Trắc nghiệm giải phẩu bệnh học hạch bạch huyết

Năm thi: 2023
Môn học: Giải phẩu bệnh
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 38
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Giải phẩu bệnh
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 38
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Giải phẫu bệnh học Hạch bạch huyết là một phần quan trọng trong môn Giải phẫu bệnh, tập trung vào các bệnh lý liên quan đến hạch bạch huyết. Bộ đề thi này được thiết kế để giúp sinh viên Y khoa nắm vững các kiến thức về các bệnh như viêm hạch, ung thư hạch (lymphoma), bệnh Hodgkin, và các rối loạn khác của hệ bạch huyết. Để làm tốt bài thi này, sinh viên cần hiểu rõ cơ chế bệnh sinh, các đặc điểm mô bệnh học, và phương pháp chẩn đoán thông qua các mẫu mô và tế bào của hạch bạch huyết. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm thứ 3 trong chương trình Y đa khoa, hỗ trợ chuẩn bị cho các kỳ thi chuyên ngành và thực hành lâm sàng.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giải phẩu bệnh học hạch bạch huyết (có đáp án)

Câu 1: Bệnh Hodgkin hỗn hợp tế bào có đặc điểm:
A. Hạch có lympho bào loại lớn là loại nhỏ
B. Có nhiều lympho bào nhất trong các típ của bệnh Hodgkin
C. Đặc trưng bởi sự xơ hóa mô hạch
D. Có đủ các loại tế bào: tế bào Reed-Sternberg, bạch cầu ái toan, tương bào, lympho
E. Tổn thương dạng nang kèm dạng lan tỏa

Câu 2: Bệnh Hodgkin:
A. Hay gặp hơn U lympho ác tính không Hodgkin
B. Đặc trưng bởi các tế bào Reed-Sternberg
C. Chỉ gặp ở hạch lympho
D. Là bệnh ác tính khó điều trị khỏi
E. Câu A và B đúng

Câu 3: Về đại thể, bệnh Hodgkin KHÔNG có đặc điểm sau:
A. Là những khối không có giới hạn rõ hoặc các nốt rải rác
B. Diện cắt màu trắng hoặc vàng nhạt, thuần nhất hoại tử hoặc các chấm chảy máu
C. Các nhóm hạch ngoại biên hay gặp là hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn trong 50% các trường hợp
D. Có hình ảnh “lách đá hoa cương” hoặc “lách xúc xích”
E. Khoảng 25% trường hợp có gan to

Câu 4: Tế bào Reed-Sternberg điển hình KHÔNG có đặc điểm sau:
A. Luôn hiện diện trong các típ mô học của bệnh Hodgkin
B. Có kích thước lớn 20-50 micromet hoặc hơn
C. Bào tương rộng, ưa toan nhẹ. Nhân lớn, màng nhân dày, chất nhiễm sắc thô vón và tập trung sát màng nhân
D. Đôi khi thấy tế bào hai nhân đối xứng tạo hình ảnh “soi gương” hoặc “mắt cú”
E. Là tế bào ác tính đặc trưng cho bệnh Hodgkin

Câu 5: Bệnh Hodgkin thể xơ nốt có đặc điểm:
A. Có các nốt gồm tương bào, lympho bào, bạch cầu đa nhân ưa toan và các tế bào khuyết
B. Xơ hóa tăng dần, lúc đầu khu trú quanh các nốt có nhiều tế bào, sau đó có thể xóa hoàn toàn cấu trúc hạch lympho
C. Có thể có các ổ hoại tử
D. Có tế bào Reed-Sternberg điển hình ở mức độ vừa
E. Câu A, B, C đúng

Câu 6: Đặc điểm sau KHÔNG có trong u lympho ác tính không Hodgkin:
A. Hay gặp hơn bệnh Hodgkin, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ
B. Có nhiều bằng phân loại đã được áp dụng
C. Ít gặp U lympho ác tính không Hodgkin ngoài hạch
D. Về vi thể thường không thấy đặc điểm đa hình thái tế bào
E. Về đại thể, hạch lympho thường to, di động hoặc đính vào da và mô quanh hạch

Câu 7: Để phân chia các típ mô bệnh học theo phân loại công thức thực hành. Người ta dựa vào:
A. Cấu trúc nổi trội của mô hạch bị ung thư: dạng nang hay dạng lan tỏa
B. Loại tế bào chiếm ưu thế: tế bào nhỏ, tế bào lớn, hỗn hợp tế bào, nguyên bào miễn dịch, nguyên bào lympho
C. Dòng lympho bào T hay lympho bào B
D. A và B đúng
E. A, B, C đúng

