Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức là một trong những đề thi môn Hành vi tổ chức phổ biến, được thiết kế nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên về các yếu tố tâm lý, văn hóa và động lực ảnh hưởng đến hành vi trong môi trường làm việc. Môn học này thường được giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn, như Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế học và các ngành liên quan nắm vững lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn trong quản lý tổ chức. Đề thi năm 2023 này được biên soạn bởi giảng viên ThS. Nguyễn Văn Bình của UEH, tập trung vào các chủ đề chính như lãnh đạo, ra quyết định và xung đột trong tổ chức. Đây là một bài kiểm tra phù hợp cho sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 7
Câu 1. Xu hướng phổ biến của người lao động hiện nay:
a. Tính tự chủ và thể hiện hết khả năng trong công việc
b. Việc nhẹ lương cao
c. Công việc nhiều thách thức
d. Môi trường làm việc có sự giao lưu
Câu 2. Yếu tố nào quyết định đến sự thoả mãn trong công việc?
a. Công việc có sự đòi hỏi về trí lực
b. Có sự công bằng, hợp lý trong đánh giá
c. Môi trường làm việc có tính tương tác
d. Tất cả đều đúng
Câu 3. Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi thể hiện:
a. Thái độ quyết định hành vi
b. Thái độ và hành vi độc lập tương đối
c. Hành vi có tác động trở lại thái độ
d. Cả a và c đúng
Câu 4. Theo Holland, những người phù hợp với công việc kế toán, nhân viên văn phòng, thu ngân thuộc kiểu tính cách nào?
a. Người thực tế
b. Người nguyên tắc
c. Người điều tra
d. Người xã hội
Câu 5. Lý thuyết đưa ra để giải thích cách chúng ta đánh giá một người dựa vào ý nghĩa, giá trị mà chúng ta quy cho một hành vi nhất định là nội dung của thuyết nào?
a. Thuyết hành vi
b. Thuyết hội tụ
c. Thuyết quy kết
d. Thuyết liên tưởng
Câu 6. Nếu mọi người đối mặt với những tình huống tương tự, phản ứng theo cách tương tự, thì chúng ta nói hành vi đó là:
a. Tính riêng biệt
b. Sự liên ứng
c. Sự nhất quán
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 7. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường trong học thuyết của Herzberg đề cập đến:
a. Môi trường làm việc, sự tôn vinh
b. Đặc điểm công việc, chính sách thù lao
c. Môi trường làm việc, chính sách thù lao, cơ hội thăng tiến
d. Chính sách thù lao, điều kiện làm việc, sự giám sát của cán bộ quản lý
Câu 8. Nhóm yếu tố tạo động lực trong học thuyết hai yếu tố của Herzberg đề cập đến?
a. Trách nhiệm, sự tôn vinh, đặc điểm công việc, cơ hội thăng tiến
b. Chính sách thù lao, đặc điểm công việc
c. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc
d. Sự giám sát của người quản lý, môi trường làm việc
Câu 9. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới động lực của cá nhân?
a. Nhu cầu của cá nhân
b. Đặc điểm của công việc
c. Các chính sách thù lao và thăng tiến của tổ chức
d. Nhu cầu của cá nhân, đặc điểm của công việc và các chính sách thù lao và thăng tiến của tổ chức
Câu 10. Khi cán bộ quản lý cho phép nhân viên lựa chọn thời điểm thích hợp nhưng vẫn bảo đảm khối lượng thời gian làm việc, đó là sử dụng biện pháp nào để tạo động lực cho người lao động?
a. Thời điểm làm việc linh hoạt
b. Thời gian làm việc linh hoạt
c. Lịch làm việc linh hoạt
d. Không gian làm việc linh hoạt
Câu 11. Hiệu quả hoạt động của nhóm sẽ tăng lên khi các thành viên:
a. Có động lực
b. Được giám sát
c. Được thử thách
d. Được giao nhiệm vụ
Câu 12. Khi nhân viên trong tổ chức phàn nàn nhiều về điều kiện làm việc không bảo đảm, tiền lương thấp, hay so bì với đồng nghiệp, đó là biểu hiện cho thấy nhu cầu nào không được thoả mãn?
a. Nhu cầu sinh lý
b. Nhu cầu an toàn
c. Nhu cầu quan hệ xã hội
d. Nhu cầu được tôn trọng
Câu 13. Nhân viên không được đi làm muộn hơn so với quy định của công ty. Điều này thể hiện:
a. Địa vị cá nhân trong nhóm
b. Chuẩn mực nhóm
c. Sự tuân thủ quy định
d. Áp lực nhóm
Câu 14. Sự liên kết nhóm được bị giảm sút khi:
a. Khi các cá nhân trong nhóm có nhiều điểm khác biệt
b. Khi có sự cạnh tranh từ bên ngoài
c. Khi quy mô nhóm lớn
d. Khi các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ khác nhau
Câu 15. Một nhân viên phòng Hành chính nhân sự, 1 nhân viên phòng kỹ thuật và một nhân viên phòng marketing tập hợp lại để thực hiện một dự án của công ty lập thành nào dưới đây?
a. Nhóm nhiệm vụ
b. Nhóm chỉ huy
c. Nhóm lợi ích
d. Nhóm bạn bè
Câu 16. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp ra quyết định nhóm?
a. Nhóm danh nghĩa
b. Động não
c. Bản đồ tư duy
d. Hội họp điện tử
Câu 17. Một trong những điểm mạnh của quyết định nhóm là:
a. Áp lực tuân thủ trong nhóm
b. Sự đa dạng của các quan điểm
c. Trách nhiệm rõ ràng
d. Không phải các lựa chọn trên
Câu 18. Một trưởng phòng và 3 nhân viên trong phòng được lập thành nhóm nào dưới đây?
a. Nhóm nhiệm vụ
b. Nhóm chỉ huy
c. Nhóm lợi ích
d. Nhóm bạn bè
Câu 19. Quan điểm nào sau đây phù hợp với xung đột trong tổ chức?
a. Xung đột là có hại và cần phải tránh không để xung đột xảy ra
b. Xung đột có tác động tích cực nên phải khuyến khích tạo ra xung đột
c. Xung đột là quá trình tự nhiên tất yếu xảy ra trong mọi tổ chức nên cần chấp nhận nó
d. Xung đột ít ảnh hưởng tới tổ chức
Câu 20. Trong quá trình phát triển của nhóm, giai đoạn nào nhóm có quan hệ gắn bó và cấu trúc chặt chẽ nhất?
a. Giai đoạn thực hiện
b. Giai đoạn bão tố
c. Giai đoạn chuyển tiếp
d. Giai đoạn hình thành các chuẩn mực
Câu 21: Trường hợp nào dưới đây là quá trình giao tiếp?
a. Mai tự nhủ phải cố gắng hơn trong kỳ thi tới
b. Mẹ lâm râm khấn vái cầu xin tổ tiên phù hộ cho Mai thi tốt
c. Lâm đã trao đổi với Mai về kỹ năng làm bài thi
d. Anh tin tưởng cô sẽ thi đậu
Câu 22: Khi giao tiếp trực tiếp, để truyền tải một thông điệp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất?
a. Nội dung thông điệp
b. Giọng nói
c. Hình ảnh và cử chỉ
d. Ngôn từ
Câu 23: Định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp?
a. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm.
b. Giao tiếp là sự tương tác trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe
c. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định
d. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau
Câu 24: Hình thức giao tiếp nào diễn ra phổ biến nhất trong các tổ chức?
a. Giao tiếp bằng văn bản
b. Giao tiếp qua điện thoại
c. Giao tiếp nhóm
d. Giao tiếp mặt đối mặt
Câu 25: Khi phản hồi ý kiến từ đồng nghiệp, các thông tin phản hồi nên đảm bảo yếu tố nào sau đây?
a. Phản hồi bằng cách gợi ý các ý tưởng mới
b. Phản hồi phải cụ thể, rõ ràng và mang tính xây dựng
c. Phản hồi để cho người phản hồi tự tìm hiểu
d. Phản hồi dựa trên quan điểm cá nhân
Câu 26: Mục đích của giao tiếp là:
a. Truyền đạt thông tin và nhận thông tin phản hồi
b. Xây dựng mối quan hệ và phối hợp công việc
c. Gửi thông điệp đến người nhận và yêu cầu người nhận thực hiện
d. Chỉ đơn thuần là gửi thông tin và nhận thông tin
Câu 27: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp?
a. Kênh giao tiếp
b. Thời gian giao tiếp
c. Môi trường giao tiếp
d. Nội dung thông điệp
Câu 28: Trong giao tiếp tổ chức, khi gặp khó khăn trong việc hiểu đúng thông điệp, người gửi thông điệp nên làm gì?
a. Chờ phản hồi của người nhận
b. Lặp lại thông điệp
c. Giải thích thêm nội dung và kiểm tra sự hiểu biết của người nhận
d. Đưa ra các giải pháp để giải quyết khó khăn
Câu 29: Khi nào thì giao tiếp trong tổ chức trở nên hiệu quả nhất?
a. Khi người nhận thông điệp đồng ý với ý tưởng của người gửi
b. Khi thông điệp được gửi đến nhanh chóng
c. Khi thông điệp rõ ràng và phù hợp với nhu cầu của người nhận
d. Khi người gửi thông điệp có kỹ năng giao tiếp tốt
Câu 30: Để giao tiếp trong tổ chức đạt hiệu quả, điều gì là quan trọng nhất?
a. Kênh giao tiếp
b. Thời điểm giao tiếp
c. Môi trường giao tiếp
d. Sự hiểu biết và điều chỉnh thông điệp phù hợp với đối tượng giao tiếp
Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 1
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 2
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 3
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 4
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 5
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 6
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 7
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 8
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 9
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 10
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.