Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Năm thi: 2022
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Hồng Phấn
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 35 câu
Đối tượng thi: Sinh Viên Ngành Y
Năm thi: 2022
Môn học: Vi Ký Sinh
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Hồng Phấn
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 35 câu
Đối tượng thi: Sinh Viên Ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Giun Sán là một phần của môn Ký sinh trùng học, tập trung vào việc kiểm tra kiến thức về các loại giun sán, vòng đời, cách lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa các bệnh do giun sán gây ra. Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Y Dược TP.HCM, nhằm giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong thực tế. Đề thi được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có PGS.TS. Lê Thị Hồng Phấn, người đã có nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng giun sán. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm 3, ngành Y học dự phòng và Điều dưỡng, giúp họ củng cố kiến thức trước khi thực tập lâm sàng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết về đề thi này và tham gia kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Câu 1: Giun hình ống (NEMATODA) là tên gọi để chỉ:
A. Các loại giun tròn ký sinh đường ruột
B. Các loại giun ký sinh ở người.
C. Các loại giun ký sinh ở người và thú.
D. Các loại giun có thân tròn và dài, ký sinh hoặc không ký sinh.
E. Các loại giun ký sinh hoặc không ký sinh ở người.

Câu 2: Ý nghĩa của hiện tượng giun lạc chỗ trong ký chủ là:
A. Giúp chứng minh một chu trình mới của giun trong ký chủ.
B. Giúp cho chẩn đoán lâm sàng tốt hơn.
C. Giải thích được các định vị bất thường của giun trong chẩn đoán.
D. Giúp tìm ra một biện pháp tốt trong dự phòng.
E. Giúp cho xét nghiệm chọn được kỷ thuật phù hợp.

Câu 3: Biểu hiện rối loạn tiêu hoá của các loại giun ký sinh đường ruột là yếu tố điển hình để chẩn đoán bệnh giun đường ruột.
A. Đúng vì giun ký sinh đường ruột sẽ gây nên các kích thích làm rối loạn nhu động ruột.
B. Sai vì không phải tất cả các loại giun đường ruột đều gây rối loạn tiêu hoá.
C. Đúng vì giun đường ruột hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột sẽ làm rối loạn hấp thu của ruột.
D. Sai vì không chỉ có giun ký sinh đường ruột mới biểu hiện lâm sàng bằng rối loạn tiêu hoá.
E. Đúng nếu kết hợp với yếu tố dịch tể.

Câu 4: Ascaris lumbricoides là loại giun:
A. Có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường.
B. Có kích thước to, hình giống chiếc đũa ăn cơm.
C. Hình dáng giống cây roi của người luyện võ.
D. Kích thước nhỏ như cây kim may.
E. Giun đực và cái thường cuộn vào nhau như đám chỉ rối.

Câu 5: Người bị nhiễm Ascaris lumbricoides khi:
A. Nuốt phải trứng giun đũa có ấu trùng giun có trong thức ăn, thức uống.
B. Ấu trùng chui qua da vào máu đến ruột ký sinh.
C. Ăn phải thịt heo có chứa ấu trùng còn sống.
D. Muỗi hút máu truyền ấu trùng qua da.
E. Nuốt phải ấu trùng có trong rau sống.

Câu 6: Một trứng Ascaris lumbricoides có mang tính chất gây nhiễm khi:
A. Trứng giun đã thụ tinh.
B. Trứng giun phải còn lớp vỏ albumin bên ngoài.
C. Trứng giun phải có ấu trùng đã phát triển hoàn chỉnh bên trong trứng.
D. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất trên 30 ngày.
E. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất 20 ngày.

Câu 7: Định vị lạc chỗ của Ascaris lumbricoides trưởng thành có thể gặp ở các cơ quan sau đây, ngoại trừ:
A. Ruột thừa
B. Ống mật chủ
C. Gan.
D. Ống tuỵ
E. Lách.

Câu 8: Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng Ascaris lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm sàng là:
A. Rối loạn tiêu hoá.
B. Rối loạn tuần hoàn
C. Hội chứng Loeffler.
D. Hội chứng suy dinh dưỡng.
E. Hội chứng thiếu máu.

Câu 9: Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm bệnh Ascaris lumbricoides bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hoá.
B. Biểu hiện sự tắc ruột.
C. Biểu hiện của hội chứng Loeffler.
D. Xét nghiệm máu tìm thấy bạch cầu toan tính tăng cao.

Câu 10: Chẩn đoán xác định trên lâm sàng người bị nhiễm bệnh Ascaris lumbricoides khi:
A. Có biểu hiện rối loạn tiêu hoá.
B. Có biểu hiện của tắc ruột.
C. Người bệnh ói ra giun.
D. Có suy dinh dưỡng ở trẻ em.
E. Ở trẻ em có bụng to, xanh xao.

Câu 11: Trong phòng chống bệnh Ascaris lumbricoides, biện pháp không thực hiện là:
A. Giáo dục sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
B. Điều trị hàng loạt, đồng thời cho những người nhiễm giun
C. Ăn uống đúng vệ sinh.
D. Dùng thuốc diệt giai đoạn ấu trùng trong cơ thể.
E. Không dùng phân tươi trong canh tác.

Câu 12: Người bị nhiễm giun đũa có thể do:
A. Ăn cá gỏi
B. Ăn tôm cua sống
C. Ăn thịt lợn tái
D. Ăn thịt bò tái
E. Ăn rau quả tươi không sạch.

Câu 13: Đường xâm nhập của bệnh giun đũa vào cơ thể là:
A. Đường sinh dục
B. Đường hô hấp
C. Đường da, niêm mạc
D. Đường máu
E. Đường tiêu hoá.

Câu 14: Giun đũa có chu kỳ thuộc kiểu:
A. Đơn giản
B. Phức tạp
C. Phải qua nhiều vật chủ trung gian
D. Phải có môi trường nước
E. Phải có điều kiện yếm khí

Câu 15: Giun đũa trưởng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Đường dẫn mật
C. Hạch bạch huyết
D. Ruột non
E. Tá tràng

Câu 16: Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người là:
A. Sinh chất ở ruột (nhũ chấp)

Câu 17: Xét nghiệm giun đũa ta phải dùng kỹ thuật:
A. Xét nghiệm dịch tá tràng
B. Giấy bóng kính
C. Xét nghiệm phong phú KaTo.
D. Cấy phân
E. Chẩn đoán miễn dịch.

Câu 18: Bệnh giun đũa có tỷ lệ nhiễm cao ở:
A. Các nước có khí hậu lạnh
B. Các nước có nền kinh tế đang phát triển
C. Các nước có khí hậu khô nóng
D. Các nước có khí hậu nóng ẩm
E. Câu địa phương chuyên về nghề hầm mỏ.

Câu 19: Các cơ quan nội tạng của cơ thể mà ấu trùng giun đũa chu du ngoại trừ:
A. Gan
B. Phổi.
C. Thận.
D. Tim.
E. Ruột non.

Câu 20: Biểu hiện bệnh lý của giun đũa cần can thiệp ngoại khoa:
A. Suy dinh dưỡng.
B. Bán tắt ruột.
C. Thủng ruột
D. Rối loạn tiêu hoá.
E. Đau bụng giun.

Câu 21: Thứ tự các cơ quan nội tạng ở người mà ấu trùng giun đũa đi qua:
A. Ruột, Gan, Tim, Phổi.
B. Ruột, Tim, Gan, Phổi.

Câu 22: Vòng thắt ở 1/3 trước thân giun đũa cái có ý nghĩa về:
A. Tiêu hoá
B. Sinh dục
C. Bài tiết
D. Thần kinh
E. Dinh dưỡng

Câu 23: Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở người lớn ……………. ở trẻ em
A. Thấp hơn
B. Cao hơn

Câu 24: Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở thôn quê ……………. ở thành phố
A. Cao hơn
B. Thấp hơn

Câu 25: Một trong những nguyên nhân gây nên giun đũa lạc chỗ là ……………………
A. Thiếu thức ăn
B. Tìm nơi đẻ trứng

Câu 26: Trứng giun đũa phát triển nhanh ở môi trường ………………..
A. Giàu ô xy
B. Hiếm khí

Câu 27: Trứng Trichuris trichiura có đặc điểm.
A. Hình bầu dục, có vỏ mỏng, bên trong phôi bào phân chia nhiều thuỳ.
B. Hình bầu dục, vỏ dày, xù xì, bên ngoài là lớp albumin.
C. Hình cầu, vỏ dày, có tia.
D. Hình bầu dục, hơi lép một bên, bên trong có sẵn ấu trùng.
E. Hình giống như trái cau, vỏ dày, hai đầu có nút.

Câu 28: Trichuris trichiura trưởng thành có dạng:
A. Giống như sợi tóc, thon dài, mảnh.
B. Giống như sợi chỉ rối.
C. Giống như cái roi của người luyện võ, phần đuôi to, phần đầu nhỏ.
D. Giống như cái roi, phần đầu to, phần đuôi nhỏ.
E. Giống như cái kim may với phần đuôi nhọn như mũi kim.

Câu 29: Khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura, triệu chứng lâm sàng thường thấy:
A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.
B. Tiêu chảy giống lỵ.
C. Sa trực tràng.
D. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa.
E. Ói ra giun.

Câu 30: Phát hiện người nhiễm Trichuris trichiura ở mức độ nhẹ nhờ vào:
A. Người bệnh có biểu hiện hội chứng lỵ trên lâm sàng.
B. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu toan tính tăng cao.
C. Tình cờ xét nghiệm phân kiểm tra sức khoẻ thấy trứng trong phân.
D. Người bệnh có biểu hiện thiếu máu.
E. Người bệnh có biểu hiện sa trực tràng.

Câu 31: Chẩn đoán xác định người bệnh Trichuris trichiura dựa vào:
A. Xét nghiệm máu thấy hồng cầu giảm, bạch cầu toan tính tăng.
B. Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật trực tiếp và phong phú
C. Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Graham.
D. Cấy phân bằng kỹ thuật cấy trên giấy thấm.
E. Đau bụng và tiêu chảy giống lỵ.

Câu 32: Người bị nhiễm Trichuris trichiura do:
A. Nuốt phải ấu trùng có trong rau sống.
B. Nuốt phải trứng giun mới đẻ có trong nước uống.
C. Nuốt phải trứng giun còn đủ 2 nút nhầy.
D. Nuốt phải trứng giun đã có ấu trùng trong trứng.
E. Nuốt phải trứng giun đã thụ tinh.

Câu 33: Đường xâm nhập của giun tóc vào cơ thể là:
A. Đường tiêu hoá.
B. Da.
C. Máu
D. Hô hấp
E. Sinh dục

Câu 34: Giun tóc trưởng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Ruột non
C. Đường mật
D. Đường bạch huyết
E. Tá tràng.

Câu 35: Người bị nhiễm giun tóc có thể do:
A. Ăn thịt bò tái.
B. Ăn tôm cua sống
C. Ăn thịt lợn tái.
D. Ăn cá gỏi.
E. Ăn rau sống, trái cây.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)