Đề thi thử trắc nghiệm hóa phân tích – đề 19 là một bài kiểm tra quan trọng trong môn hóa phân tích dành cho sinh viên ngành Hóa học tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Đề thi này được thiết kế bởi TS. Lê Thị Thu Hằng, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu hóa phân tích. Để làm tốt bài thi, sinh viên cần nắm vững các kiến thức về phương pháp phân tích định tính và định lượng, cũng như cách áp dụng các kỹ thuật phân tích trong phòng thí nghiệm. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm ba, đặc biệt là những ai đã hoàn thành các học phần về hóa phân tích cơ bản. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay bây giờ!
Bộ Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 19 (có đáp án)
Câu 1: Tích số ion của nước ở 25˚C bằng 10⁻¹⁴. Trung bình trong bao nhiêu phân tử nước thì sẽ có một phân tử nước phân ly ion ở 25˚C?
A. Khoảng 10 triệu phân tử
B. Khoảng 555 triệu phân tử
C. Khoảng 1 tỉ phân tử
D. Khoảng trên 5 555 phân tử
Câu 2: pH của dung dịch HCl 10⁻⁷M sẽ có giá trị như thế nào?
A. pH = 7
B. pH > 7
C. pH < 7
D. Tất cả đều không phù hợp
Câu 3: Trị số chính xác pH của dung dịch HCl 10⁻⁷M là:
A. 7
B. 6,79
C. 7,21
D. 6,62
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch NaOH pH = 14 vào 200 ml dung dịch H₂SO₄ 0,25M. Thu được 400 ml dung dịch A. Trị số pH của dung dịch A bằng bao nhiêu?
A. 13,6
B. 1,4
C. 13,2
D. 13,4
Câu 5: Từ các cặp oxi hóa khử: Al³⁺/Al; Cu²⁺/Cu; Zn²⁺/Zn; Ag⁺/Ag, trong đó nồng độ các muối bằng nhau, đều bằng 1 mol/lít, số pin điện hóa học có thể tạo được tối đa bằng bao nhiêu?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 6: Nhúng một miếng kim loại X vào 200 ml dung dịch AgNO₃ 1M, sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng miếng kim loại có khối lượng tăng 15,2 gam. Cho biết tất cả kim loại bạc tạo ra đều bám vào miếng loại X. Kim loại X là:
A. Đồng
B. Sắt
C. Kẽm
D. Nhôm
Câu 7: Hai kim loại A, B đều có hóa trị II. Hòa tan hết 0,89 gam hỗn hợp hai kim loại này, trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 448 ml khí H₂ (đktc). Hai kim loại A, B là:
A. Mg, Ca
B. Zn, Fe
C. Ba, Fe
D. Mg, Zn
Câu 8: Lực tương tác nào khiến cho có sự tạo liên kết hóa học giữa các nguyên tử để tạo phân tử?
A. Giữa các nhân nguyên tử
B. Giữa các điện tử
C. Giữa điện tử với các nhân nguyên tử
D. Giữa proton và nhân nguyên tử
Câu 9: Cho x mol Al và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol Fe²⁺ và t mol Cu²⁺. Cho biết 2t/3 < x. Tìm điều kiện của y theo x, z, t để dung dịch thu được có chứa 3 loại ion kim loại. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. y < z – 3x/2 + t
B. y < z – 3x + t
C. y < 2z + 3x – t
D. y < 2z – 3x + 2t
Câu 10: Cho a mol Mg và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol Cu²⁺ và d mol Ag⁺. Sau khi phản ứng hoàn toàn, dung dịch thu được có chứa hai ion kim loại. Cho biết a > d/2. Tìm điều kiện của b theo a, c, d để được kết quả này.
A. b = (c + d – 2a)/2
B. b ≤ c – a – d/2
C. b ≥ c – a + d/2
D. b > c – a
Câu 11: Điện phân 100 ml dung dịch NaCl 0,5M, dùng điện cực trơ, có màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 1,25 A, thu được dung dịch NaOH có pH = 13. Hiệu suất điện phân 100%, thể tích dung dịch coi như không thay đổi. Thời gian đã điện phân là:
A. 12 phút
B. 12 phút 52 giây
C. 14 phút 12 giây
D. 10 phút 40 giây
Câu 12: Ion nào có bán kính lớn nhất trong các ion dưới đây?
A. Na⁺
B. K⁺
C. Mg²⁺
D. Ca²⁺
Câu 13: Hòa tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại là sắt, bạc và đồng bằng 203,4 ml dung dịch HNO₃ 20% (có khối lượng riêng 1,115 gam/ml) vừa đủ. Có 4,032 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc) và còn lại dung dịch B. Đem cô cạn dung dịch B, thu được m gam hỗn hợp ba muối khan. Trị số của m là:
A. 51,32 gam
B. 60,27 gam
C. 45,64 gam
D. 54,28 gam
Câu 14: Dẫn chậm V lít (đktc) hỗn hợp hai khí H₂ và CO qua ống sứ đựng 20,8 gam hỗn hợp gồm ba oxit là CuO, MgO và Fe₂O₃, đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí, hơi thoát ra không còn H₂ cũng như CO và hỗn hợp khí hơi này có khối lượng nhiều hơn khối lượng V lít hỗn hợp hai khí H₂, CO lúc đầu là 4,64 gam. Trong ống sứ còn chứa m gam hỗn hợp các chất rắn. Trị số của V là:
A. 5,600 lít
B. 2,912 lít
C. 6,496 lít
D. 3,584 lít
Câu 15: Dẫn chậm V lít (đktc) hỗn hợp hai khí H₂ và CO qua ống sứ đựng 20,8 gam hỗn hợp gồm ba oxit là CuO, MgO và Fe₂O₃, đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí, hơi thoát ra không còn H₂ cũng như CO và hỗn hợp khí hơi này có khối lượng nhiều hơn khối lượng V lít hỗn hợp hai khí H₂, CO lúc đầu là 4,64 gam. Trong ống sứ còn chứa m gam hỗn hợp các chất rắn. Trị số của m là:
A. 12,35 gam
B. 14,72 gam
C. 15,46 gam
D. 16,16 gam
Câu 16: Một người điều chế khí Clo bằng cách cho axit Clohiđric đậm đặc tác dụng với Mangan đioxit đun nóng. Nếu phản ứng hoàn toàn, khối lượng dung dịch HCl 36% cần dùng để điều chế được 2,5 gam khí Clo là bao nhiêu?
A. 5,15 gam
B. 14,28 gam
C. 19,40 gam
D. 26,40 gam
Câu 17: Không thể dùng NaOH rắn để làm khô các khí ẩm nào dưới đây?
A. CH₃NH₂; N₂
B. NH₃; CO
C. H₂; O₂
D. CO₂; SO₂
Câu 18: Dùng KOH rắn có thể làm khô các chất nào dưới đây?
A. SO₃; Cl₂
B. (CH₃)₃N; NH₃
C. NO₂; SO₂
D. Khí hiđrosunfua (H₂S) khí hiđroclorua (HCl)
Câu 19: Điện phân dung dịch NaCl, dùng điện cực trơ, có vách ngăn, thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Nếu tiếp tục điện phân 200 ml dung dịch này cho đến hết khí Clo thoát ra ở anot thì cần thời gian 386 giây, cường độ dòng điện 2 A. Hiệu suất điện phân 100%. Lượng muối ăn có trong dung dịch lúc đầu là bao nhiêu gam?
A. 2,808 gam
B. 1,638 gam
C. 1,17 gam
D. 1,404 gam
Câu 20: Cho 72,6 gam hỗn hợp ba muối CaCO₃, Na₂CO₃ và K₂CO₃ tác dụng hết với dung dịch HCl, có 13,44 lít khí CO₂ thoát ra ở đktc. Khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được bằng bao nhiêu?
A. 90 gam
B. 79,2 gam
C. 73,8 gam
D. Một trị số khác
Câu 21: Một miếng vàng hình hộp dẹp có kích thước 25,00mm x 40,00mm x 0,25mm có khối lượng 4,830 gam. Khối lượng riêng của vàng bằng bao nhiêu?
A. 11,34g/ml
B. 13,3g/ml
C. 19,3g/ml
D. 21,4g/ml
Câu 22: Cho dung dịch KHSO₄ vào lượng dư dung dịch Ba(HCO₃)₂.
A. Không hiện tượng gì vì không có phản ứng hóa học xảy ra
B. Có sủi bọt khí CO₂, tạo chất không tan BaSO₄, phần dung dịch có K₂SO₄ và H₂O
C. Có sủi bọt khí, tạo chất không tan BaSO₄, phần dung dịch có chứa KHCO₃ và H₂O
D. Có tạo hai chất không tan BaSO₄, BaCO₃, phần dung dịch chứa KHCO₃, H₂O
Câu 23: Ion M²⁺ có cấu hình electron là 1s² 2s² 2p⁶ 3s² 3p⁶
A. Trị số Z của M²⁺ bằng 20
B. Trị số Z của M²⁺ bằng 18
C. Nguyên tố M ở ô thứ 20, chu kỳ 3
D. M là một kim loại có tính khử mạnh, còn ion M²⁺ có tính oxi hóa mạnh
Câu 24: Khi sục từ từ khí CO₂ lượng dư vào dung dịch NaAlO₂, thu được:
A. Lúc đầu có tạo kết tủa (Al(OH)₃), sau đó kết tủa bị hòa tan (tạo Al(HCO₃)₃) và NaHCO₃
B. Có tạo kết tủa (Al(OH)₃), phần dung dịch chứa Na₂CO₃ và H₂O
C. Không có phản ứng xảy ra
D. Phần không tan là Al(OH)₃, phần dung dịch gồm NaHCO₃ và H₂O
Câu 25: KMnO₄ trong môi trường axit (như H₂SO₄) oxi hóa FeSO₄ tạo Fe₂(SO₄)₃, còn KMnO₄ bị khử tạo muối Mn²⁺. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO₄ nồng độ C (mol/l) làm mất màu vừa đủ 12 ml dung dịch KMnO₄ 0,1M, trong môi trường axit H₂SO₄. Trị số của C là:
A. 0,6M
B. 0,5M
C. 0,7M
D. 0,4M
Câu 26: Dung dịch muối X không làm đổi màu quì tím, dung dịch muối Y làm đổi màu quì tím hóa xanh. Đem trộn hai dung dịch thì thu được kết tủa. X, Y có thể là:
A. BaCl₂, CuSO₄
B. MgCl₂; Na₂CO₃
C. Ca(NO₃)₂, K₂CO₃
D. Ba(NO₃)₂, NaAlO₂
Câu 27: Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe₂(SO₄)₃ 1M và ZnSO₄ 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là:
A. 16,4 gam
B. 15,1 gam
C. 14,5 gam
D. 12,8 gam
Câu 28: Điện phân dung dịch muối nitrat của kim loại M, dùng điện cực trơ, cường độ dòng điện 2 A. Sau thời gian điện phân 4 giờ 1 phút 15 giây, không thấy khí tạo ở catot. Khối lượng catot tăng 9,75 gam. Sự điện phân có hiệu suất 100%, ion kim loại bị khử tạo thành kim loại bám hết vào catot. M là kim loại nào?
A. Kẽm
B. Sắt
C. Nhôm
D. Đồng
Câu 29: Giữa muối đicromat (Cr₂O₇²⁻), có màu đỏ da cam, và muối cromat (CrO₄²⁻), có màu vàng tươi, có sự cân bằng trong dung dịch nước như sau:
Cr₂O₇²⁻ + H₂O ←→ 2CrO₄²⁻ + 2H⁺
(màu đỏ da cam) (màu vàng tươi)
Nếu lấy ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat (K₂Cr₂O₇), cho từ từ dung dịch xút vào ống nghiệm trên thì sẽ có hiện tượng gì?
A. Thấy màu đỏ da cam nhạt dần do có sự pha loãng của dung dịch xút
B. Không thấy có hiện tượng gì lạ, vì không có xảy ra phản ứng
C. Hóa chất trong ống nghiệm nhiều dần, màu dung dịch trong ống nghiệm không đổi
D. Dung dịch chuyển dần sang màu vàng tươi
Câu 30: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ chứa a gam hỗn hợp A gồm CuO, Fe₂O₃ và MgO, đun nóng. Sau một thời gian, trong ống sứ còn lại b gam hỗn hợp chất rắn B. Cho hấp thụ hoàn toàn khí nào bị hấp thụ trong dung dịch Ba(OH)₂ dư của hỗn hợp khí thoát ra khỏi ống sứ, thu được x gam kết tủa. Biểu thức của a theo b, x là:
A. a = b – 16x/197
B. a = b + 16x/198
C. a = b – 0,09x
D. a = b + 0,09x
Câu 31: X là một nguyên tố hóa học. X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Ô thứ 35, chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm VII (VIIA)
B. Ô thứ 35, chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm V (VA)
C. Ô thứ 30, chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm II (IIA)
D. Ô thứ 30, chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm II (IIB)
Câu 32: Để phân biệt hai khí CO₂ và SO₂, người ta dùng:
A. Dung dịch nước vôi trong, CO₂ sẽ làm nước vôi đục còn SO₂ thì không
B. Dùng nước brom
C. Dùng dung dịch KMnO₄
D. Cả B và C
Câu 33: So sánh sự phân ly ion và sự dẫn điện giữa hai dung dịch CH₃COOH 0,1M và dung dịch CH₃COOH 1M.
A. Dung dịch CH₃COOH 0,1M phân ly ion tốt hơn và dẫn điện tốt hơn dung dịch CH₃COOH 1M.
B. Dung dịch CH₃COOH 0,1M phân ly ion tốt hơn dung dịch CH₃COOH 1M, nhưng dẫn điện kém hơn dung dịch CH₃COOH 1M.
C. Dung dịch CH₃COOH 1M phân ly ion khó hơn và dẫn điện kém hơn so với dung dịch CH₃COOH 0,1M. Vì dung dịch chất điện ly nào có nồng độ lớn thì độ điện ly nhỏ.
D. Cả A và C
Câu 34: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO₃)₃. Tìm điều kiện liện hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
A. b ≥ 2a
B. b = 2a/3
C. a ≥ 2b
D. b > 3a
Câu 35: Cho 32 gam NaOH vào 200 ml dung dịch H₃PO₄ 1,5M, sau khi phản ứng xong, đem cô cạn dung dịch, tổng khối lượng các muối khan có thể thu được là:
A. 43,3 gam
B. 75,4 gam
C. 47,0 gam
D. 49,2 gam
Câu 36: Cho 2,055 gam kim loại X vào lượng dư dung dịch CuCl₂, thấy có tạo một khí thoát ra và tạo 1,47 gam kết tủa. X là kim loại gì?
A. Na
B. K
C. Ca
D. Ba
Câu 37: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H₂SO₄ loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO₄ thì sẽ có hiện tượng gì?
A. Lượng khí bay ra không đổi
B. Lượng khí bay ra nhiều hơn
C. Lượng khí thoát ra ít hơn
D. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do kim loại đồng bao quanh miếng sắt)
Câu 38: Sục 9,52 lít SO₂ (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp: NaOH 1M – Ba(OH)₂ 0,5M – KOH 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 16,275 gam
B. 21,7 gam
C. 54,25 gam
D. 37,975 gam
Câu 39: Hỗn hợp A gồm các khí Cl₂, HCl và H₂. Cho 250 ml hỗn hợp A (đtc) vào lượng dư dung dịch KI, có 1,27 gam I₂ tạo ra. Phần khí thoát ra khỏi dung dịch KI có thể tích 80 ml (đktc). Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 40%; 25%; 35%
B. 42,5%; 24,6%; 39,5%
C. 44,8%; 23,2%; 32,0%
D. 50% ; 28%; 22%
Câu 40: Đem nung 14,52 gam một muối nitrat của một kim loại cho đến khối lượng không đổi, chất rắn còn lại là một oxit kim loại, có khối lượng giảm 9,72 gam so với muối nitrat. Kim loại trong muối nitrat trên là:
A. Cu
B. Zn
C. Ag
D. Fe
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.