Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

Làm bài thi

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8: Bài 2: Phản ứng hóa học là một trong những đề thi thuộc Chương 1: Phản ứng hóa học trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Đây là phần kiến thức nền tảng đầu tiên mà học sinh cần nắm vững để học tốt môn Hóa học ở lớp 8.

Bài 2: Phản ứng hóa học, học sinh sẽ được làm quen với khái niệm phản ứng hóa học, cách nhận biết khi nào xảy ra phản ứng, dấu hiệu của phản ứng hóa học và bản chất của sự biến đổi chất trong phản ứng. Trọng tâm cần nắm trong chương này bao gồm: sự thay đổi về chất trong phản ứng, vai trò của chất tham gia và chất sản phẩm, đồng thời biết cách viết sơ lược phương trình phản ứng đơn giản. Đây là nền tảng quan trọng để học tốt các bài học tiếp theo như định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học

Câu 1: Phản ứng giữa hydrogen và oxygen tạo thành nước được mô tả như sau:
Hydrogen + Oxygen → Nước
Chất tham gia phản ứng là
A. Hydrogen, nước.
B. Hydrogen, oxygen.
C. Oxygen, nước.
D. Nước.

Câu 2: Phản ứng hóa học là
A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.
B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
C. sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.
D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Câu 3: Cho phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ như sau:
Sodium + Oxygen → Sodium oxide
Sản phẩm của phản ứng là
A. Sodium.
B. Oxygen.
C. Sodium oxide.
D. Sodium và oxygen.

Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có đặc điểm?
A. Giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường.
B. Chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. Chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường.
D. Các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.

Câu 5: Cho phát biểu: “Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia……….. với nhau. Nhiều phản ứng để xảy ra cần phải thêm điều kiện là đun nóng. Một số phản ứng muốn xảy ra nhanh hơn cần có thêm xúc tác…”.
Từ/ cụm từ còn thiếu trong phát biểu trên là
A. liên kết.
B. tiếp xúc.
C. phản ứng.
D. hoá hợp.

Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây có thể chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Sự thay đổi về màu sắc.
B. Xuất hiện chất khí hoặc xuất hiện kết tủa.
C. Có sự toả nhiệt và phát sáng.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.

Câu 7: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.

Câu 8: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nung đá vôi.
B. Phản ứng đốt cháy khí gas.
C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước.
D. Phản ứng phân hủy đường.

Câu 9: Quá trình nào sau đây là quá trình thu nhiệt?
A. Đốt cháy cồn.
B. Hoà tan phân đạm urea vào nước làm cho nước trở nên lạnh.
C. Đốt cháy mẩu giấy.
D. Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

Câu 10: Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?
A. khối lượng các nguyên tử.
B. số lượng các nguyên tử.
C. liên kết giữa các nguyên tử.
D. thành phần các nguyên tố.

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Sáng sớm có sương đọng trên lá cây.
B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
C. Cháy rừng vào mùa khô.
D. Sau cơn mưa, nước trên đường khô dần.

Câu 12: Cho bột kẽm (zinc) vào dung dịch hydrochloric acid thấy bột kẽm tan dần, có nhiều bọt khí thoát ra, tạo thành dung dịch zinc chloride và khí hydrogen. Dấu hiệu chứng tỏ phản ứng đã xảy ra (có thể quan sát được) là
A. bột kẽm tan dần, có bọt khí thoát ra.
B. tạo thành dung dịch zinc chloride.
C. có sự tạo thành chất không tan.
D. lượng acid giảm dần.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ.
B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.
C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ.
D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn.

Câu 14: Quá trình nào sau đây xảy ra sự biến đổi hoá học?
A. Hoà tan muối ăn vào nước được dung dịch nước muối.
B. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.
C. Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.
D. Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.

Câu 15: Quá trình sản xuất vôi sống (CaO) từ đá vôi (thành phần chính là  CaCO₃) gồm hai công đoạn:
– Công đoạn 1: nghiền đá vôi thành nhiều viên nhỏ.
– Công đoạn 2: các viên đá vôi nhỏ được cho vào lò nung nóng để thu được vôi sống và giải phóng khí CO₂.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình sản xuất vôi chỉ xảy ra sự biến đổi hoá học.
B. Quá trình xảy ra ở công đoạn 2 là sự biến đổi hoá học.
C. Một trong các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là có khí CO₂.
D. Phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra là: Đá vôi → Vôi sống + Khí carbon dioxide.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: