Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 18

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Công nghiệp TP.HCM
Người ra đề: TS. Lê Thị Thu Hằng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Công nghiệp TP.HCM
Người ra đề: TS. Lê Thị Thu Hằng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi thử trắc nghiệm hóa phân tích – đề 18 là một bài kiểm tra quan trọng trong môn hóa phân tích dành cho sinh viên ngành Hóa học tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Đề thi này được thiết kế bởi TS. Lê Thị Thu Hằng, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu hóa phân tích. Để làm tốt bài thi, sinh viên cần nắm vững các kiến thức về phương pháp phân tích định tính và định lượng, cũng như cách áp dụng các kỹ thuật phân tích trong phòng thí nghiệm. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm ba, đặc biệt là những ai đã hoàn thành các học phần về hóa phân tích cơ bản. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay bây giờ!

Bộ Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 18 (có đáp án)

Câu 1: Phương pháp định lượng dựa vào khả năng oxy hóa của MnO4- là phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng Permanganat
B. Phương pháp định lượng bằng iod
C. Phương pháp nitrit
D. Phương pháp complexon

Câu 2: Phương pháp định lượng Permanganat được dùng định lượng:
A. Các chất có tính oxy hóa
B. Các chất có tính khử
C. Các chất có tính acid
D. Các chất có tính bazơ

Câu 3: Các chất chỉ thị có thể được dùng trong phương pháp định lượng oxy hóa khử, chọn câu sai:
A. Chất chỉ thị oxy hóa khử thực
B. Chất chuẩn tự chỉ thị
C. Chất chỉ thị tạo phức chất
D. Chỉ thị pH

Câu 4: Chất chỉ thị trong phương pháp định lượng Permanganat thuộc dạng:
A. Chất chỉ thị oxy hóa khử thực
B. Chất chuẩn tự chỉ thị
C. Chất chỉ thị tạo phức chất
D. Chỉ thị pH

Câu 5: Phương pháp định lượng bằng iod là phương pháp định lượng:
A. Dựa vào khả năng oxy hóa của MnO4-
B. Dựa trên phản ứng oxy hóa khử của cặp I2/2I-
C. Dựa vào khả năng oxy hóa của CrO42-
D. Dựa vào khả năng khử của CrO42-

Câu 6: Phương pháp định lượng dựa trên phản ứng oxy hóa khử của cặp I2/2I- là phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng Permanganat
B. Phương pháp định lượng bằng iod
C. Phương pháp nitrit
D. Phương pháp complexon

Câu 7: Trong phương pháp định lượng Permanganat, khi tới điểm tương đương:
A. Dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu
B. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng
C. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu tím

Câu 8: Phương pháp nitrit được dùng định lượng:
A. Các chế phẩm có chứa nhóm carboxylic
B. Các chế phẩm có chứa nhóm aldehyd
C. Các chế phẩm có chứa nhóm amin thơm bậc nhất
D. Các chế phẩm có chứa nhóm alcol

Câu 9: Phương pháp định lượng nitrit dùng dung dịch chuẩn là:
A. H2SO4
B. Natri nitrit (NaNO2)
C. KMnO4
D. Na2S2O3

Câu 10: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,12M với 300 ml dung dịch KOH có pH = 13. Thu được 400 ml dung dịch A. Trị số pH của dung dịch A gần với trị số nào nhất dưới đây?
A. 11,2
B. 12,2
C. 12,8
D. 5,7

Câu 11: Chất nào có tính khử tốt nhất trong các chất sau đây?
A. CuO
B. SiO2
C. NO2
D. SO2

Câu 12: Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:
A. 0,7 mol
B. 0,6 mol
C. 0,5 mol
D. 0,4 mol

Câu 13: Cho các chất: Al, Zn, Be, Al2O3, ZnO, Zn(OH)2, CrO, Cr2O3, CrO3, Ba, Na2O, K, MgO, Fe. Chất nào hòa tan được trong dung dịch Xút?
A. Al, Zn, Al2O3, Zn(OH)2, BaO, MgO
B. K, Na2O, CrO3, Be, Ba
C. Al, Zn, Al2O3, Cr2O3, ZnO, Zn(OH)2
D. Cả B và C

Câu 14: Ion đicromat Cr2O72-, trong môi trường axit, oxy hóa được muối Fe2+ tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối Cr3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M, trong môi trường axit H2SO4. Nồng độ mol/l của dung dịch FeSO4 là:
A. 0,52M
B. 0,62M
C. 0,72M
D. 0,82M

