Trắc Nghiệm Huyết học – Truyền máu – đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Huyết học – Truyền máu
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Minh Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Huyết học – Truyền máu
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Minh Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Huyết học – Truyền máu – đề 1 là một đề thi thuộc môn Huyết học – Truyền máu, được thiết kế để kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên ngành Y khoa, Điều dưỡng, và Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Đề thi này tập trung vào các khái niệm cơ bản và chuyên sâu về huyết học, bao gồm thành phần của máu, các bệnh lý liên quan đến máu, quá trình đông máu, cùng với các kỹ thuật và quy trình trong truyền máu như nhóm máu, sàng lọc máu, và xử lý các tình huống truyền máu khẩn cấp. Đề thi được giảng dạy tại nhiều trường đại học y khoa uy tín như Đại học Y Dược TP.HCM (UMP), dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu, như PGS.TS. Lê Minh Hoàng, một chuyên gia hàng đầu với nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về các bệnh lý huyết học và quy trình truyền máu an toàn. Đề thi này phù hợp cho sinh viên từ năm thứ ba trở lên, giúp chuẩn bị cho các kỳ thi học phần và thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thử sức với đề thi này ngay để đánh giá kiến thức và nâng cao kỹ năng của bạn trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu!

Đề thi Trắc nghiệm Huyết học – Truyền máu – đề 1 (có đáp án)

Câu 1: Huyết học là một chuyên ngành có quan hệ mật thiết với:
A. Y học cơ sở
B. Y học lâm sàng
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai

Câu 2: Ý nào sau đây đúng về Phản ứng của máu:
A. Máu và tạo máu phản ứng nhạy bén với các quá trình bệnh lý khác nhau
B. Máu và tạo máu phản ứng chậm với các quá trình bệnh lý khác nhau
C. Máu và tạo máu ít phản ứng với các quá trình bệnh lý khác nhau
D. Máu và tạo máu không phản ứng với các quá trình bệnh lý khác nhau

Câu 3: Sự phản ứng nhạy bén của máu và quá trình tạo máu đối với các bệnh lý khác nhau được thể hiện bằng:
A. Thay đổi huyết học
B. Thay đổi tạo máu
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai

Câu 4: Sự phản ứng nhạy bén của máu và quá trình tạo máu đối với các bệnh lý khác nhau được thể hiện bằng những thay đổi huyết học và tạo máu nào sau đây:
A. Suy thận mạn thường biểu hiện thiếu máu do tăng erythropoietin
B. Suy thận mạn thường biểu hiện thiếu máu do giảm erythropoietin
C. Suy thận cấp thường biểu hiện thiếu máu do tăng erythropoietin
D. Suy thận cấp thường biểu hiện thiếu máu do giảm erythropoietin

Câu 5: Sự phản ứng nhạy bén của máu và quá trình tạo máu được thể hiện bằng những thay đổi huyết học và tạo máu nào sau đây:
A. Nhiễm trùng cấp thường có giảm bạch cầu trung tính
B. Nhiễm trùng cấp thường có tăng bạch cầu trung tính
C. Nhiễm trùng cấp thường có bạch cầu trung tính bình thường
D. Nhiễm trùng cấp thường có tăng tất cả dòng bạch cầu

Câu 6: Vai trò của các xét nghiệm huyết học cơ bản (tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng,…) đối với mọi bệnh nhân:
A. Chỉ cần thiết cho bệnh nhân huyết học
B. Bệnh nhân tim mạch cần thiết hơn bệnh nhân tiêu hóa
C. Bệnh nhân nội trú cần thiết hơn bệnh nhân ngoại trú
D. Cần thiết cho tất cả bệnh nhân

Câu 7: Theo dõi biến đổi huyết học trong quá trình điều trị giúp:
A. Đánh giá đáp ứng điều trị
B. Phát hiện biến chứng trong điều trị
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai

Câu 8: Cầm máu – đông máu là lĩnh vực cần thiết trong:
A. Hồi sức cấu cứu, sản khoa
B. Nhi khoa, tim mạch, gan mật
C. Trong thực hành lâm sàng nói chung
D. Cả A, B đúng

