Trắc Nghiệm Huyết học – Truyền máu – đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Huyết học – Truyền máu
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Minh Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Huyết học – Truyền máu
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Minh Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Huyết học – Truyền máu – đề 2 là một đề thi thuộc môn Huyết học – Truyền máu, được thiết kế để kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên ngành Y khoa, Điều dưỡng, và Kỹ thuật Xét nghiệm Y học. Đề thi này tập trung vào các khái niệm cơ bản và chuyên sâu về huyết học, bao gồm thành phần của máu, các bệnh lý liên quan đến máu, quá trình đông máu, cùng với các kỹ thuật và quy trình trong truyền máu như nhóm máu, sàng lọc máu, và xử lý các tình huống truyền máu khẩn cấp. Đề thi được giảng dạy tại nhiều trường đại học y khoa uy tín như Đại học Y Dược TP.HCM (UMP), dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu, như PGS.TS. Lê Minh Hoàng, một chuyên gia hàng đầu với nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về các bệnh lý huyết học và quy trình truyền máu an toàn. Đề thi này phù hợp cho sinh viên từ năm thứ ba trở lên, giúp chuẩn bị cho các kỳ thi học phần và thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thử sức với đề thi này ngay để đánh giá kiến thức và nâng cao kỹ năng của bạn trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu!

Đề thi Trắc nghiệm Huyết học – Truyền máu – đề 2 (có đáp án)

Câu 1: Chọn câu đúng Sử dụng Granulocyte – Colony Stimulating Factor:
A. Sử dụng Granulocyte – Colony Stimulating Factor để kích thích tạo cụm tế bào dòng bạch cầu hạt
B. Sử dụng Granulocyte – Colony Stimulating Factor để kích thích tạo cụm tế bào dòng bạch cầu mono
C. Sử dụng Granulocyte – Colony Stimulating Factor để ức chế tạo cụm tế bào dòng bạch cầu hạt
D. Sử dụng Granulocyte – Colony Stimulating Factor để ức chế tạo cụm tế bào dòng bạch cầu mono

Câu 2: Các tiến bộ trong điều trị bệnh máu tự miễn bao gồm:
A. Ức chế miễn dịch, cắt lách, kháng thể đơn dòng-CD20
B. Ức chế miễn dịch, cắt lách, gen trị liệu
C. Gen trị liệu, ức chế miễn dịch, kháng thể đơn dòng CD-20
D. Cắt lách, kháng thể đơn dòng CD-20, gen trị liệu.

Câu 3: Chất được sử dụng để kích thích tạo máu chọn câu sai:
A. G-CSF
B. GM-CSF
C. M-CSF
D. EPO

Câu 4: Dấu ấn miễn dịch màng tế bào của Lympho T, ngoại trừ:
A. CD3
B. CD4
C. CD8
D. CD10

Câu 5: Điều trị bệnh ác tính về máu, chọn câu sai:
A. Điều trị trúng đích
B. Đa hóa trị liệu tia xạ
C. Cắt lách
D. Sử dụng EPO

Câu 6: G – CSF là chất kích thích tạo:
A. Cụm tế bào dòng bạch cầu hạt
B. Cụm tế bào dòng bạch cầu hạt và mono
C. Hồng cầu
D. Tiểu cầu

Câu 7: Tiến bộ về chẩn đoán bệnh huyết học, ngoại trừ:
A. Xác định dòng tế bào qua nhuộm hóa học tế bào
B. Nhuộm hóa mô miễn dịch
C. Giải trình tự gen
D. Kháng thể đơn dòng anti- CD20

Câu 8: Các bất thường liên quan đến hemoglobin phát hiện tốt nhất dựa vào kĩ thuật nào:
A. Các kĩ thuật khảo sát tế bào và mô học
B. Các kĩ thuật miễn dịch
C. Các kĩ thuật sinh học phân tử
D. Các kĩ thuật di truyền học

Câu 9: Chế phẩm anti-CD20 trong điều trị bệnh máu tự miễn:
A. Rituximab
B. Nplate
C. Engerix B
D. Pentaxim

Câu 10: Biệt dược của EPO trên thị trường:
A. EPREX
B. EPO
C. Nplate
D. Pramacta

Câu 11: Yếu tố kích thích tạo cụm tế bào dòng bạch cầu hạt và mono:
A. G-CSF
B. GM-CSF
C. TPO
D. EPO

Câu 12: Phương pháp tối ưu nhất điều trị bệnh ác tính về máu:
A. Giúp tế bào gốc tạo máu
B. Truyền máu
C. Đa hóa trị liệu-tia xạ
D. Điều trị trúng đích

Câu 13: Biện pháp điều trị bệnh máu tự miễn, ngoại trừ:
A. Ức chế miễn dịch
B. Cắt lách
C. Kháng thể đơn dòng anti-CD20
D. Ghép tế bào gốc

Câu 14: Dấu ấn miễn dịch màng tế bào gốc:
A. CD34
B. CD56
C. CD16
D. CD33

Câu 15: Nhuộm PAS nhằm xác định:
A. Dòng tiểu cầu
B. Tế bào dòng tủy
C. Tế bào dòng lympho
D. Dòng bạch cầu mono

Câu 16: Các kỹ thuật khảo sát tế bào và mô học, ngoại trừ:
A. Số lượng và hình thái tế bào máu
B. Xác định dòng tế bào qua nhuộm hóa học tế bào
C. Nhuộm hóa mô miễn dịch
D. Sinh thiết tổ chức tạo máu

Câu 17: Thành phần máu nào có thể được bảo quản?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu hạt
C. Tiểu cầu
D. Tất cả các thành phần trên

Câu 18: Hồng cầu thường được bảo quản bao nhiêu ngày:
A. 40 ngày
B. 41 ngày
C. 42 ngày
D. Tất cả đều sai

Câu 19: Tuổi thọ của tiểu cầu được bảo quản thời hạn sử dụng bao lâu:
A. 120 ngày
B. 60 ngày
C. 1 tháng
D. 5 ngày

Câu 20: Áp dụng các kỹ thuật mới để bảo quản các thành phần máu thì hồng cầu đông lạnh được bảo quản tối đa trong thời gian bao lâu:
A. >5 năm
B. >10 năm
C. >15 năm
D. >20 năm

Câu 21: Nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại:
A. Chỉ truyền thành phần thiếu
B. Truyền máu toàn phần
C. Có thể truyền thành phần thiếu hoặc truyền máu toàn phần
D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Với các kỹ thuật mới các thành phần máu nào sau đây có thể được bảo quản ngoại trừ:
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu hạt
C. Bạch cầu mono
D. Tiểu cầu

Câu 23: Máu toàn phần có thể sử dụng truyền máu?
A. Đúng
B. Sai

Câu 24: Là dược phẩm quý không thể thay thế được trong lâm sàng là:
A. Truyền máu
B. Truyền dịch
C. Truyền huyết tương
D. Truyền đạm

Câu 25: Khi thiếu các thành phần máu ta có thể sử dụng các thành phần máu khác nhau để truyền:
A. Đúng
B. Sai

Câu 26: HLA là viết tắt của cụm từ nào?
A. Human Leukocyte Antigen
B. Human Leucin Antigen
C. Human Late Antigen
D. Human Lithium Antigen

Câu 27: So sánh thời gian bảo quản của thành phần máu nào sau đây là đúng:
A. Hồng cầu dài hơn tiểu cầu
B. Hồng cầu ngắn hơn bạch cầu hạt
C. Tiểu cầu dài hơn huyết tương, tủa lạnh
D. Bạch cầu hạt dài hơn tiểu cầu

Câu 28: HPA là viết tắt của cụm từ nào?
A. Human Platelet Antigen
B. Human Paller Antigen
C. Human Product Antigen
D. Human Photphate Antigen

Câu 29: Thành phần nào thời gian bảo quản ngắn nhất:
A. Bạch cầu hạt
B. Hồng cầu
C. Tiểu cầu
D. Huyết tương

Câu 30: Kháng nguyên nào nằm trên tiểu cầu:
A. HRA
B. HPA
C. HLA
D. HPA

Câu 31: Kháng nguyên nào nằm trên hồng cầu ngoại trừ:
A. Lewis
B. Kidd
C. Kell
D. Rhesush

Câu 32: Tủa lạnh được sản xuất trực tiếp từ:
A. Máu toàn phần
B. Tập hợp huyết tương của 30.000 người cho
C. Huyết tương tươi đông lạnh
D. Huyết tương giàu tiểu cầu

Câu 33: Chọn nhóm máu nào sau đây khi bệnh nhân cần truyền máu gấp:
A. O và Rh (-)
B. O và Rh (+)
C. A và Rh (-)
D. B và Rh (+)

Câu 34: Bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá có nhóm máu A, cần truyền máu. Anh, chị chọn loại máu nào để truyền theo thứ tự ưu tiên:
A. Nhóm máu O, nhóm máu A
B. Nhóm máu A, nhóm máu O
C. Nhóm máu AB, nhóm máu O
D. Nhóm máu O, nhóm máu AB

Câu 35: Huyết tương, tủa lạnh bảo quản được 24 tháng với điều kiện nhiệt độ là bao nhiêu:
A. 00C
B. 350C
C. – 350C
D. Tất cả điều sai

Câu 36: Tác động của bạch cầu trong truyền máu:
A. Gây bệnh truyền nhiễm khi truyền máu
B. Tác động xấu đến máu trong quá trình bảo quản
C. Gây nhiều phản ứng truyền máu
D. Tất cả đều đúng

Câu 37: Lọc bạch cầu trước khi bảo quản bằng:
A. Bộ lọc bạch cầu
B. Chiếu tia xạ
C. a, b đúng
D. a, b sai

Câu 38: Tác nhân gây nhiễm trùng do truyền máu:
A. HIV
B. HBV
C. HCV
D. Tất cả điều đúng

Câu 39: Phương pháp sàng lọc phát hiện bệnh nhiễm trùng do truyền máu:
A. Ngưng kết hạt gelatin
B. Ngưng kết hạt latex
C. a, b đúng
D. a,b sai

Câu 40: Những tế bào máu đầu tiên ở người hình thành ở cơ quan nào?
A. Gan
B. Lách
C. Tủy xương
D. Túi noãn hoàng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)