Trắc Nghiệm Hệ Điều Hành Windows – Đề 8

Năm thi: 2023
Môn học:  Hệ điều hành
Trường: Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
Người ra đề: ThS Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin
Năm thi: 2023
Môn học:  Hệ điều hành
Trường: Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) 
Người ra đề: ThS Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Mục Lục

Trắc nghiệm Hệ điều hành Windows là một trong những đề thi thuộc môn Hệ điều hành dành cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin tại các trường đại học. Đây là một phần quan trọng trong chương trình học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức về các khái niệm cơ bản và tính năng chính của hệ điều hành Windows như quản lý tập tin, bộ nhớ, tiến trình, và bảo mật. Đề thi này do giảng viên Nguyễn Văn Bình, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ điều hành tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) biên soạn. Đối tượng tham gia đề thi là các sinh viên năm 2, đang theo học môn Hệ điều hành.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Hệ Điều Hành Windows – Đề 8

1. Khi nào cần sử dụng đến System call (Lời gọi hệ thống)?
A. Khi một người dùng yêu cầu dịch vụ nào đó từ Kernel của Hệ điều hành.
B. Khi một chương trình yêu cầu dịch vụ nào đó từ Kernel của Hệ điều hành.
C. Khi Hệ điều hành cần trợ giúp từ chương trình.
D. Khi Hệ điều hành cần trợ giúp từ người dùng.

2. Lời gọi hệ thống loại “Process control” thực hiện những tác vụ nào?
A. load, execute, create process, terminate process.
B. request device, release device, read from device, write to device.
C. create / delete, open / close, read, write.
D. create messages, delete messages, send messages, receive messages.

3. Lời gọi hệ thống loại “Device management” thực hiện những tác vụ nào?
A. load, execute, create process, terminate process.
B. request device, release device, read from device, write to device.
C. create / delete, open / close, read, write.
D. create messages, delete messages, send messages, receive messages.

4. Lời gọi hệ thống loại “File management” thực hiện những tác vụ nào?
A. load, execute, create process, terminate process.
B. request device, release device, read from device, write to device.
C. create / delete, open / close, read, write.
D. create messages, delete messages, send messages, receive messages.

5. Lời gọi hệ thống loại “Communication” thực hiện những tác vụ nào?
A. load, execute, create process, terminate process.
B. request device, release device, read from device, write to device.
C. create / delete, open / close, read, write.
D. create messages, delete messages, send messages, receive messages.

6. Cho biết tên gọi của kiến trúc Hệ điều hành mà tất cả các modules chức năng của nó được gom hết vào Kernel.
A. Simple OS.
B. Monolithic OS.
C. Layered OS.
D. Microkernel OS.

7. Cho biết tên gọi của kiến trúc Hệ điều hành mà các modules chức năng của nó được phân chia thành từng lớp giao tiếp với Kernel.
A. Simple OS.
B. Monolithic OS.
C. Layered OS.
D. Microkernel OS.

8. Cho biết tên gọi của kiến trúc Hệ điều hành mà hầu hết các modules chức năng của nó được tách ra ngoài? Kernel chỉ có 2 chức năng chính: quản lý bộ nhớ và liên lạc giữa các tiến trình
A. Simple OS.
B. Monolithic OS.
C. Layered OS.
D. Microkernel OS.

9. Kiến trúc Hệ điều hành Microkernel, nhân (kernel) của Hệ điều hành giữ vai trò gì?
A. quản lý bộ nhớ và liên lạc giữa các tiến trình.
B. điều phối tiến trình và quản lý bộ nhớ
C. điều phối tiến trình và lời gọi hệ thống.
D. quản lý bộ nhớ và quản lý nhập xuất (Input / Output)

10. Kiến trúc Hệ điều hành Monolithic, module chức năng nào hỗ trợ các ứng dụng giao tiếp với nhân (kernel) của Hệ điều hành?
A. Memory manager.
B. Process Scheduler.
C. Input / Output manager.
D. System Calls

11. CPU đang xử lý tiến trình P1, sau đó chuyển sang xử lý tiến trình P2. Hệ điều hành sẽ lưu lại tất cả trạng thái của tiến trình P1 vào đâu?
A. Đĩa cứng.
B. Bộ nhớ phụ.
C. Process Control Block (PCB).
D. Bộ nhớ ngoài.

12. Process Control Block (PCB) được tạo ra vào thời điểm nào? cùng với tiến trình và không thay đổi trong suốt thời gian tiến trình tồn tại.
A. Thời điểm tiến trình vào trạng thái sẵn sàng (Ready).
B. Thời điểm khởi tạo tiến trình (New).
C. Thời điểm kết thúc tiến trình (Terminated).
D. Thời điểm tiến trình vào trạng thái đang chạy (Running).

13. Trong Process Control Block (PCB), các thông tin ngữ cảnh của tiến trình gồm có:
A. Các giá trị thanh ghi.
B. Trạng thái tiến trình.
C. Thông tin quản lý bộ nhớ.
D. Trạng thái tiến trình, giá trị các thanh ghi, thông tin bộ nhớ.

14. Khi Hệ điều hành cho CPU quay lại xử lý tiến trình, CPU cần nạp lại các thông tin trạng thái của tiến trình đó để nó tiếp tục xử lý. Những thông tin đó được nạp lại từ đâu?
A. disk.
B. memory.
C. PCB
D. Kernel.

15. Khi tiến trình kết thúc, hệ thống sẽ:
A. Thu hồi lại PCB của tiến trình.
B. Thu hồi lại tài nguyên của tiến trình.
C. Thu hồi lại PCB và tài nguyên của tiến trình.
D. Loại nó ra khỏi hàng đợi Ready Queue.

16. Đặc điểm của phương pháp liên lạc giữa các tiến trình qua vùng nhớ chia sẻ (shared memory) là gì?
A. Nhanh nhất để trao đổi dữ liệu.
B. Hiệu quả nhất cho các hệ phân tán.
C. An toàn nhất để bảo vệ dữ liệu.
D. Bảo vệ phần cứng máy tính.

17. Điều kiện để liên lạc bằng thông điệp kiểu gián tiếp giữa các tiến trình:
A. Mỗi tiến trình phải có một cổng riêng.
B. Các tiến trình có chung vùng nhớ.
C. Các tiến trình có một cổng dùng chung.
D. Các tiến trình lưu trữ chung.

18. Một tiến trình (process) có nhiều luồng (threads). Thành phần nào dưới đây là DÙNG CHUNG giữa tiến trình (Process) và các luồng (Threads) của nó?
A. không gian bộ nhớ.
B. con trỏ lệnh.
C. các thanh ghi và ngăn xếp.
D. Thanh ghi và con trỏ lệnh.

19. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về quan hệ giữa User thread và Kernel thread?
A. Phải có quan hệ ánh xạ.
B. Hai luồng hoàn toàn độc lập nhau.
C. Không cần có quan hệ ánh xạ.
D. Luồng nhân được ưu tiên xử lý trước.

20. Trong cùng một tiến trình, các luồng (thread) có thể chia sẻ cho nhau thành phần nào?
A. code section
B. data section
C. các resources khác của OS
D. code section, data section, các resources khác của OS

21. Để được CPU thực thi, các luồng người dùng (user thread) cần phải:
A. được ánh xạ vào một luồng nhân (kernel thread) tương ứng.
B. được đưa vào hàng đợi CPU.
C. được đưa vào hàng đợi công việc (Job queue).
D. được gán một chỉ số thực thi luồng (thread).

22. Thuật ngữ “thông lượng” của một CPU là gì?
A. là số lượng tiến trình mà CPU hoàn thành trên một đơn vị thời gian
B. là số dữ liệu truy xuất từ CPU đến RAM trong một đơn vị thời gian
C. là số phép toán CPU thực hiện trong một đơn vị thời gian
D. là số tài nguyên mà CPU sử dụng trong một đơn vị thời gian

23. Đâu KHÔNG PHẢI là vai trò của hệ điều hành trong quản lý tiến trình?
A. Tạo và hủy các tiến trình của người sử dụng và của hệ thống.
B. Điều khiển bộ nhớ vật lý cho việc nạp tiến trình.
C. Cung cấp các cơ chế đồng bộ tiến trình.
D. Cung cấp các cơ chế giao tiếp giữa các tiến trình.

24. Đâu KHÔNG PHẢI là lý do để Hệ điều hành thực hiện điều phối tiến trình (hay định thời / lập lịch cho CPU)?
A. Thực thi nhiều chương trình đồng thời để tăng hiệu suất hệ thống.
B. Tại mỗi thời điểm, một CPU chỉ thực thi được một process.
C. Trong các process chạy đồng thời, có những process cần ưu tiên hơn.
D. Bộ nhớ RAM không đủ để chạy nhiều tiến trình cùng lúc.

25. Để thực hiện điều phối tiến trình (hay định thời / lập lịch cho CPU), các tiến trình thực thi cần phải:
A. đưa các tiến trình vào hàng đợi Ready.
B. đưa các tiến trình vào hàng đợi I/O.
C. đưa các tiến trình vào bộ nhớ phụ.
D. đưa các tiến trình vào CPU.

26. Điều phối tiến trình (hay định thời / lập lịch cho CPU) của Hệ điều hành là gì?
B. là việc chọn thời điểm cho CPU thực thi một process nào đó từ Ready queue.
A. là việc chọn thời điểm cho CPU thực thi một process nào đó từ I/O queue.
C. là việc chọn thời điểm cho Hệ điều hành thực thi một process.
D. là việc chọn thời điểm cho Hệ điều hành nạp Process vào bộ nhớ.

27. Bộ định thời nào dùng cho việc quyết định chọn lựa tiến trình đưa vào CPU thực thi?
A. Bộ định thời CPU (CPU scheduler).
B. Bộ định thời công việc (Job scheduler).
C. Bộ định thời trung hạn (Medium-term scheduler).
D. Bộ định thời thiết bị (Device scheduler).

28. Bộ định thời nào dùng cho việc quyết định thời hạn (during) thực thi tiến trình của CPU?
A. Bộ định thời CPU (CPU scheduler).
B. Bộ định thời công việc (Job scheduler).
C. Bộ định thời trung hạn (Medium-term scheduler).
D. Bộ định thời thiết bị (Device scheduler).

29. Bộ định thời nào quyết định thời điểm chuyển một tiến trình từ bộ nhớ sang bộ nhớ phụ (kỹ thuật Swapping).
C. Bộ định thời trung hạn (Medium-term scheduler).
A. Bộ định thời CPU (CPU scheduler).
B. Bộ định thời công việc (Job scheduler).
D. Bộ định thời thiết bị (Device scheduler).

30. Hệ điều hành điều phối tiến trình theo hướng vì lợi ích cho người dùng (User-oriented), tiêu chí nào KHÔNG thuộc hướng này?
D. Thông lượng (throughput) tiến trình sao cho ít nhất.
A. Thời gian đáp ứng (Response time) sao cho nhanh nhất.
B. Thời gian quay vòng (Turnaround time) sao cho nhanh nhất.
C. Thời gian chờ (Waiting time) sao cho ít nhất.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)