Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 22 – Châu Á từ năm 1991 đến nay

Làm bài thi

Trắc nghiệm Lịch sử 9: Bài 22 – Châu Á từ năm 1991 đến nay

Bài 22 thuộc Chương 5 – Thế giới từ năm 1991 đến nay trong chương trình Lịch sử 9, tập trung vào những chuyển biến quan trọng của châu Á sau khi trật tự hai cực tan rã. Đây là giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khu vực, sự trỗi dậy của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, cũng như những bất ổn chính trị và xung đột khu vực.

Những nội dung trọng tâm cần nắm:

  • Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
  • Các vấn đề chính trị, xung đột khu vực như bán đảo Triều Tiên, tranh chấp Biển Đông.
  • Vai trò của châu Á trong nền kinh tế và chính trị thế giới hiện nay.
  • Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực.

👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn ôn tập kiến thức và tham gia kiểm tra ngay bây giờ!

Trắc nghiệm Lịch sử 9: Bài 22 – Châu Á từ năm 1991 đến nay

Câu 1: Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, vùng Viễn Đông Liên Bang Nga.
B. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên.
C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.
D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Câu 2: Quốc gia nào ở Đông Bắc Á trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (2010)?
A. Hàn Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Triều Tiên.

Câu 3: Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khi nào?
A. Gia nhập Liên hợp quốc.
B. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
C. Gia nhập ASEAN.
D. Gia nhập Ngân hàng Thế giới.

Câu 4: Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XX.
B. Giữa thế kỉ XX.
C. Cuối thế kỉ XX.
D. Giữa thế kỉ XXI.

Câu 5: Trong đợt dịch Covid – 19, tình hình nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?
A. Tăng trưởng nhanh chóng.
B. Tăng trưởng ở mức thấp.
C. Tăng trưởng âm.
D. Tăng trưởng ổn định.

Câu 6: Năm 2020, tình hình nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào?
A. Tăng trưởng âm.
B. Tăng trưởng ổn định.
C. Tăng trưởng nhanh chóng.
D. Tăng trưởng ở mức thấp.

Câu 7: Hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á là gì?
A. Tập trung phát triển kinh tế dịch vụ.
B. Tập trung công nghiệp nặng, khai thác.
C. Tập trung khôi phục kinh tế, chạy đua vũ trang.
D. Tập trung ngành kinh tế công nghệ cao.

Câu 8: Khó khăn trong tình hình xã hội Trung Quốc hiện nay là gì?
A. Thách thức từ việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
B. Phân hóa giàu nghèo sâu sắc.
C. Sự gia tăng của các vụ án tham nhũng.
D. Tăng cao tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 9: Tình hình nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến nay như thế nào?
A. Dựa dẫm vào Mỹ và nguồn tài trợ của Mỹ.
B. Chưa thoát khỏi trì trệ, tăng trưởng yếu ớt.
C. Phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới.
D. Có thu nhập bình quân đầu người thấp.

Câu 10: Tháng 7 – 1997, quốc gia nào gia nhập ASEAN?
A. Lào và Mi – an – ma.
B. Cam – pu – chia và Việt Nam.
C. Trung Quốc và Hàn Quốc.
D. Ấn Độ và Nhật Bản.

Câu 11: Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công.
B. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan.
C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.
D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Câu 12: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?
A. Đông-ti-mo.
B. Bru-nây.
C. Mi-an-ma.
D. Cam-pu-chia.

Câu 13: Trong giai đoạn 1991 -2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 14: Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là:
A. Nhật Bản và Trung Quốc.
B. Trung Quốc và Hàn Quốc.
C. Trung Quốc và Nhật Bản.
D. Nhật Bản và Hàn Quốc.

Câu 15: Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:
A. Cùng giúp đỡ nhau phát triển.
B. Trung tâm kinh tế – tài chính lớn thế giới.
C. Cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

Câu 16: Các nước ASEAN cần làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?
A. Sự đồng thuận giữa các quốc gia và vai trò trung tâm của ASEAN.
B. Lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn về vấn đề biển Đông.
C. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển.
D. Phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực.

Câu 17: Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (7-1995) phản ánh điều gì trong quan hệ giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á?
A. Mở ra triển vọng liên kết ở khu vực Đông Nam Á.
B. Chứng tỏ sự khác biệt về ý thức có thể hòa giải sự đối lập giữa các nước.
C. ASEAN đã trở thành liên minh kinh tế- chính trị.
D. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng hiệu quả.

Câu 18: Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra ở Trung Quốc vào năm 2003?
A. Thử thành công bom nguyên tử.
B. Phóng thành công tàu “Thần Châu 5”.
C. Thu hồi chủ quyền với Hồng Kông.
D. Thu hồi chủ quyền với Ma Cao.

Câu 19: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện qua học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô được thực hiện trong giai đoạn nào?
A. 1973 – 1991.
B. 1952 – 1973.
C. 1945 – 1952.
D. 1991 – 2000.

Câu 20: Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là gì?
A. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.
B. Tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
C. Giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
D. Góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

Câu 21: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa.
C. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

Câu 22: Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?
A. Phát triển và mở rộng thành viên.
B. Thành lập cộng đồng ASEAN.
C. Ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Câu 23: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 24: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa như thế nào?
A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
B. Chứng tỏ sự đối đầu về quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
D. Chứng tỏ ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế – chính trị.

Câu 25: Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á?
A. Hồng Công, Đài Loan.
B. Triều Tiên, Hàn Quốc.
C. Thái Lan, Ấn Độ.
D. Nhật Bản, Trung Quốc.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: