Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng là một trong những đề thi thuộc môn Ký Sinh Trùng học dành cho sinh viên ngành Y khoa của các trường đại học có chương trình đào tạo về Y học, như Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này thường do các giảng viên chuyên ngành Ký Sinh Trùng ra đề, ví dụ như ThS. BS. Trần Văn Quang, một giảng viên uy tín tại khoa Ký Sinh Trùng của trường. Đề thi giúp sinh viên ôn tập và kiểm tra kiến thức về vòng đời của các loài ký sinh, các bệnh lý liên quan, và phương pháp phòng ngừa. Đối tượng của đề thi thường là sinh viên năm 3, khi bắt đầu học chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và tác nhân ký sinh.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia kiểm tra ngay lập tức!
Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Đề 4
Câu 1: Sán lá ký sinh ở người dưới dạng:
A. Nang sán (kén)
B. Sán trưởng thành
C. Ấu trùng giai đoạn 1
D. Ấu trùng giai đoạn 2
Câu 2: Chẩn đoán xác định người bệnh Trichuris trichiura dựa vào:
A. Xét nghiệm máu thấy hồng cầu giảm, bạch cầu toan tính tăng.
B. Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật trực tiếp và phong phú.
C. Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật trực tiếp và phong phú.
D. Cấy phân bằng kỹ thuật cấy trên giấy thấm
Câu 3: Chu kỳ của sán lá nói chung rất phức tạp, cần nhiều vật chủ:
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Người bị nhiễm Trichuris trichiura do:
A. Nuốt phải ấu trùng có trong rau sống
B. Nuốt phải trứng giun mới đẻ có trong nước uống
C. Nuốt phải trứng giun còn đủ 2 nút nhầy
D. Nuốt phải trứng giun đã có ấu trùng trong trứng
Câu 5: Loại giun sán nào có chu kỳ phát triển theo sơ đồ sau:
A. Giun đũa
B. Giun móc
C. Giun tóc
D. Sán lá
Câu 6: Đường xâm nhập của giun tóc vào cơ thể là:
A. Đường tiêu hoá
B. Da
C. Máu
D. Hô hấp
Câu 7: Giun tóc trửơng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Ruột non
C. Đường mật
D. Đường bạch huyết
Câu 8: Trứng của sán lá gan nhỏ có đặc điểm:
A. Màu vàng, giống quả đu đủ có nắp, có gai nhỏ phía sau
B. Màu vàng, giống quả cau, không có nắp, có gai nhỏ phía sau
C. Màu vàng, giống quả cau, có nắp, có gai nhỏ phía sau
D. Màu xám, giống quả đu đủ, có nắp, có gai nhỏ phía sau
Câu 9: Người bị nhiễm giun tóc có thể do:
A. Ăn tôm cua sống
B. Ăn thịt lợn tái
C. Ăn cá gỏi
D. Ăn rau sống, trái cây
Câu 10: Kích thước của trứng sán lá gan nhỏ:
A. (10×20) μm
B. (20×27) μm
C. (30×40) μm
D. (40×60) μm
Câu 11: Giun tóc có chu kỳ thuộc kiểu chu kỳ:
A. Đơn giản
B. Phức tạp
C. Phải có điều kiện yếm khí
D. Cần môi trường nước
Câu 12: Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ chính là:
A. Cá rô
B. Cá chép
C. Cá giếc
D. Người
Câu 13: Trong điều trị giun tóc có thể dùng thuốc:
A. Quinin
B. Diethyl Carbamazine
C. Albendazole
D. Yomesan
Câu 14: Thức ăn của giun tóc là:
A. Dưỡng chất trong ruột
B. Máu
C. Bạch huyết
D. Mật
Câu 15: Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ I là:
A. Các loài ốc thuộc giống Bythinia, Bulimus
B. Cá rô
C. Cá trê
D. Cá trắm cỏ
Câu 16: Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ II là:
A. Tôm
B. Cua
C. Ốc
D. Cá nước ngọt
Câu 17: Phòng bệnh giun tóc cần làm những điều nầy, ngoại trừ:
A. Không ăn thịt bò tái
B. Rữa tay trước khi ăn, sau khi đi cầu
C. Không ăn rau sống
D. Không phóng uế bừa bải
Câu 18: Trong cơ thể người, sán lá gan nhỏ ký sinh ở vị trí nào sau đây:
A. Gan hoặc ống mật
B. Túi mật
C. Ống mật chủ
D. Thuỳ gan trái
Câu 19: Số lượng máu giun tóc hút hằng ngày:
A. 0,12ml/con/ngày
B. 0,2ml/con/ngày
C. 0,05ml/con/ngày
D. 0,005ml/con/ngày.
Câu 20: Các đặc điểm sau về chu kỳ của sán lá gan nhỏ đều đúng, ngoại trừ:
A. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong gan và đẻ trứng, trứng theo ống dẫn mật vào ruột và theo phân ra ngoài
B. Trứng rơi vào môi trường nước và phát triển thành ấu trùng lông
C. Người hoặc động vật (chó, mèo) uống nước lã có ấu trùng lông sẽ bị bệnh
D. Ấu trùng lông đến ký sinh ở ốc Bythinia, sau 3 tuần, phát triển thành vi ấu trùng
Câu 21: Vị trí ký sinh bình thường của giun tóc là:
A. Tá tràng
B. Hổng tràng
C. Hồi tràng
D. Manh tràng
Câu 22: Thời gian từ khi người ăn phải nang trùng của sán lá gan nhỏ chưa nấu chín đến khi phát triển thành con trưởng thành là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
Câu 23: Thời gian ký sinh trong cơ thể người của sán lá gan nhỏ:
A. 1-10 năm
B. 11-20 năm
C. 21-29 năm
D. 30-40 năm
Câu 24: Thời gian từ lúc người nuốt trừng giun tóc đến lúc phát triễn thành giun trưởng thành trong ruột là:
A. 60-75 ngày
B. 55-60 ngày
C. 30-45 ngày
D. 20-25 ngày
Câu 25: Người bị bệnh sán lá gan nhỏ do ăn:
A. Thịt bò tái
B. Nem thịt lợn
C. Gỏi cá giếc
D. Cua đá nướng
Câu 26: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ hiện nay ở Việt Nam khoảng:
A. 1-2 %
B. 3-5%
C. 6-8%
D. 9-11%
Câu 27: Người bị nhiễm giun tóc ít tháng không gây triệu chứng nhưng trường hợp nặng có thể có triệu chứng :
– Thiếu máu nhược sắt – Tiêu chảy giống lỵ – Sa trực tràng
A. Đúng
B. Sai
Câu 28: Trong cơ thể người giun tóc có chu kỳ phát triển giống giun móc nhưng giun tóc không sống ở tá tràng mà chỉ sống ở đại tràng
A. Đúng
B. sai
Câu 29: Giun đũa và giun tóc có cách phòng bệnh giống nhau
A. Đúng
B. sai
Câu 30: Giun tóc có thể gây chết người
A. Đúng
B. sai
Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Đề 1
Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Đề 2
Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Đề 3
Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Đề 4
Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng – Đề 5

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.