Câu 15: Cho 2,24 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,9M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch sau phản ứng có:
A. 7,26 gam Fe(NO3)3
B. 7,2 gam Fe(NO3)2
C. Cả A và B
D. Một trị số khác

Câu 16: Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào 56,76 ml dung dịch NH3 16% (có khối lượng riêng 0,936 gam/ml) ở 20˚C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A về 0˚C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là:
A. 2,515 gam
B. 2,927 gam
C. 3,014 gam
D. 3,428 gam

Câu 17: Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau: Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch HNO3 0,6M, thu được V lít NO (đktc); Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,6M – H2SO4 0,1M, thu được V’ lít NO (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân ly hoàn toàn tạo 2H+ và SO42-.
A. V = V’ = 0,672 lít
B. V = 0,672 lít; V’ = 0,896 lít
C. Hai thể tích khí trên bằng nhau, nhưng khác với kết quả câu (a)
D. Tất cả đều không phù hợp

Câu 18: Cho 4,48 lít hơi SO3 (đktc) vào nước, thu được dung dịch A. Cho vào dung dịch A 100 ml dung dịch NaOH 3,5M, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được hỗn hợp R gồm hai chất rắn. Khối lượng mỗi chất trong R là:
A. 6,0g; 21,3g
B. 7,0g; 20,3g
C. 8,0g; 19,3g
D. 9,0g, 18,3g

Câu 19: Sục V lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ca(OH)2 0,02M và NaOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 1,5 gam kết tủa trắng. Trị số của V là:
A. 0,336 lít
B. 2,800 lít
C. 2,688 lít
D. Cả A và B

Câu 20: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là:
A. Tác dụng với phi kim để tạo muối
B. Tác dụng với axit thông thường tạo muối và khí hiđro
C. Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối
D. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa tạo hợp chất của kim loại

Câu 21: Cho dung dịch chứa x mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Tỉ lệ T=x/y phải như thế nào để thu được kết tủa?
A. T = 0,5
B. T = 1
C. T > 1/4
D. T < 1/4

Câu 22: V ml dung dịch A gồm hỗn hợp hai axit HCl 0,1M và H2SO4 0,1M trung hòa vừa đủ 30 ml dung dịch B gồm hỗn hợp hai bazơ NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M. Trị số của V là:
A. 50 ml
B. 100 ml
C. 120 ml
D. 150 ml

Câu 23: Từ 3 tấn quặng pirit (chứa 58% FeS2 về khối lượng, phần còn lại là các tạp chất trơ) điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%, hiệu suất chung của quá trình điều chế là 70%?
A. 2,03 tấn
B. 2,50 tấn
C. 2,46 tấn
D. 2,90 tấn

Câu 24: Hợp chất nào mà phân tử của nó chỉ gồm liên kết cộng hóa trị?
A. HCl
B. NaCl
C. LiCl
D. NH4Cl

Câu 25: Hòa tan m gam Al vừa đủ trong V (ml) dung dịch H2SO4 61% (có khối lượng riêng 1,51 g/ml), đun nóng, có khí mùi xốc thoát ra, có 2,88 gam chất rắn vàng nhạt lưu huỳnh (S) và dung dịch D. Cho hấp thu hết lượng khí mùi xốc trên vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 21,6 gam kết tủa muối sunfit. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
A. 10,8 gam
B. 2,7 gam
C. 5,4 gam
D. 8,1 gam

Câu 26: Hòa tan m gam Al vừa đủ trong V (ml) dung dịch H2SO4 61% (có khối lượng riêng 1,51 g/ml), đun nóng, có khí mùi xốc thoát ra, có 2,88 gam chất rắn vàng nhạt lưu huỳnh (S) và dung dịch D. Cho hấp thu hết lượng khí mùi xốc trên vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 21,6 gam kết tủa muối sunfit. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số V là:
A. 76,6 ml
B. 86,6 ml
C. 96,6 ml
D. 106,6 ml

Câu 27: Clorua vôi có công thức là:
A. Hỗn hợp hai muối: CaCl2 – Ca(ClO)2
B. Hỗn hợp: CaCl2 – Ca(ClO3)2
C. CaOCl2
D. Cả A hay C

Câu 28: Cho khí Clo tác dụng với dung dịch Xút đậm đặc, nóng, thu được:
A. Nước Javel
B. Hỗn hợp hai muối: NaCl – NaClO
C. Hỗn hợp hai muối: NaCl – NaClO3
D. Cả A hay B

