Trắc Nghiệm Kỹ Thuật Thực Phẩm – Đề 7

Năm thi: 2023
Môn học: Kỹ thuật thực phẩm
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: TS. Vũ Hồng Sơn
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Kỹ thuật thực phẩm
Năm thi: 2023
Môn học: Kỹ thuật thực phẩm
Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
Người ra đề: TS. Vũ Hồng Sơn
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20 câu
Đối tượng thi: Sinh viên Kỹ thuật thực phẩm

Mục Lục

Trong lĩnh vực kỹ thuật thực phẩm, việc nắm vững các kiến thức cơ bản và ứng dụng của các công nghệ chế biến, bảo quản, và kiểm tra chất lượng thực phẩm là rất quan trọng. Đề thi trắc nghiệm Kỹ thuật thực phẩm đề 7 được thiết kế nhằm kiểm tra sự hiểu biết và khả năng áp dụng các nguyên lý kỹ thuật thực phẩm trong thực tế.

Các câu hỏi trong đề thi sẽ tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau, từ cấu trúc và chức năng của các loại bao bì thực phẩm, các phương pháp chế biến và bảo quản, đến tiêu chuẩn vệ sinh và quy trình kiểm tra chất lượng. Thí sinh sẽ cần phải vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn để trả lời chính xác các câu hỏi, từ đó chứng minh khả năng nắm bắt và áp dụng các kỹ thuật thực phẩm một cách hiệu quả trong công việc.

Đề thi trắc nghiệm kỹ thuật thực phẩm – Đề 7 (có đáp án)

Câu 1: Về cấu tạo, máy nén pittông phải thỏa mãn yêu cầu nào sau đây so với bơm pittông?
A. Kín, khít, làm nguội
B. Kín, khít
C. Hoàn toàn như bơm pittông
D. Làm nguội

Câu 2: Khi nào ta tiến hành quá trình nén nhiều cấp có làm lạnh trung gian?
A. Quá trình nén một cấp áp suất cuối bị giới hạn, nhiệt độ thành xilanh tăng quá mức cho phép
B. Quá trình nén một cấp áp suất cuối bị giới hạn
C. Nhiệt độ thành xilanh tăng quá mức cho phép ở áp suất cao
D. Trở lực thể tích tăng

Câu 3: Trong quá trình đẳng nhiệt khi nén giữ cho nhiệt độ khí không đổi bằng cách nào sau đây?
A. Cho trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài
B. Không cho trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài
C. Tăng áp suất khí
D. Giảm áp suất khí

Câu 4: Bụi là hệ có:
A. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
B. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
C. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn
D. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí

Câu 5: Huyền phù là hệ có:
A. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
B. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
C. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn
D. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí

Câu 6: Nhũ tương là hệ có:
A. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất lỏng
B. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
C. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
D. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí

Câu 7: Lắng là phương pháp phân riêng dựa vào:
A. Sự khác nhau về kích thước và cùng khối lượng riêng của hai pha dưới tác dụng của trường lực
B. Sự khác nhau về khối lượng riêng và cùng kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực
C. Sự giống nhau về khối lượng riêng và kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực
D. Sự khác nhau về khối lượng riêng và kích thước của hai pha dưới tác dụng của trường lực

Câu 8: Trường lực trong quá trình lắng thường là:

A. Gồm 3 loại: trọng lực, ly tâm, tĩnh điện
B. Gồm 2 loại: trọng lực, tĩnh điện
C. Gồm 2 loại: trọng lực, tĩnh điện
D. Gồm 3 loại: trọng lực, hướng tâm, tĩnh điện

Câu 9: Vận tốc lắng sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình lắng:

A. Không đổi
B. Giảm dần
C. Thay đổi không theo quy luật
D. Tăng dần

Câu 10: Ý nào sau đây không phải mục đích của quá trình khuấy trộn?

A. Tăng cường nồng độ
B. Tạo ra các hệ đồng nhất
C. Tăng cường quá trình trao đổi nhiệt
D. Tăng cường quá trình trao đổi chất

Câu 11: Cánh khuấy mái chèo thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?

A. Độ nhớt lớn và khối lượng riêng không lớn lắm
B. Độ nhớt nhỏ và khối lượng riêng không lớn lắm
C. Độ nhớt nhỏ và khối lượng riêng lớn
D. Độ nhớt lớn và khối lượng riêng lớn

Câu 12: Vận tốc lắng là:

A. Vận tốc rơi đều của hạt trong môi trường lưu chất đứng yên
B. Vận tốc rơi đều của hạt trong môi trường lưu chất đứng chuyển động
C. Vận tốc đi đều của hạt theo phương ngang trong môi trường lưu chất đứng yên
D. Vận tốc chuyển động của dòng lưu chất để đưa hạt vào trạng thái lơ lửng

Câu 13: Tốc độ cân bằng là:

A. Tốc độ của dòng lưu chất để đưa hạt vào trạng thái lơ lửng
B. Tốc độ lắng
C. Tốc độ dâng lên của hạt
D. Tốc độ rơi của hạt

Câu 14: Cánh khuấy chân vịt không sử dụng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?

A. Độ nhớt nhỏ và hạt rắn có khối lượng riêng lớn
B. Độ nhớt cao và hạt rắn có khối lượng riêng lớn
C. Độ nhớt cao và hạt rắn có khối lượng riêng nhỏ
D. Độ nhớt nhỏ và hạt rắn có khối lượng riêng nhỏ

Câu 15: Chế độ lắng gọi là lắng dòng khi:

A. Re < 0,2
B. Re < 2320
C. Re > 0,2
D. Re < 0

Câu 16: Cánh khuấy tuabin thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?

A. Độ nhớt thấp và hạt rắn có nồng độ thấp
B. Độ nhớt cao và hạt rắn có nồng độ thấp
C. Độ nhớt thấp và hạt rắn có nồng độ cao 60%
D. Độ nhớt cao và hạt rắn có nồng độ cao 60%

Câu 17: Cánh khuấy đặc biệt thường dùng để khuấy trộn chất lỏng có đặc điểm gì?

A. Độ nhớt rất cao hoặc dung dịch rất loãng
B. Độ nhớt rất thấp hoặc dung dịch loãng
C. Độ nhớt rất cao hoặc bùn nhão
D. Độ nhớt rất thấp hoặc bùn nhão

Câu 18: Trong khuấy trộn, để tăng tác dụng khuấy ta bố trí dòng chuyển động theo phương nào?
A. Bán kính
B. Hướng trục
C. Tiếp tuyến
D. Hỗn hợp

Câu 19: Giá trị chuẩn số Reynolds là Re = 0,15
A. Chế độ lắng dòng
B. Chế độ lắng quá độ
C. Chế độ lắng rối
D. Không xác định

Câu 20:Trong khuấy trộn, để tăng khả năng truyền nhiệt ta bố trí dòng chuyển động theo phương nào?
A. Hướng trục
B. Bán kính
C. Tiếp tuyến
D. Hỗn hợp

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: