Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế UEB chương 7, 8

Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trường: Đại học Quốc gia Hà Nội
Người ra đề: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trường: Đại học Quốc gia Hà Nội
Người ra đề: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế UEB chương 7, 8 là một trong những đề thi môn Lịch sử các học thuyết kinh tế đã được tổng hợp từ chương trình giảng dạy của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB). Đề thi này, được biên soạn mới nhất vào năm 2023 bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm của UEB, tập trung vào nội dung từ chương 7 đến chương 8, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản và quan trọng về sự phát triển và tiến hóa của các học thuyết kinh tế qua các thời kỳ. Đây là một phần quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên ngành Kinh tế, đặc biệt dành cho các bạn sinh viên năm thứ hai.

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế UEB chương 7, 8

Nguồn gốc trực tiếp của học thuyết kinh tế K. Marx là:
A. Học thuyết trọng thương
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
C. Kinh tế chính trị cổ điển Pháp
D. Không có phương án đúng

Phát minh vĩ đại nhất của K. Marx trong lĩnh vực kinh tế chính trị học là:
A. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa
B. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
C. Hàng hóa sức lao động
D. Học thuyết giá trị thặng dư

Phương pháp nào chỉ đến K. Marx mới được áp dụng vào lĩnh vực kinh tế?
A. Phương pháp thực chứng
B. Phương pháp diễn dịch
C. Phương pháp quy nạp
D. Không có phương án đúng

Phát minh lớn nhất của K. Marx trong lý thuyết giá trị lao động là:
A. Sự phát triển của các hình thái giá trị
B. Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa
C. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
D. Quy luật số lượng tiền cần thiết trong lưu thông

Theo K. Marx, lao động trừu tượng:
A. Tạo ra giá trị của hàng hóa
B. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
C. Là lao động gia tăng vào hàng hóa
D. Vừa tạo ra giá trị sử dụng vừa tạo ra giá trị của hàng hóa

Theo K. Marx, lượng giá trị xã hội của hàng hóa được quy định bởi thời gian lao động trong điều kiện:
A. Xấu nhất
B. Trung bình
C. Tốt nhất
D. Đặc biệt

Khái niệm nào sau đây về tư bản chỉ đến K. Marx mới có?
A. Các nguồn lực
B. Quan hệ sản xuất
C. Tiền ứng trước đầu tiên
D. Tiền ứng trước hàng năm

Theo K. Marx, tư bản bất biến là:
A. Bộ phận tư bản mua tư liệu sản xuất
B. Bộ phận tư bản mua sức lao động
C. Cả A và B
D. Không có phương án đúng

Theo K. Marx, điều kiện quyết định để tiền trở thành tư bản là:
A. Có một lượng vật chất đủ lớn
B. Có thị trường tư liệu sản xuất
C. Có hàng hóa sức lao động
D. Không có phương án đúng

Theo K. Marx, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, người công nhân bán:
A. Sức lao động
B. Thành quả lao động
C. Năng lực lao động
D. Bản thân mình

Theo K. Marx, giá trị hàng hóa sức lao động được tính bằng:
A. Giá mua hàng hóa sức lao động
B. Giá trị mà sức lao động đó tạo ra
C. Giá cả trung bình của các hàng hóa
D. Giá cả của tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động

Theo K. Marx, giá cả sản xuất tư bản chủ nghĩa gồm: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và:
A. Lợi nhuận
B. Lợi nhuận bình quân
C. Lợi nhuận thương nghiệp
D. Giá trị thặng dư

Theo K. Marx, lượng giá trị thặng dư là:
A. Thời gian lao động thặng dư kết tinh trong hàng hóa
B. Thời gian lao động cần thiết kết tinh trong hàng hóa
C. Thời gian lao động gia tăng trong hàng hóa
D. Thời gian lao động được trả công

Theo K. Marx, phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được nghiên cứu trên cơ sở giả định:
A. Công cụ lao động thay đổi
B. Ngày lao động không thay đổi
C. Năng suất lao động xã hội không thay đổi
D. Ngày lao động không thay đổi và năng suất lao động xã hội không thay đổi

Theo K. Marx, tiền công tư bản chủ nghĩa là:
A. Giá cả của lao động
B. Giá cả của các tư liệu sinh hoạt
C. Giá cả của hàng hóa sức lao động
D. Giá cả của các hàng hóa do lao động tạo ra

Theo K. Marx, tuần hoàn tư bản bao gồm các hình thái tư bản nào?
A. Tư bản tiền tệ
B. Tư bản hàng hóa
C. Tư bản sản xuất
D. Cả A, B và C

Theo K. Marx, tư bản cố định được thể hiện ở:
A. Đất đai
B. Tiền công
C. Tư liệu sản xuất
D. Máy móc, nhà xưởng, tư liệu lao động

K. Marx là người đầu tiên quan niệm rằng:
A. Lợi nhuận khác tiền công
B. Lợi nhuận bao gồm cả tiền công
C. Lợi nhuận là một loại tiền công cao
D. Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư

Theo K. Marx, nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm là do:
A. Tỷ suất giá trị thặng dư luôn giảm
B. Cấu tạo hữu cơ tư bản tăng
C. Tổng lợi nhuận giảm
D. Tiền công tăng

K. Marx là người đầu tiên giải thích: lợi nhuận thương nghiệp:
A. Có nguồn gốc từ quá trình sản xuất trực tiếp
B. Là một bộ phận tạo thành giá trị hàng hóa
C. Không phụ thuộc vào lợi nhuận bình quân
D. Không tham gia quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)