Câu 8: Vị trí thường gặp nhất của U lympho ác tính không Hodgkin là:
A. Hạch nách
B. Hạch cổ
C. Hạch bẹn
D. Hạch trung thất
E. Hạch sau phúc mạc

Câu 9: U lympho ác tính không Hodgkin ngoài hạch thường gặp ở các cơ quan sau, ngoại TRỪ:
A. Niêm mạc đường tiêu hóa
B. A-mi-đan
C. Bàng quang
D. Tủy xương
E. Tuyến vú

Câu 10: Bảng công thức thực hành dành cho lâm sàng được áp dụng rộng rãi vì đây là phân loại:
A. Tương đối đơn giản, dễ áp dụng và dễ chẩn đoán
B. Tương đối đơn giản, dễ áp dụng và có giá trị trong theo dõi tiên lượng bệnh
C. Tương đối đơn giản, dễ áp dụng và có giá trị trong theo dõi tiến triển bệnh
D. Tương đối đơn giản, dễ áp dụng và có giá trị trong điều trị bệnh

Câu 11: Ngày nay với nhiều phương pháp chẩn đoán sớm đặc biệt là xác định típ mô bệnh học và có phác đồ điều trị phối hợp xạ trị và hóa trị, người ta đã có thể kéo dài thời gian sống thêm của một số bệnh nhân bị bệnh Hodgkin típ I và típ II như sau:
A. 3-5 năm
B. 5-10 năm
C. 10-15 năm
D. Trên 15 năm

Câu 12: Tính đa hình thái tế bào trong bệnh Hodgkin có nghĩa là: Ngoài các tế bào ác tính còn thấy có các lympho bào, nguyên bào miễn dịch, mô bào dạng bán liên, đại thực bào, bạch cầu đa nhân ưu toan và ……:
A. Bạch cầu đa nhân ưu kiềm
B. Bạch cầu đa nhân ưu acid
C. Bạch cầu đa nhân trung tính
D. Tương bào
E. Tế bào võng

Câu 13: Phân loại các típ mô bệnh học của bệnh Hodgkin được gọi là phân loại:
A. Rappaport
B. Lukes và Collins
C. REAL
D. Rye
E. WHO

Câu 14: Bệnh Hodgkin thể hỗn hợp tế bào không có đặc điểm sau:
A. Hạch lympho có sự xâm nhập đa hình thái
B. Có các tế bào: lympho bào, mô bào, tương bào, bạch cầu đa nhân ưu kiềm và trung tính
C. Thường thấy các ổ hoại tử và xơ hóa
D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Bệnh Hodgkin típ III:
A. Là típ hay gặp nhất sau típ II
B. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới
C. Gặp trong mọi giai đoạn lâm sàng của bệnh Hodgkin
D. Thời gian sống thêm của bệnh nhân tương đối dài
E. Tiên lượng xấu hơn típ II và IV

Câu 16: Tế bào khuyết (Lacunar cell) là một biến thể của tế bào Reed-Sternberg, KHÔNG có các đặc điểm sau:
A. Có kích thước rất lớn 40-50µm
B. Nhân có nhiều múi, màng nhân mỏng, trong nhân có nhiều hạt nhân
C. Hạt nhân rất to, ưu toan, nằm giữa nhân và tách biệt với chất nhiễm sắc tạo nên một quầng sáng quanh hạt nhân
D. Nguồn gốc của nó là những nguyên bào lympho phát triển từ các tế bào Th
E. Bào tương rộng và sáng nhưng thường co lại tạo nên một khoảng trống giữa tế bào và mô dạng lympho xung quanh, tạo nên hình ảnh tế bào nằm trong hốc

Câu 17: Hodgkin típ I:
A. Gặp trong 50% các trường hợp
B. 80% ở giai đoạn lâm sàng I, II
C. Có thể gặp biến thể của tế bào Reed-Sternberg là tế bào khuyết
D. Thời gian sống thêm dài
E. Thường gặp ở nam giới, lớn tuổi

Câu 18: Bệnh Hodgkin:
A. Là u lympho ác tính, phát sinh từ một hạch hay một chuỗi hạch
B. Tổn thương đầu tiên thường thấy ở hạch lympho
C. Tổn thương ở lách gặp trong 25% các trường hợp
D. Câu A và B đúng
E. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 19: Tế bào khuyết (Lacunar cell) – một biến thể của tế bào Reed-Sternberg thường gặp trong bệnh Hodgkin típ:
A. Típ I
B. Típ II
C. Típ II
D. Típ IV
E. Típ I và típ II

