Trắc nghiệm gây mê hồi sức YDS

Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: ĐH Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Văn Tuấn
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 70
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: ĐH Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Văn Tuấn
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 70
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm gây mê hồi sức YDS là một trong những đề thi môn gây mê hồi sức đã được tổng hợp từ trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (YDS). Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá kiến thức của sinh viên về các kỹ thuật gây mê, hồi sức và chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật. Đề thi do PGS.TS. Lê Văn Tuấn, giảng viên Khoa Gây mê Hồi sức của YDS, biên soạn. Trắc nghiệm này hướng tới sinh viên năm 4 và năm 5 ngành y đa khoa, nhằm giúp các bạn củng cố và hệ thống hóa kiến thức trước kỳ thi lâm sàng quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu hỏi Trắc nghiệm gây mê hồi sức YDS (có đáp án)

Câu 1: Gây mê cho bệnh nhân mổ bướu tân dịch vùng cổ cần lưu ý:
A. Chảy máu
B. Tụt nội khí quản
C. Phù nề thanh quản sau khi rút nội khí quản
D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Tư thế quan trọng nhất khi dẫn đầu ở bệnh nhân bị u trung thất chèn ép khí phế quản:
A. Nằm ngửa
B. Nằm nghiêng phải
C. Nằm nghiêng trái
D. Tư thế mà bệnh nhi thích nghi khi nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ.

Câu 3: Công thức chọn ống NKQ ở trẻ em lớn hơn 2 tuổi là (tuổi tính bằng năm):
A. 4 + tuổi:2
B. 4 + tuổi:3
C. 4 + tuổi:4
D. 4 + tuổi:5

Câu 4: Thuốc dãn cơ được ưu tiên lựa chọn ở bệnh nhân suyễn là gì?
A. Succinylcholine
B. Pancuronium
C. Vecuronium
D. Rocuronium

Câu 5: Phát biểu nào là SAI về hệ thống gây mê hở hoàn toàn:
A. Là hệ thống mê có lưu lượng khí thở vào thấp
B. Khi bệnh nhân thở ra, khí thở ra đều bị đưa hoàn toàn ra ngoài hệ thống
C. Khi bệnh nhân thở vào lại chu kỳ sau khí thở vào là hoàn toàn mới
D. Hiện ít được sử dụng

Câu 6: Nhược điểm của hệ thống mê nữa hở, NGOẠI TRỪ:
A. Mất năng lượng do mang theo hơi nước và nhiệt độ nên dễ gây hạ thân nhiệt
B. Thải thuốc mê nhiều trong phòng mổ gây ô nhiễm môi trường.
C. Bệnh nhân lâu ngủ hơn so với gây mê kín và thuốc mê sử dụng nhiều hơn.
D. Ít cản trở sự thông khí

Câu 7: Chỉ định đúng nhất gây mê nội khí quản:
A. Mổ bụng dưới rốn thời gian ngắn
B. Mổ lấy thai vì khung chậu hẹp
C. Mổ do chấn thương chi dưới không sốc
D. Mổ do chấn thương bụng

Câu 8: Chỉ định rút nội khí quản khi:
A. Khi bệnh nhân tỉnh mê
B. Khi bệnh nhân tự thở được
C. Khi bệnh nhân mở mắt được
D. Tất cả các dấu hiệu trên

Câu 9: Chọn phương pháp gây mê phải dựa vào:
A. Tình trạng bệnh nhân.
B. Các trang thiết bị hiện có
C. Kinh nghiệm của người gây mê.
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 10: Tác dụng chính của các thuốc gây mê là:
A. Gây mất tri giác.
B. Gây mất cảm giác đau.
C. Mất các phản xạ
D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Thuốc tê được chọn thích hợp nhất cho gây tê bề mặt là:
A. Xylocain 2%
B. Bupivacain 0,25%
C. Lidocain 5%
D. Procain 1%

Câu 12: Gây tê tuỷ sống và ngoài màng cứng khác nhau về:
A. Cơ chế tác dụng
B. Chỉ định và chống chỉ định
C. Thuốc tê chọn lựa
D. Liều lượng và nồng độ thuốc

Câu 13: Chỉ định đúng nhất gây tê tĩnh mạch là:
A. Mổ chi trên
B. Mổ chi dưới
C. Mổ cánh cẳng tay phức tạp
D. Mổ ở chi trên thời gian ngắn.

