Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Làm bài thi

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8: Bài 29: Sự nở vì nhiệt là một trong những đề thi thuộc Chương 6 – Nhiệt trong chương trình Khoa học tự nhiên 8.

Trong bài học này, học sinh sẽ được tìm hiểu về hiện tượng sự nở vì nhiệt – một đặc điểm quan trọng của chất rắn, lỏng và khí khi nhiệt độ thay đổi. Đây là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên và đời sống, từ việc dây điện bị chùng xuống vào mùa hè đến các khe giãn nở trên đường ray tàu hỏa. Nắm vững kiến thức này giúp học sinh không chỉ hiểu các hiện tượng vật lý thường gặp mà còn biết cách ứng dụng vào thực tiễn một cách hợp lý và an toàn.

Đề trắc nghiệm xoay quanh các nội dung như: đặc điểm sự nở vì nhiệt của các thể, so sánh mức độ nở của chất rắn, lỏng, khí, và vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây là phần kiến thức trọng tâm, góp phần rèn luyện tư duy quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng khoa học.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Câu 1: Chọn câu phát biểu sai.
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khí nở vì nhiệt … chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt … chất rắn.
A. nhiều hơn – ít hơn.
B. nhiều hơn – nhiều hơn.
C. ít hơn – nhiều hơn.
D. ít hơn – ít hơn.

Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng, khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng.
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 5: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 6: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì
A. chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
B. chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. chỉ có chiều cao tăng.
D. chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 7: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.

Câu 9: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?
A. Vì răng dễ vỡ.
B. Vì răng dễ bị ố vàng.
C. Vì răng dễ bị sâu.
D. Vì men răng dễ bị rạn nứt.

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong một bình không đậy nút?
A. Khối lượng của lượng khí tăng.
B. Thể tích của lượng khí tăng.
C. Khối lượng riêng của lượng khí giảm.
D. Cả ba đại lượng trên đều không thay đổi.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: