Trắc Nghiệm Hệ Điều Hành Windows – Đề 6

Năm thi: 2023
Môn học:  Hệ điều hành
Trường: Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
Người ra đề: ThS Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Năm thi: 2023
Môn học:  Hệ điều hành
Trường: Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
Người ra đề: ThS Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Mục Lục

Trắc nghiệm Hệ điều hành Windows là một trong những đề thi thuộc môn Hệ điều hành dành cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin tại các trường đại học. Đây là một phần quan trọng trong chương trình học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về các khái niệm cơ bản và tính năng chính của hệ điều hành Windows như quản lý tập tin, bộ nhớ, tiến trình, và bảo mật. Đề thi này do giảng viên Nguyễn Văn Bình, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ điều hành tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) biên soạn. Đối tượng tham gia đề thi là các sinh viên năm 2, đang theo học môn Hệ điều hành.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Hệ Điều Hành Windows – Đề 6

1. Phát biểu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về Hệ điều hành?
A. Hệ điều hành quản lý các phần cứng máy tính.
B. Hệ điều hành trực tiếp điều khiển hoạt động cho từng thiết bị phần cứng.
C. Hệ điều hành hỗ trợ phần mềm giao tiếp phần cứng trên máy tính.
D. Hệ điều hành hỗ trợ người dùng điều hành máy tính.

2. Điều gì là ĐÚNG khi một máy tính không có Hệ điều hành
A. Các ứng dụng vẫn chạy bình thường trên máy tính đó.
B. CPU vẫn tiếp nhận và thực thi các lệnh từ người dùng.
C. Các ứng dụng và lệnh người dùng không thể thực thi trên máy tính.
D. Người dùng vẫn cài đặt phần mềm vào máy tính như bình thường.

3. Trong phân lớp hệ thống máy tính, Hệ điều hành thuộc vị trí nào
A. Hệ điều hành thuộc lớp cuối cùng, kế trên là lớp phần cứng.
B. Hệ điều hành thuộc lớp trên cùng, kế dưới là lớp ứng dụng.
C. Hệ điều hành nằm giữa lớp phần cứng và lớp ứng dụng.
D. Hệ điều hành nằm giữa lớp phần cứng và lớp người dùng.

4. Dưới góc độ cơ bản, Hệ điều hành được định nghĩa là:
A. là một phần mềm chạy trên máy tính
B. là một chương trình quản lý phần cứng máy tính.
C. là một chương trình bảo vệ phần cứng máy tính
D. là một phần mềm quản lý các phần mềm khác.

5. Trong các thành phần của hệ thống máy tính, thành phần nào trực tiếp quản lý các tài nguyên phần cứng:
A. Người dùng
B. Các phần mềm
C. Hệ điều hành
D. Dữ liệu

6. Chức năng của Hệ điều hành là gì?
A. Cấp phát tài nguyên phần cứng cho các ứng dung.
B. Điều khiển, định thời thực thi các chương trình.
C. Hỗ trợ người dùng giao tiếp với máy tính.
D. tất cả các tính năng trên.

7. Kernel của Hệ điều hành là gì?
A. là lớp nhân quản lý, điều phối các chương trình, phần cứng.
B. là các chương trình điều khiển thiết bị phần cứng.
C. là các ứng dụng.
D. là trình biên dịch.

8. Shell của Hệ điều hành là gì?
A. là lớp nhân quản lý, điều phối các chương trình, phần cứng.
B. là các chương trình điều khiển thiết bị phần cứng.
C. là lớp chương trình hỗ trợ giao tiếp của người dùng với Kernel.
D. là trình biên dịch.

9. Trong hệ thống máy tính, người dùng phát lệnh cho Hệ điều hành thực thi thông qua lớp nào?
A. Lớp Shell.
B. Lớp Driver.
C. Lớp Kernel.
D. Lớp Hardware.

10. Vai trò của trình biên dịch (Compilers) bên trong một Hệ điều hành là gì?
A. Biên dịch các lệnh của Driver để điều khiển phần cứng,
B. Biên dịch các lệnh của Applications để CPU thực thi,
C. Biên dịch các lệnh của Kernel để quản lý ứng dụng.
D. Biên dịch các lệnh của Users để điều khiển phần cứng.

11. Để đáp ứng vai trò của Hệ điều hành, kiến trúc cơ bản của Hệ điều hành gồm các thành phần:
A. Nhân, vỏ, giao diện người dùng.
B. Bộ khởi động, nhân, bộ lập trình vỏ.
C. Bộ cấp tài nguyên, chương trình kiểm soát, nhân (kernel).
D. Nhân, vỏ, hệ thống vector ngắt, bộ định thời.

12. Command Prompt trong Hệ điều hành Windows là dạng gì?
A. là lớp Shell đặt trong Kernel.
B. là lớp Kernel dưới dạng ứng dụng.
C. là lớp Kernel đặt trong Shell.
D. là lớp Shell dưới dạng một ứng dụng.

13. Command Prompt trong Hệ điều hành MS-DOS là dạng gì?
A. là lớp Shell đặt trong Kernel.
B. là lớp Kernel dưới dạng ứng dụng.
C. là lớp Kernel đặt trong Shell.
D. là lớp Shell dưới dạng một ứng dụng.

14. Terminal trong Hệ điều hành Linux là dạng gì?
A. là lớp Shell đặt trong Kernel.
B. là lớp Kernel dưới dạng ứng dụng.
C. là lớp Kernel đặt trong Shell.
D. là lớp Shell dưới dạng một ứng dụng.

15. Hệ điều hành Windows 10 cung cấp giao diện người dùng (User interface) theo dạng nào?
A. Command line interface (CLI).
B. Graphic User Interface (GUI)
C. Cả 2 dạng GUI và CLI
D. Window User Interface (WUI)

16. Lịch sử phát triển của Hệ điều hành bùng nổ trong theo thời đại công nghệ điện tử nào?
A. công nghệ điện tử dùng đèn chân không (vacuum).
B. công nghệ điện tử dùng bán dẫn (transistors)
C. công nghệ điện tử dùng mạch tích hợp (Integrated Circuits – IC)
D. công nghệ điện tử dùng VLSI (Very large-scale integration)

Câu 17: Hệ điều hành thực hiện các tác vụ lần lượt theo những chỉ thị đã được xác định trước. Tên gọi của Hệ điều hành đó là:
A Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản
B Hệ điều hành xử lý đa chương
C Hệ điều hành chia sẻ thời gian
D Hệ điều hành xử lý thời gian thực

Câu 18: Đâu là ưu điểm chính của Hệ thống xử lý đa chương (multiprogramming system)?
A Chương trình khi nạp vào bộ nhớ sẽ được xử lý hoàn thành ngay lập tức.
B Hệ thống chạy được nhiều chương trình cùng lúc
C Không cần thiết lập định thời công việc (job scheduling) và quản lý bộ nhớ.
D Tối ưu sử dụng bộ nhớ.

Câu 19: Mục đích chính của Hệ thống xử lý đa chương (multiprogramming system) là gì?
A Thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
B Tận dụng thời gian nhàn rỗi của CPU
C Chia sẻ thời gian giữa các chương trình.
D Tận dụng RAM, ROM khi đọc ghi.

Câu 20: Điều kiện nào sau đây KHÔNG CẦN cho hoạt động đa chương của hệ điều hành?
A Định thời CPU (CPU scheduling)
B Quản lý bộ nhớ (memory management)
C Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in…)
D Ứng dụng được lập trình đa nhiệm

Câu 21: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với hệ thống chia sẻ thời gian (time-sharing)?
A time-sharing là một hệ thống đa nhiệm (multi-tasking)
B time-sharing yêu cầu thời gian chuyển đổi giữa các tác vụ rất ngắn
C time-sharing yêu cầu phải định thời CPU
D time-sharing yêu cầu hoàn thành xong nhiệm vụ 1 mới chia sẻ cho nhiệm vụ 2

Câu 22: Hệ điều hành nào sau đây đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các tác vụ: Quản lý tiến trình, Định thời CPU, Quản lý bộ nhớ, Quản lý cấp phát tài nguyên, Quản lý file?
A Hệ điều hành xử lý đơn chương
B Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản
C Hệ điều hành xử lý đa chương
D Hệ điều hành xử lý chia sẻ thời gian (Time-sharing)

Câu 23: Trong hệ thống xử lý đa nhiệm (multitasking), việc chuyển đổi giữa các công việc diễn ra:
A Sau một khoảng thời gian tùy theo công việc yêu cầu
B Chuyển đổi khi có công việc khác cần xử lý
C Luân phiên xoay vòng hoàn thành từng công việc
D Luân phiên xoay vòng, không đợi công việc hoàn thành

Câu 24: Trong các mô hình hệ điều hành dưới đây, loại dùng cho hệ thống có nhiều bộ xử lí cùng chia sẻ hệ thống đường truyền, dữ liệu, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi?
A Hệ thống xử lí đa chương
B Hệ thống xử lí đa nhiệm
C Hệ thống xử lí song song
D Hệ thống xử lí thời gian thực

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với Hệ điều hành xử lý song song?
A Hệ điều hành có khả năng xử lý 2 hay nhiều tiến trình cùng lúc
B Hệ điều hành dùng cho máy có 2 hoặc nhiều bộ xử lý (CPU)
C Hệ điều hành dùng cho nhiều bộ xử lý cùng chia sẻ một bộ nhớ
D Hệ điều hành dùng cho nhiều bộ xử lý cùng chia sẻ nhiều tiến trình

Câu 26: Hệ thống đa bộ xử lý (multi-processors) có đặc điểm:
A Xử lý các công việc thực sự đồng thời
B Mỗi bộ xử lý có bộ nhớ riêng
C Mỗi bộ xử lý có đường truyền dữ liệu riêng
D Xếp hàng xử lý các công việc

Câu 27: Hệ thống đa bộ xử lý (multi-processors) được phân loại thành các hệ thống:
A Đồng bộ và bất đồng bộ
B Đối xứng và bất đối xứng
C Kết hợp và không kết hợp
D Không phân loại

Câu 28: Hệ thống xử lý phân tán có đặc điểm:
A Mỗi bộ xử lý có bộ nhớ riêng
B Các bộ xử lý độc lập không liên hệ nhau
C Một công việc chia đều cho các bộ xử lý
D Dùng chung bộ nhớ kết nối thành mảng

Câu 29: Hệ thống xử lý phân tán được phân loại:
A Đồng bộ và bất đồng bộ
B Peer-to-peer và client-server
C Kết hợp và không kết hợp
D Đối xứng và bất đối xứng

Câu 30: Trong các cấu trúc của hệ điều hành sau đây, cấu trúc nào tương thích dễ dàng với mô hình hệ thống phân tán?
A Cấu trúc phân lớp
B Cấu trúc máy ảo
C Cấu trúc client-server
D Cấu trúc đơn giản

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)