Câu 14: Thuốc tê được chọn cho gây tê tĩnh mạch là:
A. Xylocain 1%
B. Xylocain 0,25%
C. Xylocain 2%
D. Xylocain 0,5%

Câu 15: Thuốc giảm đau có độ mạnh lớn nhất trong các thuốc sau đây là:
A. Morphin
B. Sufentanil
C. Pethidin
D. Fentanyl

Câu 16: Tác dụng giảm đau của thuốc họ morphin có đặc điểm:
A. Có cường độ mạnh nhưng không ổn định
B. Liều càng cao thì tác dụng càng mạnh
C. Không có hiệu quả với đau mạn tính
D. Có thể tách rời khỏi tác dụng phụ trên hô hấp

Câu 17: Cơ chế thường gặp nhất trong đau cấp tính:
A. Đau do cảm thụ thần kinh
B. Đau do nguyên nhân thần kinh
C. Đau do căn nguyên tâm lý
D. Đau do nguyên nhân hỗn hợp

Câu 18: Điều trị đau cấp tính hiệu quả giúp:
A. Giảm tỉ lệ tử vong
B. Giảm biến chứng
C. Rút ngắn thời gian nằm viện
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 19: Phương tiện nào sau không phải là thước đo đơn chiều trong đánh giá đau:
A. Thang điểm đau hình đồng dạng (VAS)
B. Thang điểm lời nói về cường độ đau
C. Thang điểm nét mặt (faces scale)
D. Bảng kiểm đau rút gọn.

Câu 20: Biến chứng nhức đầu hay gặp trong gây tê:
A. Bề mặt
B. Từng lớp
C. Tuỷ sống
D. Ngoài màng cứng

Câu 21: Gây tê tuỷ sống và ngoài màng cứng được gọi gây tê vùng vì:
A. Gây tê thân thần kinh
B. Gây tê rể thần kinh
C. Cùng vị trí gây tê
D. Cùng loại thuốc tê sử dụng

Câu 22: Các biến chứng có thể xảy ra trong thời kỳ:
A. Tiền mê và khởi mê.
B. Khởi mê và thoát mê.
C. Khởi mê, duy trì mê và hồi tỉnh.
D. Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, hồi tỉnh và giai đoạn sau mổ

Câu 23: Hai thời kỳ thường dễ gây biến chứng nhiều nhất là:
A. Tiền mê và khởi mê.
B. Khởi mê và duy trì mê.
C. Khởi mê và thoát mê.
D. Duy trì mê và thoát mê.

Câu 24: Nguyên nhân của co thắt phế quản trong gây mê là:
A. Do có tiền sử hen phế quản.
B. Do các kích thích đường hô hấp trên.
C. Do phản ứng dị ứng.
D. Tất cả đều đúng

Câu 25: Trước một bệnh nhân suy hô hấp kèm tụt huyết áp cần nghĩ đến biến chứng nào sau đây:
A. Xẹp phổi.
B. Co thắt phế quản.
C. Tràn dịch, tràn khí màng phổi.
D. Tràn khí màng phổi áp lực.

Câu 26: Theo dõi bệnh nhân sau mổ:
A. Không cần thiết do nguyên nhân chính đã được giải quyết.
B. Cần theo dõi sát vì dễ xuất hiện các biến chứng do gây mê và phẫu thuật.
C. Chỉ cần theo dõi các trường hợp mổ lớn.
D. Chỉ cần theo dõi các trường hợp còn mê.

Câu 27: Tư thế an toàn nhất cho bệnh nhân sau mổ chưa tỉnh là:
A. Nằm sấp.
B. Nằm nghiêng đầu về 1 bên.
C. Nằm kê gối dưới đầu.
D. Đầu cao 30 độ.