Câu 9: Nhà lâm sàng có thể yên tâm điều trị khi:
A. Đảm bảo các thăm dò chức năng đông – cầm máu
B. Đảm bảo các phương pháp điều trị ổn định chức năng đông – cầm máu
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai

Câu 10: Truyền máu có vai trò như thế nào trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện:
A. Quan trọng, là một dược phẩm quý chưa thể thay thế
B. Không quan trọng, có thể thay thế bằng phương pháp khác
C. Rất quan trọng, không thể không có
D. Tất cả đều sai

Câu 11: Muốn phát triển các lĩnh vực chuyên sâu như tim mạch, hồi sức cấp cứu, gan-mật, thận-tiết niệu, lâm sàng huyết học, nhi khoa, ghép tạng, ….Cần làm gì:
A. Đầu tư máy móc, kỹ thuật hiện đại
B. Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại
C. Xây dựng một ngân hàng máu chất lượng cao
D. Tập trung nghiên cứu khoa học

Câu 12: Khoa Huyết học cung cấp các chế phẩm máu đảm bảo yêu cầu điều trị, bên cạnh đó truyền máu còn trở thành phương pháp điều trị tích cực trong một số bệnh lý, đồng thời cần chú ý:
A. Kêu gọi hiến máu tích cực
B. Giá tiền các chế phẩm máu
C. Đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân nhận máu
D. Không lưu trữ tất cả các chế phẩm máu quá 48h

Câu 13: Trong tương lai, khi máu nhân tạo và các yếu tố đông máu tái tổ hợp phát triển, thì vai trò của truyền máu:
A. Cần thiết cho nhiều mục đích điều trị khác
B. Có thể loại bỏ hoàn toàn việc truyền máu trong điều trị
C. Thay thế dần dần đến một lúc sẽ loại bỏ việc truyền máu
D. Tất cả đều sai

Câu 14: Hệ thống tạo máu, miễn dịch, nội tiết và các yếu tố tham gia điều hòa nội mô tương tác với nhau và điều hòa thể dịch thông qua:
A. Thần kinh
B. Tủy xương
C. Thận
D. Máu

Câu 15: Máu và tạo máu có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể:
A. Hầu hết các chức năng trong cơ thể, rất cần thiết đối với bác sĩ để có cái nhìn tổng thể đối với bệnh lý cụ thể
B. Vai trò trong giai đoạn phôi thai và sơ sinh
C. Vai trò quan trọng đối với cơ quan hô hấp
D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Đối với y học cơ sở và cận lâm sàng như sinh lý bệnh miễn dịch, miễn dịch học, di truyền học, giải phẫu bệnh, sinh hóa, vi sinh, ung thư học,….. Vai trò của huyết học:
A. Cầu nối về cả lý thuyết lẫn thực hành
B. Là một khía cạnh riêng, không liên quan
C. Liên quan và kết nối ở một số mặt
D. Tất cả đều sai

Câu 17: Ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, biểu hiện lâm sàng chính: ban đỏ ngoài da. Quá trình bệnh lý chủ yếu diễn ra ở đâu:
A. Tủy xương
B. Hệ thống miễn dịch
C. Thận
D. Máu

Câu 18: Khi điều trị lupus ban đỏ (biểu hiện lâm sàng chính: ban đỏ ngoài da) cần chú ý điều gì:
A. Chỉ cần điều trị hình thái ban đỏ ngoài da
B. Giải quyết tổn thương huyết học
C. Thay máu
D. Truyền máu định kỳ

Câu 19: Huyết học là lĩnh vực y học nghiên cứu:
A. Sinh lý và bệnh lý của hệ thống máu – tạo máu
B. Máu và truyền máu
C. Quá trình tạo các chế phẩm máu
D. Tất cả đều đúng

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về môn huyết học – truyền máu:
A. Chỉ là môn học cơ sở
B. Chỉ là môn học lâm sàng
C. Vừa là môn học cơ sở và lâm sàng
D. Môn huyết học – truyền máu gồm 3 phần chính

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai về môn huyết học – truyền máu:
A. Gồm hai phần chính: huyết học và truyền máu
B. Hai phần huyết học và truyền máu gắn bó và liên hệ chặt chẽ với nhau
C. Vừa là môn học cơ sở, vừa là môn học lâm sàng
D. Tất cả đều sai

