Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi thử trắc nghiệm hóa phân tích – đề 2 là một trong những đề thi môn hóa phân tích đã được tổng hợp và biên soạn dành cho sinh viên ngành Hóa học của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề thi này được ra bởi ThS. Nguyễn Thị Lan Hương, một giảng viên dày dặn kinh nghiệm trong việc giảng dạy và nghiên cứu về hóa phân tích. Để làm tốt bài thi này, sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản về phân tích định tính và định lượng, cũng như phương pháp xử lý số liệu. Đề thi này phù hợp cho sinh viên năm thứ ba hoặc những ai đã hoàn thành các học phần liên quan đến hóa phân tích. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 2 (có đáp án)

Câu 1: Nồng độ phần trăm C% (tt/kl) được biểu thị:
A. số mg chất tan / 100 g dung dịch
B. số ml chất tan / 100 ml dung dịch
C. số lít chất tan / 100 g dung dịch
D. số ml chất tan / 100 g dung dịch

Câu 2: Nồng độ phần trăm C% (tt/tt) được biểu thị:
A. số ml chất tan / 100 ml dung dịch
B. số ml chất tan / 1000 ml dung dịch
C. số mg chất tan / 100 ml dung dịch
D. số ml chất tan / 100 g dung dịch

Câu 3: Nồng độ gam/lít được biểu thị:
A. số gam chất tan / 1000 ml dung dịch
B. số mg chất tan / 1000 ml dung dịch
C. số ml chất tan / 100 ml dung dịch
D. số ml chất tan / 1000 ml dung dịch

Câu 4: Số gam kali dicromat cần thiết để pha 250 ml dung dịch kali dicromat 2M là:
A. 138 g
B. 142 g
C. 147 g
D. 151 g

Câu 5: Tính nồng độ mol của một dung dịch ethanol (C₂H₅OH = 46). Biết rằng trong 85,0 ml dung dịch có chứa 1,7 g ethanol.
A. 0,45 M
B. 0,55 M
C. 0,67 M
D. 0,85 M

Câu 6: Cho biết nồng độ đương lượng của dung dịch H₂SO₄ 98% có d = 1,84 g/ml:
A. 36,8 N
B. 35,3 N
C. 28,5 N
D. 45 N

Câu 7: Đối tượng của phương pháp phân tích khối lượng là:
A. chất rắn
B. chất lỏng
C. chất lỏng và chất khí
D. chất rắn và chất lỏng

Câu 8: Phương pháp phân tích khối lượng dựa vào sự đo chính xác:
A. khối lượng của chất rắn cần xác định
B. khối lượng đơn chất được tách ra từ một hỗn hợp rắn
C. khối lượng hợp chất có thành phần không đổi
D. khối lượng của chất rắn cần xác định hoặc thành phần của nó được tách ra ở dạng tinh khiết hay hợp chất có thành phần xác định

Câu 9: Phương pháp áp dụng khi mẫu được làm bay hơi ở nhiệt độ thích hợp, khí bay ra được hấp thụ bằng một chất đã biết trước khối lượng được gọi là phương pháp:
A. tách
B. cất
C. kết tủa
D. điện trọng lượng

Câu 10: Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc là mẫu:
A. tác dụng với thuốc thử tạo chất ít tan
B. bị biến đổi thành cặn khi tiếp xúc với nhiệt
C. được tách ra dưới dạng tự do hay hợp chất bền
D. được tách ra và bá điện cực

Câu 11: Biểu thị kết quả trong phân tích khối lượng thường được tính theo:
A. P (g/l)
B. C% (kl/kl)
C. hàm lượng phần trăm dạng cân theo khối lượng mẫu
D. hàm lượng phần trăm của chất tách ra dưới dạng tự do theo khối lượng mẫu

Câu 12: Lượng thuốc thử cần dùng phải cho thừa ………………………….. so với tính toán theo lý thuyết là:
A. 5 – 10 %
B. 10 – 15%
C. 15 – 20%
D. 20 – 25 %

Câu 13: Bẩn tủa thường gặp trong kết tủa vô định hình là do hiện tượng:
A. cộng kết
B. hấp thụ
C. hấp lưu
D. nội hấp

Câu 14: Phương pháp phân tích thể tích là phương pháp dựa trên việc xác định:
A. khối lượng của chất chuẩn khi phản ứng với chất phân tích
B. thể tích chất chuẩn
C. lượng chất chuẩn bậc 1
D. lượng chất chuẩn bậc 2

Câu 15: Phương pháp phân tích thể tích được sử dụng rộng rãi vì:
A. ít tốn thời gian, ít tốn kém, kỹ thuật đơn giản
B. ít tốn thời gian, ít tốn kém, kỹ thuật đơn giản, chính xác
C. nhanh, tiện lợi, chính xác và có thể tự động hoá
D. tiện lợi, kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém và có thể tự động hoá

Câu 16: Việc chuẩn độ được thực hiện bằng cách thêm ………… vào dung dịch phân tích cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. dung dịch chuẩn
B. chất chuẩn bậc 1
C. chất chuẩn bậc 2
D. thuốc thử

Câu 17: Đặc điểm của một dung dịch chuẩn:
A. bền, có công thức xác định
B. không bị hút ẩm, khối lượng phân tử khá lớn
C. bền, phản ứng nhanh, hoàn toàn và phản ứng chọn lọc đối với mẫu
D. bền, phản ứng nhanh, hoàn toàn, phản ứng chọn lọc và có nồng độ xác định, ít tốn thời gian, ít tốn kém, kỹ thuật đơn giản

Câu 18: Quan niệm về acid base trong bài giảng này là theo thuyết của ………..
A. Langmuir
B. Lewis
C. Bronsted
D. Faraday

Câu 19: Theo thuyết acid base đã nêu trong bài, acid là những chất có khả năng ………. proton.
A. phân ly
B. cho
C. nhận
D. tham gia bắt giữ

Câu 20: Một base liên hợp với acid mạnh có lực ………..
A. trung bình
B. khá yếu
C. rất yếu
D. coi như bỏ qua

Câu 21: ……………..là dung dịch kháng lại sự thay đổi pH khi thêm acid hay base mạnh vào dung dịch hoặc là dung dịch mà khi pha loãng thì pH của dung dịch thay đổi ít.
A. Dung dịch kém phân cực
B. Dung dịch phân cực
C. Dung dịch đệm
D. Dung dịch phân ly

Câu 22: pH của dung dịch natri hydroxyd (0,19×10⁻³ mol.dm⁻³) là: ………. Xem NaOH như phân ly hoàn toàn.
A. 10,2
B. 7,3
C. 12,6
D. 11,1

Câu 23: Muối nào sau đây khi hoà tan vào nước sẽ cho một dung dịch có pH gần bằng 7?
A. Kali carbonat
B. Ammonium bromid
C. Natri nitrat
D. Natri cyanid

Câu 24: Một mẫu chứa 15,0 cm³ HCl được chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,0830 mol.dm⁻³. Điểm kết thúc đạt được sau khi thêm 19,2 cm³ NaOH. Nồng độ của HCl là bao nhiêu?
A. 0,178 mol.dm⁻³
B. 0,0648 mol.dm⁻³
C. 0,212 mol.dm⁻³
D. 0,106 mol.dm⁻³

Câu 25: Trong dung môi là acid, các chất tan là ………. sẽ khó phân ly hơn (vì giảm sự cho proton).
A. chất trao đổi ion
B. base
C. chất lưỡng tính
D. acid

Câu 26: H2O+H2O→H3O++OH−H_2O + H_2O \rightarrow H_3O^+ + OH^- , Knước=[H3O+][OH−][H2O]2K_nước = \frac{[H_3O^+][OH^-]}{[H_2O]^2} ; KnướcK_nước gọi là tích số ion của nước. Ở 25°C thì  =
A. 14
B. ± 14
C. ± 7
D. 7

Câu 27: Dung dịch chuẩn độ hay được sử dụng để định lượng base yếu trong môi trường khan nước là dung dịch:
A. acid percloric 0,1N / acid hydrocloric
B. acid percloric 0,1N / acid acetic
C. KOH/MeOH
D. acid percloric 0,1N / acid acetic khan

Câu 28: Phản ứng oxy hoá – khử là phản ứng tương ứng với sự trao đổi electron giữa hai hợp chất: một chất cho electron – gọi là chất …..A…. và một chất nhận electron – gọi là chất ….B…..
A. (A) = khử và (B) = oxy hoá
B. (A) = acid và (B) = base
C. (A) = acid liên hợp và (B) = base liên hợp
D. (A) = oxy hoá và (B) = khử

Câu 29: Chất khử và chất oxy hoá có thể là hai chất ….(A)…. [phản ứng hoá học] hoặc là một chất ….(B)… và một ….(C)…. mà thế được chọn thích hợp [phản ứng điện hoá].
A. (A) = trung tính; (B) = acid; (C) = base
B. (A) = hoá học; (B) = oxy hoá; (C) = khử
C. (A) = hoá học; (B) = hoá học; (C) = điện cực
D. (A) = lưỡng tính; (B) = hoá học; (C) = điện cực

Câu 30: Phản ứng oxy hoá – khử là phản ứng trao đổi ……. từ chất tham gia này sang chất tham gia kia.
A. H⁺
B. OH⁻
C. cation
D. electron

Câu 31: Phản ứng oxy hoá – khử tức là quá trình cho nhận … (A)… thường xảy ra …(B)… và đòi hỏi tăng nhiệt độ, thêm xúc tác.
A. (A) = electron và (B) = nhanh
B. (A) = proton và (B) = chậm
C. (A) = electron và (B) = chậm
D. (A) = proton và (B) = nhanh

Câu 32: Nếu dung dịch được pha loãng đầy đủ thì ………. và nồng độ có thể được dùng lẫn lộn.
A. đương lượng
B. chất điện ly
C. dung dịch đệm
D. hoạt độ

Câu 33: Theo quy ước, thế EoE^o của hydro bằng …… volt và thế của những hệ thống khác được xác định theo tỷ lệ của thế của điện cực này:
A. 0,00
B. 1,00
C. ± 1,00
D. ± 10,0

Câu 34: Một kim loại có thể cho những ion tương ứng với nhiều hoá trị. Ion có điện tích dương lớn nhất tương ứng với dạng … (A)… Ion có điện tích dương nhỏ nhất tương ứng với dạng … (B)….
A. (A) = khử và (B) = oxy hoá
B. (A) = oxy hoá và (B) = khử
C. (A) = acid và (B) = base
D. (A) = base và (B) = acid

Câu 35: Nếu những nồng độ ở dạng oxy hoá và dạng khử bằng nhau, thế được giữ trong điện cực = EoE^o và EoE^o. được gọi là …(A)… của hệ thống.
A. thế biểu kiến
B. thế cân bằng
C. thế chuẩn
D. điểm tương đương

Câu 36: Thế biểu kiến ảnh hưởng bởi:
A. pH
B. sự tạo phức
C. sự tạo thành kết tủa
D. cả ba câu trả lời trên

Câu 37: Thuốc thử KF chủ yếu gồm thành phần:
A. SO₂
B. C₆H₅N
C. MeOH
D. SO₂ + I₂ + C₆H₅N

Câu 38: Muốn có kết tủa:
A. [A]m⋅[B]n<TAmBn[A]^m \cdot [B]^n < T_{AmBn}
B. [A]m⋅[B]n=TAmBn[A]^m \cdot [B]^n = T_{AmBn}
C. [A]m⋅[B]n>TAmBn[A]^m \cdot [B]^n > T_{AmBn}
D. [A]m<TAmBn[A]^m < T_{AmBn}

Câu 39: Muốn có kết tủa tan được:
A. [A]m⋅[B]n<TAmBn[A]^m \cdot [B]^n < T_{AmBn}
B. [A]m⋅[B]n=TAmBn[A]^m \cdot [B]^n = T_{AmBn}
C.[A]m⋅[B]n>TAmBn[A]^m \cdot [B]^n > T_{AmBn}
D.[A]m<TAmBn[A]^m < T_{AmBn}

Câu 40: Công thức tính độ tan trong nước nguyên chất của chất điện ly ít tan dạng AB (cùng hoá trị):
A. SAB=1fTABS_{AB} = \frac{1}{f} \sqrt{T_{AB}}
B. SAB=TABS_{AB} = \sqrt{T_{AB}}
C.SAB=2TABS_{AB} = \sqrt{2T_{AB}}
D.SAB=1f2TABS_{AB} = \frac{1}{f} \sqrt{2T_{AB}}

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)