Câu 28: Lượng dịch cung cấp cho một trường hợp sau mổ thông thường là:
A. 1000ml
B. 1300ml
C. 1500ml
D. 2000ml

Câu 29: Theo dõi các ống dẫn lưu ngực hoặc bụng trong ngày đầu, chọn câu chính xác nhất:
A. Theo dõi mỗi 1 – 2h/lần.
B. Theo dõi mỗi 4 – 6h/lần.
C. Theo dõi mỗi 6 – 8h/lần.
D. Theo dõi mỗi 2 – 3h/lần.

Câu 30: Nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường hô hấp trên sau mổ, TRỪ:
A. Tụt lưỡi
B. Co thắt thanh quản.
C. Phù nề thanh âm.
D. Dị vật đường thở.

Câu 31: Khi phát hiện bệnh nhân bị tụt lưỡi cần xử trí:
A. Bệnh nhân nằm sấp.
B. Nghiêng đầu sang bên kéo hàm ra sau.
C. Nghiêng đầu ra sau, kéo hàm ra trước.
D. Kê cao đầu.

Câu 32: Chẩn đoán hạ oxy máu khi:
A. PaO2 < 90 mmHg
B. PaO2 < 80 mmHg
C. PaO2 < 70 mmHg
D. PaO2 < 60 mmHg

Câu 33: Các nguyên nhân gây THA sau mổ thường gặp:
A. Tiền sử THA, đau, truyền nhiều dịch, giảm PaCO2
B. Tiền sử THA, truyền nhiều dịch, tăng PaCO2
C. Truyền nhiều dịch, tăng PaCO2, tràn dịch màng tim.
D. Truyền nhiều dịch, giảm PaCO2, tăng PaO2.

Câu 34: Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ được áp dụng cho trường hợp nào sau:
A. Tất cả các loại phẫu thuật.
B. Tất cả các phẫu thuật cấp cứu.
C. Tất cả các phẫu thuật chương trình.
D. Các phẫu thuật lớn.

Câu 35: Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ nhằm mục đích:
A. Nắm được tiền sử và bệnh tình hiện tại của bệnh nhân.
B. Tạo lòng tin cho bệnh nhân vào cuộc phẫu thuật.
C. Đề xuất các xét nghiệm và điều chỉnh các rối loạn nếu có.
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 36: Một số xét nghiệm được làm thường quy trong mổ chương trình:
A. Công thức máu, Xquang bụng, ECG.
B. Công thức máu, TS, TC, ure, creatinin máu, protid máu.
C. Công thức máu, TS, TC, Xquang phổi, nội soi tiêu hóa.
D. Công thức máu, điện giải đồ, siêu âm bụng.

Câu 37: Tình trạng sức khỏe nào sau đây được xếp vào loại ASA2:
A. Sức khỏe bình thường.
B. Có bệnh hệ thống đe dọa đến tính mạng.
C. Có bệnh hệ thống ảnh hưởng đến sinh hoạt.
D. Có bệnh hệ thống không ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Câu 38: Bệnh nhân phẫu thuật có kèm bệnh lý nào sau đây sẽ được xếp vào loại ASA4:
A. Bị tăng huyết áp.
B. Sỏi thận.
C. Loét dạ dày tá tràng.
D. Suy tim xung huyết.

Câu 39: Dự kiến đặt nội khí quản khó theo tiêu chuẩn đánh giá theo Mallampati: Đánh giá đặt nội khí quản khó nếu thấy phân độ:
A. I-II
B. II-III
C. III-IV
D. IV

Câu 40: Bệnh nhân sau mổ dạ dày có thể gặp tình trạng gì:
A. Rối loạn điện giải
B. Liệt ruột
C. Suy dinh dưỡng
D. Tất cả đều đúng.

