Đề thi thử trắc nghiệm hóa phân tích – đề 15 là một bài thi quan trọng trong môn hóa phân tích dành cho sinh viên ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đề thi này được biên soạn bởi ThS. Phạm Văn Quang, một giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa phân tích. Sinh viên cần có kiến thức vững chắc về các kỹ thuật phân tích định lượng, kỹ năng thực hiện các phép đo phân tích và xử lý số liệu để có thể làm tốt bài thi. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm ba, hoặc những sinh viên đã hoàn thành các học phần cơ bản về hóa phân tích. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và thử sức ngay hôm nay!
Bộ đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 15 (có đáp án)
Câu 1: Chuẩn độ 150ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,2M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 187,5 ml. Nồng độ KOH bằng:
A. 0,15
B. 0,05
C. 0,1
D. 0,075
Câu 2: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,1M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 187,5 ml. Nồng độ Na2CO3 bằng:
A. 0,15
B. 0,05
C. 0,1
D. 0,075
Câu 3: Chuẩn độ 50ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,25M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 75ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 115 ml. Nồng độ KOH bằng:
A. 0,2
B. 0,175
C. 0,15
D. 0,215
Câu 4: Chuẩn độ 50ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,25M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 75ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 115 ml. Nồng độ Na2CO3 bằng:
A. 0,215
B. 0,15
C. 0,2
D. 0,175
Câu 5: Phương pháp Volhard dùng chỉ thị:
A. Đen Eriocrom T
B. Murexid
C. Xylen da cam
D. Phèn sắt (III) amoni
Câu 6: Chỉ thị kali cromat (K2CrO4) được dùng trong phương pháp:
A. Phương pháp Fajans
B. Phương pháp Mohr
C. Phương pháp Volhard
D. Phương pháp oxy hoá khử
Câu 7: Phèn sắt (III) amoni được dùng làm chỉ thị trong phương pháp:
A. Phương pháp Fajans
B. Phương pháp Mohr
C. Phương pháp Volhard
D. Phương pháp oxy hoá khử
Câu 8: Định lượng bằng phương pháp kết tủa thường được sử dụng để xác định:
A. Nồng độ các halogenid (Cl-, Br-, I-…)
B. Nồng độ các anion: CN-, SCN-, SO42-, CrO42-, PO43-
C. Nồng độ các cation: Ag+, Hg22+
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Định lượng bằng phương pháp kết tủa thường được sử dụng để xác định về:
A. Nồng độ các halogenid (Cl-, Br-, I-…)
B. Nồng độ các chất độc
C. Nồng độ các cation: Na+, K+
D. Nồng độ các chất có khối lượng phân tử lớn
Câu 10: Khi dùng phương pháp Mohr, nếu pH môi trường quá acid (pH < 6), điều gì xảy ra:
A. Tạo tủa Ag2O màu nâu đen làm không quan sát được sự đổi màu của kết tủa khi chuẩn độ.
B. Tủa Ag2CrO4 không bền trong môi trường acid
C. Tạo tủa Ag2Cr2O7 màu đỏ
D. Tủa nâu đen
Câu 11: Phương pháp Volhard là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Phương pháp hóa lý
Câu 12: Chọn câu sai. Các phương pháp định lượng bằng bạc nitrat:
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp Bronsted
Câu 13: Phương pháp Mohr dùng chỉ thị:
A. Kali dicromat (K2Cr2O4)
B. Phèn sắt amoni
C. Kali cromat (K2CrO4)
D. Flourescein
Câu 14: Định lượng trực tiếp ion clo bằng AgNO3 gọi tên là:
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp Bronsted
Câu 15: Phép chuẩn độ bạc nitrat là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Phương pháp quang phổ
Câu 16: Phép chuẩn độ thủy ngân II là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Phương pháp thừa trừ
Câu 17: Chọn câu sai. Phương pháp định lượng bằng bạc nitrat:
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp nitrit
Câu 18: Phương pháp Volhard là phương pháp:
A. Định lượng gián tiếp Cl-, I-, Br-, SCN-
B. Định lượng trực tiếp CO32-
C. Định lượng trực tiếp Cl-, I-, Br-, SCN-
D. Định lượng Ca2+
Câu 19: Định lượng bằng phương pháp kết tủa thường được sử dụng để xác định về:
A. Nồng độ các anion: CN-, SCN-, SO42-, CrO42-, PO43-
B. Nồng độ các chất độc
C. Nồng độ các cation: Na+, K+
D. Nồng độ NaCl, KCl
Câu 20: Chọn câu sai. Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng bằng phương pháp kết tủa:
A. Phải kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
B. Không cần kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
C. Phản ứng phải xảy ra đủ nhanh
D. Có tính chọn lọc cao, chỉ kết tủa với chất cần xác định
Câu 21: Trong phương pháp Volhard, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành:
A. Phức màu đỏ
B. Phức màu tím
C. Phức màu xanh dương
D. Tủa đỏ gạch
Câu 22: Khi định lượng Cl- bằng phương pháp Volhard, ta cần phải làm thêm bước nào sau đây:
A. Lọc tủa
B. Cho thêm dung dịch HCl 1M
C. Cho thêm chỉ thị
D. Làm muồi tủa
Câu 23: Trong phương pháp Volhard, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành một phức màu, phức này là sự kết hợp giữa:
A. SCN- + Fe2+
B. NO3- + Fe3+
C. SCN- + Fe3+
D. Cl- + Fe3+
Câu 24: Phương pháp Volhard dung dịch chuẩn dùng để định lượng Ag+ dư là:
A. Dung dịch NH4Cl
B. Dung dịch NH4Br
C. Dung dịch NH4SCN
D. Dung dịch (NH4)2SO4
Câu 25: Trong phương pháp Volhard, sử dụng môi trường:
A. Acid yếu
B. Acid mạnh
C. Bazơ mạnh
D. Bazơ yếu
Câu 26: Trong phương pháp Mohr, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành:
A. Kết tủa Ag2CrO4 màu đỏ gạch
B. Kết tủa AgCl màu trắng
C. Phức màu tím
D. Phức màu xanh dương
Câu 27: Điều kiện áp dụng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị sử dụng
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu sớm
C. Không được giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
D. Dùng chỉ thị pH
Câu 28: Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng bằng phương pháp kết tủa là:
A. Không cần kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
B. Phản ứng phải xảy ra đủ nhanh
C. Các kết tủa có thành phần xác định
D. Dung dịch phải đậm đặc
Câu 29: Các phương pháp định lượng bằng bạc nitrat gồm:
A. Phương pháp Bronsted
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Lewis
D. Phương pháp khô
Câu 30: Định lượng bằng phương pháp kết tủa thường được sử dụng để xác định điều gì:
A. Nồng độ các cation: Ag+, Hg22+
B. Nồng độ các chất độc
C. Nồng độ các cation: Na+, K+
D. Nồng độ các anion
Câu 31: Chọn câu sai. Điều kiện áp dụng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Phải chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu sớm
C. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
D. Giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
Câu 32: Trong phương pháp Volhard, khi tới điểm tương đương thì sẽ tạo thành:
A. Kết tủa Ag2CrO4 màu đỏ gạch
B. Kết tủa AgCl màu trắng
C. Kết tủa AgBr màu trắng
D. Phức màu đỏ
Câu 33: Trong phương pháp Volhard, vì sao sử dụng môi trường acid mạnh, chọn câu sai:
A. Tránh tủa Fe(OH)3
B. Tránh tủa Ag2O
C. Giảm hiện tượng hấp phụ
D. Giảm hiện tượng tạo phức
Câu 34: Khi định lượng Cl- bằng phương pháp Volhard, ta cần phải làm thêm bước nào sau đây:
A. Lọc tủa hoặc cho thêm chỉ thị
B. Bao bọc tủa bằng dung môi thích hợp
C. Cho thêm chỉ thị, tăng nhiệt độ
D. Lọc tủa hoặc bao tủa bằng dung môi
Câu 35: Phương pháp định lượng bằng bạc nitrat là:
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Bronsted
C. Phương pháp Lewis
D. Phương pháp Arrhenius
Câu 36: Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng bằng phương pháp kết tủa sẽ:
A. Không cần kết tủa hoàn toàn chất cần xác định
B. Phản ứng xảy ra không cần nhanh
C. Có tính chọn lọc cao, chỉ kết tủa với chất cần xác định
D. Phản ứng không hoàn toàn
Câu 37: Điều kiện nào áp dụng khi dùng phương pháp Fajans:
A. Có thể chọn pH tuỳ ý
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
C. Không được giữ kết tủa ở trạng thái keo
D. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu sớm
Câu 38: Nhược điểm của các phương pháp thủy ngân (I), (II) so với phương pháp bạc nitrat là:
A. Không chính xác
B. Dung dịch chuẩn là các hợp chất thủy ngân có độ độc hại cao
C. Không nhạy
D. Khó chọn được chất chỉ thị pH thích hợp
Câu 39: Các phương pháp định lượng bằng bạc nitrat, chọn câu sai:
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp Lewis
Câu 40: Trong phương pháp Fajans, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành:
A. Phức màu đỏ
B. Phức màu hồng
C. Phức màu xanh dương
D. Phức có màu tuỳ theo chỉ thị sử dụng
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.