Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một trong những đề thi thuộc Bài 10 – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Trong bài học này, học sinh lớp 6 sẽ được tìm hiểu về những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Các quyền như: quyền học tập, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do cư trú,… cùng với những nghĩa vụ như: bảo vệ Tổ quốc, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền của người khác,… được trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Qua đó, học sinh không chỉ nhận thức rõ về quyền lợi của mình mà còn biết thực hiện tốt nghĩa vụ để trở thành một công dân có trách nhiệm.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức nhé!
Trắc nghiệm GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Câu 1: Công dân là
A. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.
B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.
C. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.
D. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.
Câu 2: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật
A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
B. phải có trách nhiệm với cộng đồng.
C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
D. được hưởng tất cả quyền mình muốn.
Câu 3: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch
A. nhiều nước.
B. nước ngoài.
C. quốc tế.
D. Việt Nam.
Câu 4: Quốc tịch là
A. căn cứ xác định công dân của một nước.
B. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.
Câu 5: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. công dân và công dân nước đó.
C. tập thể và công dân nước đó.
D. công dân với cộng đồng nước đó.
Câu 6: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?
A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.
B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.
C. Bạn A là công dân của Việt Nam.
D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.
Câu 7: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Khi đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đây là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?
A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
D. Để sau lớn lên em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.
Câu 8: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai, L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?
A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.
Câu 9: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?
A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.
B. Để sau lớn lên X tự quyết định quốc tịch của mình.
C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây trẻ em là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
B. Trẻ em bị bỏ rơi tại Việt Nam không rõ cha mẹ là ai.
C. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
D. Tất cả những trường hợp trên.
Câu 11: Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?
A. Căn cước công dân.
B. Giấy khai sinh.
C. Hộ chiếu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?
A. Trẻ em bị bỏ rơi.
B. Trẻ em bị mất cha.
C. Người bị phạt tù chung thân.
D. Trẻ em là con nuôi.
Câu 13: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
A. Bảo vệ và bảo đảm.
B. Bảo vệ và duy trì.
C. Duy trì và phát triển.
D. Duy trì và bảo đảm.
Câu 14: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta cần căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật Hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Câu 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong:
A. Hiến pháp và pháp luật.
B. Sách giáo khoa
C. Quy định của trường học
D. Hướng dẫn của địa phương
Câu 16: Một trong những quyền cơ bản của công dân là:
A. Tự ý làm bất cứ điều gì mình thích
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền được chơi điện thoại cả ngày
D. Quyền không tuân theo pháp luật
Câu 17: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là:
A. Tuân thủ pháp luật và tôn trọng người khác
B. Được đi học miễn phí mọi cấp
C. Chỉ làm điều mình thấy đúng
D. Không cần chịu trách nhiệm với hành vi của mình
Câu 18: Quyền học tập là quyền của:
A. Người lớn có trình độ cao
B. Người già
C. Mọi công dân không phân biệt tuổi tác, giới tính
D. Chỉ dành cho trẻ em
Câu 19: Công dân có nghĩa vụ nào sau đây đối với Tổ quốc?
A. Bảo vệ Tổ quốc
B. Đi du lịch nước ngoài
C. Giữ bí mật với mọi người
D. Không tham gia các hoạt động xã hội
Câu 20: Trẻ em được pháp luật bảo vệ và có quyền:
A. Không đi học nếu không thích
B. Được chăm sóc, học tập và phát triển
C. Sống một mình
D. Tự quyết định mọi việc
Câu 21: Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ công dân?
A. Vứt rác nơi công cộng
B. Tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng
C. Trốn tránh trách nhiệm
D. Không quan tâm đến xã hội
Câu 22: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tức là:
A. Được tin theo hoặc không tin theo một tôn giáo nào đó
B. Bắt buộc phải theo đạo
C. Chỉ người lớn mới được theo đạo
D. Không ai được quyền theo đạo
Câu 23: Quyền và nghĩa vụ của công dân gắn bó như thế nào?
A. Có quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng
B. Có quyền thì không cần nghĩa vụ
C. Chỉ có nghĩa vụ không có quyền
D. Không liên quan với nhau
Câu 24: Một học sinh thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ khi:
A. Vừa học tốt, vừa tham gia các hoạt động trường lớp
B. Chỉ học rồi về nhà
C. Không giúp đỡ ai
D. Chỉ làm việc mình thích
Câu 25: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác vì:
A. Luật yêu cầu
B. Làm vậy để không bị phạt
C. Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội
D. Để nổi bật hơn

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.