Câu 41: Thuốc giãn cơ sử dụng trong gây mê toàn thân nhằm các mục đích sau đây, trừ:
A. Tạo thuận lợi cho cuộc phẫu thuật
B. Tạo thuận lợi cho đặt ống nội khí quản
C. Giảm nhu cầu thuốc giảm đau trong mổ
D. Giảm các chấn thương hầu họng liên quan đến đặt nội khí quản

Câu 42: Thuốc dãn cơ ưu tiên dùng trên bệnh nhân bị suy gan:
A. Rocuronium
B. Vecuronium
C. Suxamethonium
D. Atrarium

Câu 43: Thuốc mê hô hấp dùng dẫn đầu cho trẻ em được chọn là gì?
A. Sevoflurane
B. Desflurane
C. Isoflurane
D. NO

Câu 44: Thuốc nào sau đây không được sử dụng để dẫn đầu với bệnh nhân có dạ dày đầy?
A. Ketamine
B. Propofol
C. Sevoflurane
D. Etomidate

Câu 45: Cơ chế tác dụng của thuốc tê:
A. Chỉ thuốc tê có tác dụng ức chế kênh Na+
B. Thuốc tê gắn vào kênh Na+ ở mặt ngoài tế bào
C. Thuốc tê làm tăng ngưỡng khử cực của màng tế bào thần kinh
D. Sợi thần kinh có kích thước nhỏ dễ bị phong bế hơn.

Câu 46: Thuốc tê có độc tính mạnh nhất trên tim mạch:
A. Ropivacain
B. Levobupivacain
C. Bupivacain
D. Mepivacain.

Câu 47: Khi dùng adrenalin trong gây tê:
A. Giúp giảm sự hấp thụ của thuốc
B. Tránh dùng ở gần đầu chi
C. Để biết khi tiêm thuốc có vào lòng mạch không.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 48: Thuốc tê dạng nào dễ tan trong mỡ:
A. Dạng acid
B. Dạng kiềm
C. Dạng trung tính
D. A, B đúng

Câu 49: Propofol là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm sau:
A. Tỉnh chậm sau khi ngừng thuốc
B. Không gây hạ huyết áp
C. Có tác dụng giảm đau.
D. Có thể dùng để đặt nội khí quản mà không cần dùng giãn cơ.

Câu 50: Thiopental là thuốc mê tĩnh mạch có đặc điểm:
A. Chỉ dùng với nồng độ > 2.5 %
B. Không ảnh hưởng nhiều đến huyết động
C. Có tác dụng bảo vệ não, giảm tiêu thụ oxy não
D. Nên dùng để duy trì mê.

Câu 51: Gây mê tĩnh mạch:
A. Là một loại gây mê tại chỗ
B. Có thể dùng thuốc mê, thuốc ngủ chích qua đường tĩnh mạch
C. Không thể dùng thuốc mê, thuốc ngủ bắp thịt
D. Có thể dùng thêm thuốc mê qua đường hô hấp

Câu 52: Những công dụng của thuốc tê tĩnh mạch:
A. Không thể dùng để khởi mê
B. Dùng để duy trì gây mê
C. Không thể dùng để duy trì mê
D. Chỉ được dùng để khởi mê

Câu 53: Những công dụng của thuốc mê tĩnh mạch:
A. Dùng thêm vào những thuốc khác để duy trì mê
B. Không được dùng thêm với những trường hợp gây tê tại chỗ
C. Không thể dùng với những thuốc khác để duy trì mê
D. Không dùng trong những trường hợp gây tê vùng

Câu 54: Thuốc mê TM không dùng trong các trường hợp sau:
A. Có tiền sử dị ứng
B. Có phương tiện để cấp cứu hô hấp tuần hoàn
C. Không có đường dẫn truyền tĩnh mạch
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 55: Gây mê tĩnh mạch:
A. Dễ hơn gây mê qua đường hô hấp
B. Khó hơn gây mê qua đường hô hấp
C. Không cần những dụng cụ đặc biệt như gây mê qua đường hô hấp
D. Gây cháy nổ trong phòng mổ

Câu 56: Gây mê tĩnh mạch:
A. Người bệnh được chuẩn bị như những trường hợp gây mê khác
B. Người bệnh được chuẩn bị đơn giản hơn những trường hợp khác
C. Không cần có nguồn dưỡng khí
D. Có thể thực hiện khi người bệnh vừa mới ăn xong

Câu 57: Nhóm thuốc Benzodiazepines dùng để:
A. Không thể dùng làm thuốc tiền mê
B. Làm thuốc khởi mê
C. Không dùng để duy trì mê
D. Kết hợp với các cuộc gây tê

Câu 58: Thuốc nào không thuộc nhóm Benzodiazepines:
A. Diazepam
B. Midazolam
C. Dormicum
D. Propofol
E. Narcozep

Câu 59: Chọn một câu đúng thích hợp:
A. Midazolam có thời gian tác dụng dài hơn Diazepam
B. Midazolam tan trong nước cũng như Diazepam
C. Midazolam không tan trong nước như Diazepam
D. Midazolam tan trong nước, Diazepam không tan trong nước

Câu 60: Những thuốc sau đây thuộc nhóm Barbituric:
A. Thiopentone, Droperidol, Nesdonal
B. Methohexitone, Droleptan, Brietal
C. Hexobarbitone, Evipan
D. Droperidol, Drotepatan

Câu 61: Pentothal, Thiopentone:
A. Là thuốc thuộc nhóm barbituric, được dùng để khởi mê
B. Chỉ dùng nồng nội >= 2.5%
C. Khi chích TM gây ngủ rất nhanh, khoảng 30 phút
D. Không làm giảm đau, không làm giảm sức co bóp cơ tim

Câu 62: Ketamine là thuốc mê TM:
A. Có tên Ketalar, Ketaject
B. Có tính chất làm giảm huyết áp, tăng áp suất nội nhãn, nội sọ
C. Không thể dùng chích TM, chích bắp thịt
D. Có thể dùng cho người bệnh huyết áp cao

Câu 63: Propofol (Diprivan) dùng để gây mê TM:
A. Không thể dùng khởi mê, duy trì mê và trong hồi sức
B. Có thể gây giảm huyết áp
C. Có thể gây tăng huyết áp
D. Hồi tỉnh chậm khi chấm dứt

Câu 64: Thời gian hồi tỉnh giảm dần theo thứ tự khi dùng thuốc để gây mê:
A. Propofol, Pentothal, Diazepam
B. Pentothal, Diazepam, Propofol
C. Pentothal, Propofol, Diazepam
D. Diazepam, Pentothal, Propofol
E. Diazepam, Propofol, Diazepam

Câu 65: Fentanyl là thuốc:
A. An thần thuộc nhóm Benzodiazepines
B. Giảm đau trung ương thuộc nhóm morphiniques
C. Có tính an thần mạnh hơn Diazepam
D. Có tính giảm đau yếu hơn Morphine

Câu 66: Những tai biến khi dùng propofol:
A. Không gây đau chỗ chích
B. Gây hoại tử mô khi thuốc ra ngoài TM
C. Nổi mẩn đỏ do phóng thích Histamine
D. Không gây co giật kiểu động kinh

Câu 67: Kỹ thuật gây mê Neurolept (Neuroleptanesthesia):
A. Phối hợp một thuốc giảm đau, một thuốc an thần.
B. Không thể phối hợp một thuốc giảm đau một thuốc an thần và Protoxyded’azole
C. Thường phối hợp Fentanyl, Droperidol và N2O
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 68: Thalamonal (Innovar):
A. Gồm có hai chất Fentanyl và Droperidol
B. Rất tiện dùng vì mỗi ml chứa 50mcg Fentanyl và 2.5mg Droperidol
C. Tiện dùng vì lượng Droperidol cao so với Fentanyl
D. Allright

Câu 69: Những thuốc sau có thể dùng để gây mê TM:
A. Forane
B. Norcuron
C. Pavulon
D. Ketamine
E. Halothan

Câu 70: Những thuốc sau đây thuộc nhóm giảm đau:
A. Morphine
B. Meperidine
C. Demerol
D. Fentanyl
E. Allright
F. Tất cả đáp án

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: