Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế UEB chương 1, 2, 3

Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trường: Đại học quốc gia Hà Nội
Người ra đề: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trường: Đại học quốc gia Hà Nội
Người ra đề: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế UEB chương 1, 2, 3 là một trong những đề thi môn Lịch sử các học thuyết kinh tế đã được tổng hợp từ chương trình giảng dạy của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB). Đề thi này, được biên soạn mới nhất vào năm 2023 bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm của UEB, tập trung vào nội dung từ chương 1 đến chương 3, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản và quan trọng về sự phát triển và tiến hóa của các học thuyết kinh tế qua các thời kỳ. Đây là một phần quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên ngành Kinh tế, đặc biệt dành cho các bạn sinh viên năm thứ hai.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế UEB chương 1, 2, 3

1. Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học nghiên cứu:
A. Sự phát triển của các học thuyết kinh tế.
B. Sự phát sinh, phát triển của các tư tưởng kinh tế.
C. Sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các tư tưởng kinh tế.
D. Sự hình thành và vận động của các quy luật kinh tế.

2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là:
A. Các học thuyết kinh tế.
B. Sự phát triển của các tư tưởng kinh tế.
C. Sự phát triển của các phạm trù kinh tế.
D. Sự phát triển của các học thuyết kinh tế.

3. Sự hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế phụ thuộc vào:
A. Sự vận động của nền kinh tế.
B. Sự vận động của kết cấu các giai cấp trong xã hội.
C. Lợi ích của tầng lớp thượng lưu.
D. Lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân.

4. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là:
A. Nền kinh tế hiện thực.
B. Các quan hệ kinh tế khách quan.
C. Tổng thể các quá trình, các hiện tượng kinh tế xã hội.
D. Không có phương án nào nêu trên.

5. Sự hình thành và phát triển của các học thuyết kinh tế phụ thuộc vào:
A. Quy luật của quá trình nhận thức.
B. Vị thế và lợi ích của nhóm người nhận thức.
C. Các quan hệ kinh tế khách quan được con người nhận thức.
D. Cả A, B và C.

6. Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu:
A. Sự vận động của nền kinh tế.
B. Sự vận động của các tư tưởng kinh tế.
C. Sự vận động của các học thuyết kinh tế.
D. Sự phát sinh, phát triển của các tư tưởng kinh tế.

7. Học thuyết kinh tế và khoa học kinh tế giống nhau ở điểm nào dưới đây?
A. Chúng đều phản ánh những quan hệ kinh tế vào đầu óc con người.
B. Chúng đều có tính hệ thống chặt chẽ như nhau.
C. Chúng đều có trình độ khái quát hóa như nhau.
D. Chúng đều có tính trừu tượng như nhau.

8. Học thuyết kinh tế đầu tiên ra đời từ:
A. Thời cổ đại.
B. Thời nguyên thủy.
C. Thời phát sinh chủ nghĩa tư bản.
D. Thời phát triển chủ nghĩa tư bản.

9. Theo Platon, phân công lao động sinh ra:
A. Nhà nước.
B. Giai cấp.
C. Trao đổi.
D. Cả A, B và C.

10. Ai là nhà tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại?
A. Xenophon.
B. Platon.
C. Arixtoteles.
D. Cả A, B và C.

11. Arixtoteles có quan niệm:
A. Giá trị hàng hóa do lao động tạo ra.
B. Giá trị hàng hóa do tính ích lợi của vật tạo ra.
C. Giá trị trao đổi có cơ sở tự nhiên là tiền.
D. Không có phương án đúng.

12. Tư tưởng về giá trị và về tiền tệ đã xuất hiện ở:
A. Xenophon.
B. Platon.
C. Arixtoteles.
D. Cả A, B và C.

13. Phái Nho gia ủng hộ cho:
A. Chế độ tư hữu.
B. Chế độ công xã.
C. Chế độ cho vay nặng lãi.
D. Không có phương án đúng.

14. Phái Pháp gia ủng hộ cho:
A. Chế độ tư hữu.
B. Chế độ công xã.
C. Chế độ cho vay nặng lãi.
D. Không có phương án đúng.

15. Học thuyết trọng thương:
A. Đã phát hiện ra quy luật kinh tế.
B. Đã áp dụng quy luật kinh tế.
C. Chưa phát hiện ra quy luật kinh tế.
D. Không có phương án đúng.

16. Theo học thuyết trọng thương:
A. Nhà nước là công cụ bạo lực.
B. Nhà nước là công cụ bảo vệ đất nước.
C. Nhà nước là công cụ làm giàu.
D. Nhà nước là công cụ bảo vệ pháp luật.

17. Sự đóng góp mới của tư tưởng trọng thương là đưa ra quan điểm nào dưới đây?
A. Tiền là tiêu chuẩn của sự giầu có.
B. Mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận.
C. Nhà nước cần can thiệp vào kinh tế.
D. Cả A, B và C.

18. Học thuyết trọng thương đề cao hoạt động:
A. Kinh tế nông nghiệp.
B. Kinh tế công nghiệp.
C. Kinh tế thương mại.
D. Cả A, B và C.

19. Đặc điểm cơ bản về kinh tế – xã hội thời kỳ cổ đại là:
A. Kinh tế tự nhiên.
B. Phân công lao động xã hội xuất hiện.
C. Giai cấp và nhà nước xuất hiện.
D. Cả A, B và C.

20. Tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại đã đề cập đến:
A. Phân công lao động.
B. Giá trị trao đổi.
C. Tiền tệ.
D. Cả A, B và C.

21. Tư tưởng kinh tế của Xenophon đã đề cập tới các phạm trù nào dưới đây?
A. Giá trị.
B. Phân công lao động.
C. Quan hệ cung – cầu.
D. Cả A, B và C.

22. Theo C. Mác đánh giá, nhà tư tưởng lớn nhất thời kỳ cổ đại là:
A. Xenophon.
B. Platon.
C. Arixtoteles.

23. Arixtoteles là nhà tư tưởng kinh tế của:
A. Giai cấp chủ nô.
B. Giai cấp nô lệ.
C. Giai cấp địa chủ.

24. Cơ sở kinh tế thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc là:
A. Nền kinh tế tự nhiên.
B. Hoạt động thương mại.
C. Kinh tế hàng hóa.
D. Cả A, B và C.

25. Tư tưởng kinh tế cổ đại Trung Quốc ủng hộ:
A. Hoạt động cho vay nặng lãi.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Hoạt động thương mại.
D. Không có phương án đúng.

26. Phái Nho gia ủng hộ:
A. Chế độ công xã.
B. Chế độ tư hữu.
C. Chế độ cho vay nặng lãi.
D. Cả A, B và C.

27. Phái Pháp gia ủng hộ:
A. Chế độ công xã.
B. Chế độ tư hữu.
C. Chế độ cho vay nặng lãi.
D. Cả A, B và C.

28. Ai là người chủ trương đề cao “Đức trị”?
A. Mạnh Tử.
B. Khổng Tử.
C. Thương Ưởng.
D. Không có phương án đúng.

29. Tư tưởng của phái Pháp gia được áp dụng chủ yếu trong thời kỳ:
A. Nhà Chu.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Đường.

30. Theo học thuyết trọng thương, nguồn gốc của sự giàu có là:
A. Sự gia tăng sản xuất.
B. Sự tích lũy tiền tệ.
C. Thương mại quốc tế.
D. Cả A và B.

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)