Câu 20: U lympho ác tính không Hodgkin:
A. Ít gặp hơn so với bệnh Hodgkin
B. Có xu hướng tăng theo tuổi
C. Ở trẻ em thường gặp các típ có độ ác tính thấp
D. Câu A và B đúng
E. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 21: Bệnh Hodgkin gặp ở các vị trí:
A. Ở các tạng của hệ tạo máu-lympho và xâm nhập các tạng khác
B. Chủ yếu ở hạch lympho
C. Ở các mô lympho ngoài hạch
D. Câu A và B đúng
E. Câu B và C đúng

Câu 22: Tổn thương ở hạch ngoại biên, gan, lách trong bệnh Hodgkin theo thứ tự là:
A. 50%, 30%, 30%
B. 90%, 30%, 30%
C. 50%, 25%, 25%
D. 90%, 25%, 25%
E. 50%, 30%, 25%

Câu 23: Tính đa hình thái tế bào trong Hodgkin có nghĩa là:
A. Xen lẫn với các tế bào ác tính, còn có sự xâm nhập đa dạng các tế bào khác
B. Xen lẫn với các tế bào ác tính, còn có sự xâm nhập các tế bào ác tính khác
C. Xen lẫn với các tế bào lành tính, mô Hodgkin còn có sự xâm nhập đa dạng các tế bào ác tính khác
D. Xen lẫn với các tế bào hạch lành tính, còn có sự xâm nhập đa dạng tế bào khác
E. Các câu trên đều sai

Câu 24: “U lympho ác tính, lan tỏa, tế bào lớn” là:
A. WF4
B. WF5
C. WF6
D. WF7
E. WF8

Câu 25: Bệnh Hodgkin xâm nhập ở 2 vùng hạch trở lên cùng một phía cơ hoành thì thuộc giai đoạn lâm sàng:
A. I
B. II
C. IIe
D. III
E. IV

Câu 26: Bệnh Hodgkin xâm nhập những vùng hạch ở hai phía cơ quan thì thuộc giai đoạn lâm sàng:
A. I
B. II
C. III
D. IIIe
E. IV

Câu 27: Hai típ u lympho ác tính không Hodgkin hay gặp nhất theo công thức thực hành là:
A. WF4 và WF5
B. WF5 và WF6
C. WF5 và WF7
D. WF6 và WF7
E. WF6 và WF8

Câu 28: “U lympho ác tính, lan tỏa, hỗn hợp tế bào lớn và nhỏ” là:
A. WF4
B. WF5
C. WF6
D. WF7
E. WF8

Câu 29: Về phân loại mô bệnh học, bệnh Hodgkin có ít phân loại và đơn giản hơn u lympho ác tính không Hodgkin:
A. Đúng
B. Sai

Câu 30: Ngoài phân loại mô bệnh học, bệnh Hodgkin còn được phân loại theo giai đoạn lâm sàng:
A. Đúng
B. Sai

Câu 31: Tính đa hình thái tế bào và tế bào Reed-Sternberg là 2 đặc điểm chính của bệnh Hodgkin để phân biệt bệnh Hodgkin với u lympho ác tính không Hodgkin:
A. Đúng
B. Sai

Câu 32: Bệnh Hodgkin thể ít lympho bào gồm 2 loại nhỏ: loại xơ hóa lan tỏa và loại liên võng tương ứng với giai đoạn lâm sàng II và III:
A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Bảng công thức thực hành chia U lympho ác tính không Hodgkin thành 3 nhóm lớn gồm 10 típ mô bệnh học để tiên lượng bệnh:
A. Đúng
B. Sai

Câu 34: Trong bệnh Hodgkin hạch lympho thường gặp ở hạch trung thất hơn hạch nách, hạch bẹn:
A. Đúng
B. Sai

Câu 35: Hạch trong u lympho ác tính không Hodgkin thường gồm cá hạch nhỏ, có thể tạo thành khối lớn có nhiều thùy, di động hoặc dính vào da và mô quanh hạch:
A. Đúng
B. Sai

Câu 36: Về vi thể nói chung, trong u lympho ác tính không Hodgkin, có một số típ có đặc điểm đa hình thái tế bào:
A. Đúng
B. Sai

Câu 37: Về đại thể, hạch trong u lympho ác tính không Hodgkin có diện cắt thuần nhất, màu trắng xám, đôi khi có hoại tử và chảy máu ở một số típ:
A. Đúng
B. Sai

Câu 38: Bệnh Hodgkin được chia làm 4 típ mô bệnh học dựa theo tần suất và độ mô học của từng típ:
A. Đúng
B. Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)