Câu 29: Khí than ướt là:
A. Hỗn hợp khí: CO – H2
B. Hỗn hợp khí: CO – CO2 – H2
C. Hỗn hợp: C – hơi nước
D. Hỗn hợp: C – O2 – N2 – H2O

Câu 30: Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3˚C; 1,4 atm). Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp A (đktc) là (biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp A có hiệu suất 80% và than gồm Cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ):
A. 1,953 gam
B. 1,25 gam
C. 1,152 gam
D. 1,8 gam

Câu 31: Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3˚C; 1,4 atm). Nếu V = 6,16 lít, thì % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 40%; 10%; 50%
B. 35,55%; 10,25%; 54,20%
C. 42,86%; 15,37%; 41,77%
D. 36,36%; 9,09%; 54,55%

Câu 32: Hỗn hợp A gồm các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch NaOH, tạo dung dịch trong suốt. A có thể gồm:
A. Al, Zn, Cr, Mg, Na, Ca
B. K, Ba, Al, Zn, Be, Na
C. Al, Zn, Be, Sn, Pb, Cu
D. Cả A và B

Câu 33: Điện phân là:
A. Nhờ hiện diện dòng điện một chiều mà có sự phân ly tạo ion trong dung dịch hay chất điện ly nóng chảy.
B. Sự phân ly thành ion có mang điện tích của chất điện ly trong dung dịch hay chất điện ly ở trạng thái nóng chảy.
C. Nhờ hiện diện dòng điện mà các ion di chuyển về các điện cực trái dấu, cụ thể ion dương sẽ về cực âm và ion âm sẽ về cực dương làm cho dung dịch đang trung hòa điện trở thành lưỡng cực âm dương riêng.
D. Tất cả đều không đúng hay chưa nói lên bản chất của hiện tượng điện phân.

Câu 34: Đem điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), dùng điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, thấy có kim loại bám vào catot, ở catot không thấy xuất hiện bọt khí, ở anot thấy xuất hiện bọt khí và thu được 100 ml dung dịch có pH = 1. Đem cô cạn dung dịch này, sau đó đem nung nóng chất rắn thu được cho đến khối lượng không đổi thì thu được 2,16 gam một kim loại. Coi sự điện phân và các quá trình khác xảy ra với hiệu suất 100%. Trị số của C là:
A. 0,3M
B. 0,2M
C. 0,1M
D. 0,4M

Câu 35: Khi điện phân dung dịch chứa các ion: Ag+, Cu2+, Fe3+. Thứ tự các ion kim loại bị khử ở catot là:
A. Ag+ > Cu2+ > Fe3+
B. Fe3+ > Ag+ > Cu2+ > Fe2+
C. Ag+ > Fe3+ > Cu2+
D. Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+

Câu 36: Sự điện phân và sự điện ly có gì khác biệt?
A. Chỉ là hai từ khác nhau của cùng một hiện tượng là sự phân ly tạo ion của chất có thể phân ly thành ion được (đó là các muối tan, các bazơ tan trong dung dịch, các chất muối, bazơ, oxit kim loại nóng chảy).
B. Một đằng là sự oxi hóa khử nhờ hiện diện dòng điện, một đằng là sự phân ly tạo ion của chất có thể phân ly thành ion.
C. Sự điện phân là sự phân ly ion nhờ dòng điện, còn sự điện ly là sự phân ly ion nhờ dung môi hay nhiệt lượng (với các chất điện ly nóng chảy)
D. Cả B và C

Câu 37: Cấu hình electron của ion Fe3+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2
B. 1s22s22p63s23p63d5
C. 1s22s22p63s23p63d24s2
D. Tất cả đều sai

Câu 38: Một bình axit H2SO4 đặc 10 lít được pha loãng bằng nước thành dung dịch có nồng độ 0,5M. Độ điện ly của dung dịch H2SO4 này là 80%. Biết H2SO4 là axit mạnh hai nấc điện ly. Người ta đã pha loãng dung dịch H2SO4 bao nhiêu lần?
A. 10 lần
B. 20 lần
C. 50 lần
D. 100 lần

Câu 39: Một bình dung dịch NaOH có pH=12,75 ở 25˚C. Người đó đã pha loãng dung dịch NaOH bao nhiêu lần?
A. 5 lần
B. 10 lần
C. 100 lần
D. 1000 lần

Câu 40: Biết tích số ion của nước ở 25˚C là 1,0.10-14 (lúc này độ điện ly của nước là rất nhỏ). Độ điện ly của nước (% phân ly ion của nước) ở 25˚C là:
A. 1,8.10-7%
B. 2,5.10-7%
C. 1,0.10-14%
D. 2,5.10-14%

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)