Câu 22: Môn huyết học – truyền máu gồm thành phần chính:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 23: Phần huyết học trong môn huyết học – truyền máu gồm mấy bộ phận chính:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 24: Phần truyền máu trong môn huyết học – truyền máu gồm mấy phần chính:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 25: Huyết học gồm 2 bộ phận, chọn câu đúng:
A. Huyết học lâm sàng và cận lâm sàng
B. Huyết học bệnh lành tính và bệnh ác tính
C. Huyết học bệnh mạn tính và cấp tính
D. Huyết học cơ bản và nâng cao

Câu 26: Hệ thống cận lâm sàng trong phần huyết học không bao gồm xét nghiệm gì:
A. Xét nghiệm tế bào học
B. Xét nghiệm đông cầm máu
C. Xét nghiệm di truyền học
D. Bệnh rối loạn đông máu

Câu 27: Xét nghiệm nào không thuộc hệ thống cận lâm sàng huyết học:
A. Hóa sinh
B. Sàng lọc bệnh nhiễm trùng
C. Vi sinh
D. Hóa tế bào

Câu 28: Hệ thống lâm sàng huyết học có trách nhiệm gì, chọn câu sai:
A. Điều trị bằng tế bào gốc
B. Thiếu máu các loại
C. Khám tuyển chọn bệnh và người cho máu
D. Bệnh máu tự miễn

Câu 29: Phần truyền máu bao gồm mấy bộ phận, chọn câu đúng:
A. Ngân hàng máu
B. Truyền máu lâm sàng
C. Người cho máu
D. Tất cả đều đúng

Câu 30: Bộ phận truyền máu lâm sàng có những trách nhiệm gì, chọn câu sai:
A. Phân phối máu
B. Chỉ định truyền máu tại giường bệnh
C. Lập kế hoạch nhu cầu máu
D. Phát máu an toàn

Câu 31: Vai trò của ngân hàng máu, chọn câu đúng:
A. Sản xuất các thành phần máu
B. Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ kỹ thuật viên
C. Phát máu an toàn
D. Sử dụng máu hợp lý

Câu 32: Trong ngân hàng máu hiện nay sàng lọc được bao nhiêu bệnh nhiễm trùng:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 33: Bệnh nào sau đây được sàng lọc bằng huyết thanh bệnh nhân, chọn câu sai:
A. HIV
B. HCV
C. Sốt rét
D. Sốt xuất huyết

Câu 34: Bệnh nhiễm trùng được sàng lọc trong ngân hàng máu, chọn câu sai:
A. Giang mai
B. Nhiễm trùng huyết
C. HBV
D. Sốt rét

Câu 35: Phát biểu đúng về: Bộ phận người cho máu trong phần truyền máu
A. Vận động cho máu
B. Lập kế hoạch cung cấp người cho máu
C. Tư vấn sức khỏe
D. Tất cả đều đúng

Câu 36: Các thành phần máu được tách ra từ đơn vị máu toàn phần, chọn câu đúng:
A. Khối hồng cầu
B. Khối tiểu cầu
C. Huyết tương tươi đông lạnh
D. Tất cả đều đúng

Câu 37: Thành phần huyết tương được tách chiết ra để truyền theo nhu cầu bệnh nhân, chọn câu sai:
A. Albumin
B. Gama-globulin
C. Huyết tương tươi đông lạnh
D. Câu a và b đều đúng

Câu 38: Bộ phận nào trong phần truyền máu có mối liên hệ quan trọng với nhau để đảm bảo truyền máu:
A. Người cho máu và truyền máu lâm sàng
B. Truyền máu lâm sàng và ngân hàng máu
C. Người cho máu và ngân hàng máu
D. Tất cả đều sai

Câu 39: Bộ phận nào có trách nhiệm làm phản ứng crossmatch trước khi truyền máu tại giường bệnh nhân:
A. Ngân hàng máu
B. Người cho máu
C. Truyền máu lâm sàng
D. Cả a và c đều đúng

Câu 40: Gen trị liệu là phương pháp điều trị:
A. Bệnh máu tự miễn
B. Bệnh máu di truyền
C. Bệnh máu ác tính
D. Tất cả đều đúng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)