc đánh giá ban đầu trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân chấn thương là để xác định:
A. Và điều trị ngay lập tức các tổn thương đe dọa tính mạng
B. Các tổn thương đe dọa tính mạng để điều trị sau này
C. Tất cả các tổn thương một cách có hệ thống
D. Và điều trị tất cả các thương tổn có thể phát hiện được

Câu 23: Tràn khí dưới áp lực được phát hiện trong khi khám ban đầu, cần phải:
A. Làm giảm áp lực ngay
B. Đặt dẫn lưu màng phổi khi khám thì 2
C. Giảm áp lực sau khi chụp X quang xác định
D. Giảm áp lực khi có đè đẩy khí quản

Câu 24: Nếu bệnh nhân trở nên bất ổn định khi đang tiến hành thăm khám thì hai, cần làm:
A. Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện lớn
B. Truyền dịch
C. Khám thần kinh
D. Thực hiện lại khám thì đầu

Câu 25: Cơ chế thường gặp nhất trong đau cấp tính:
A. Đau do cảm thụ thần kinh
B. Đau do nguyên nhân thần kinh
C. Đau do căn nguyên tâm lý
D. Đau do nguyên nhân hỗn hợp

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: