Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học: Luật đầu tư
Trường: Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Quân
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung binh
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Luật
Năm thi: 2023
Môn học: Luật đầu tư
Trường: Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Quân
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung binh
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Luật

Mục Lục

Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư là một công cụ quan trọng dành cho sinh viên ngành Luật tại các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội hoặc Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM. Đề thi này bao gồm các câu hỏi xoay quanh nội dung của Luật Đầu tư 2014 (hoặc các phiên bản mới hơn, tùy vào chương trình học), bao quát các chủ đề như: nguyên tắc đầu tư, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, cũng như các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Đề thi thường được biên soạn bởi các giảng viên có kinh nghiệm như PGS.TS. Nguyễn Văn Quân và được sử dụng để đánh giá sự hiểu biết của sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối về các khía cạnh pháp lý trong đầu tư. Nội dung đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn khả năng áp dụng luật vào các tình huống thực tế.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn ôn tập với các đề thi trắc nghiệm môn Luật Đầu tư để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi và nắm vững các kiến thức pháp luật quan trọng!

Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 10

Câu 1: Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Đầu tư thì áp dụng quy định nào?
A. Áp dụng các quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
B. Áp dụng các quy định của Luật Đầu tư và pháp luật Việt Nam có liên quan.
C. Áp dụng các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
D. Áp dụng các quy định của giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh doanh.

Câu 2: Trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định nhưng các bên có thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế thì xử lý thế nào?
A. Các bên hợp đồng cần xin phép Tòa án nhân dân tối cao để được áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đã thỏa thuận đó.
B. Các bên hợp đồng cần xin phép Thủ tướng Chính phủ để được áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đã thỏa thuận đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
C. Các bên hợp đồng cần xin phép Bộ Tư pháp để được áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đã thỏa thuận đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
D. Các bên hợp đồng được áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đã thỏa thuận đó, nếu chúng không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Câu 3: Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư gồm:
A. Lựa chọn lĩnh vực, hình thức, địa bàn, quy mô, đối tác, ngành, nghề, phương thức kinh doanh; thành lập doanh nghiệp; tự quyết định hoạt động đã đăng ký.
B. Lựa chọn lĩnh vực, hình thức, địa bàn, quy mô đầu tư; tự quyết định hoạt động đã đăng ký theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định có liên quan.
C. Lựa chọn lĩnh vực, hình thức, địa bàn, quy mô, đối tác, phương thức huy động vốn; tự quyết định hoạt động kinh doanh đã đăng ký theo quy định.
D. Lựa chọn lĩnh vực, hình thức, địa bàn, quy mô, đối tác và thời hạn dự án; thành lập doanh nghiệp; tự quyết định hoạt động kinh doanh đã đăng ký theo quy định.

Câu 4: Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư gồm:
A. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
B. Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.
C. Thuê lao động làm quản lý, kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
D. Tất cả các quyền được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 5: Quyền xuất khẩu liên quan đến hoạt động đầu tư gồm:
A. Trực tiếp xuất khẩu sản phẩm do mình làm ra theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
B. Trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan.
C. Ủy thác xuất khẩu sản phẩm do mình làm ra theo quy định của pháp luật có liên quan.
D. Trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất một số sản phẩm do mình làm ra theo quy định của pháp luật có liên quan.

Câu 6: Quyền nhập khẩu liên quan đến hoạt động đầu tư gồm:
A. Trực tiếp nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, hàng hóa cho hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
B. Ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, hàng hóa cho hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
C. Trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cho hoạt động đầu tư.
D. Trực tiếp nhập khẩu mọi sản phẩm cho hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Câu 7: Quảng cáo, tiếp thị liên quan đến đầu tư gồm:
A. Quảng cáo sản phẩm của mình, ký kết hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật có liên quan.
B. Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của mình, trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với cá nhân được quyền quảng cáo theo quy định của pháp luật có liên quan.
C. Tiếp thị sản phẩm của mình, ký hợp đồng quảng cáo với người được ủy quyền quảng cáo theo quy định của Luật Đầu tư.
D. Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo.

Câu 8: Gia công, gia công lại liên quan đến đầu tư gồm:
A. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo pháp luật về thương mại.
B. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm, đặt gia công, gia công lại trong và ngoài nước theo quy định của Luật Đầu tư.
C. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
D. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm trong nước và nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.

Câu 9: Quyền mua ngoại tệ của nhà đầu tư gồm:
A. Được mua ngoại tệ tại ngân hàng để đáp ứng giao dịch vãng lai theo quy định của Luật Đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
B. Được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
C. Được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để đáp ứng giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.
D. Được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thực hiện mọi giao dịch theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định pháp luật có liên quan.

Câu 10: Những dự án nào thì được hỗ trợ cân đối ngoại tệ?
A. Đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của Luật Đầu tư.
B. Đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải theo quy định của Luật Đầu tư.
C. Đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải.
D. Đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật có liên quan.

Câu 11: Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn được quy định như thế nào?
A. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng vốn đầu tư. Nếu chuyển nhượng có lãi thì phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật có liên quan.
B. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án đầu tư cho người khác. Nếu việc chuyển nhượng có lãi thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật có liên quan.
C. Nhà đầu tư có quyền điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
D. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn. Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 12: Quyền thế chấp đất đai và tài sản gắn với đất đai của nhà đầu tư được quy định như thế nào?
A. Được thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
B. Được thế chấp để vay tiền tại các tổ chức tín dụng Việt Nam để thực hiện các dự án của mình theo quy định của pháp luật có liên quan.
C. Được thế chấp để vay tiền thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
D. Được thế chấp để vay tiền tại các tổ chức tín dụng nước ngoài nhằm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Câu 13: Nhà đầu tư được ưu đãi đầu tư trong những điều kiện nào?
A. Có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
B. Có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư; đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ.
C. Có dự án đầu tư thuộc những địa bàn ưu đãi; đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. Có dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực, địa bàn đặc biệt khó khăn; có dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 14: Theo Luật Đầu tư, các loại ưu đãi đầu tư gồm:
A. Ưu đãi về thuế, về chuyển lỗ, về khấu hao tài sản cố định, về sử dụng đất.
B. Ưu đãi về thuế, về chuyển lỗ, về khấu hao tài sản cố định, về sử dụng đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
C. Ưu đãi về thuế, về khấu hao tài sản cố định, về sử dụng đất.
D. Ưu đãi về thuế, về chuyển lỗ, về sử dụng đất.

Câu 15: Lĩnh vực ưu đãi đầu tư gồm:
A. Sản xuất vật liệu mới; sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học; Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; làm muối; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi mới.
B. Sử dụng công nghệ cao; bảo vệ môi trường sinh thái; Sử dụng nhiều lao động; Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.
C. Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc; Phát triển ngành, nghề truyền thống; Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
D. Tất cả các lĩnh vực được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 16: Địa bàn ưu đãi đầu tư gồm:
A. Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
B. Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
C. Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
D. Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Câu 17: Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
A. Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng.
B. Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; Dịch vụ giải trí; Kinh doanh bất động sản; Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái.
C. Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả các lĩnh vực được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 18: Lĩnh vực cấm đầu tư bao gồm:
A. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng; gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
B. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
C. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
D. Tất cả các lĩnh vực được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 19: Các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm:
A. Bảo đảm về vốn đầu tư, tài sản hợp pháp; quyền sở hữu trí tuệ; chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài; áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất; ổn định đầu tư.
B. Bảo đảm về vốn và tài sản hợp pháp; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển vốn tài sản ra nước ngoài; Bảo đảm ổn định đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật.
C. Bảo đảm về vốn và tài sản hợp pháp; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; áp dụng giá thống nhất; Bảo đảm ổn định đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách.
D. Bảo đảm về vốn và tài sản hợp pháp; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển vốn ra nước ngoài, áp dụng lệ phí thống nhất; Bảo đảm ổn định đầu tư.

Câu 20: Trường hợp pháp luật mới được ban hành có các ưu đãi cao hơn so với trước đó thì nhà đầu tư sẽ như thế nào?
A. Không được hưởng các quyền lợi, ưu đãi đó theo quy định của pháp luật, chính sách mới.
B. Được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
C. Được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới nếu được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư chấp thuận.
D. Được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới sau khi làm đủ thủ tục xin được hưởng theo quy định.

Câu 21: Trường hợp pháp luật mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ như thế nào?
A. Được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
B. Được bảo đảm giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế.
C. Được bảo đảm giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: Được điều chỉnh mục tiêu của dự án; xem xét bồi thường.
D. Tất cả các bảo đảm được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 22: Các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm:
A. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư trong nước hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh trong nước và nước ngoài.
B. Đầu tư theo hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; Đầu tư phát triển kinh doanh.
C. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
D. Tất cả các hình thức đầu tư được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 23: Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức nào?
A. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
B. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Mở rộng quy mô, nâng cao năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm môi trường.
D. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 24: Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế nào?
A. Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
B. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
C. Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả các tổ chức kinh tế được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 25: Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức nào?
A. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
B. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
C. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán.
D. Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

Câu 26: Việc đầu tư gián tiếp tại Việt Nam phải tuân theo các quy định nào?
A. Tuân theo các quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan.
B. Tuân theo các quy định của Luật Thương mại và các quy định khác có liên quan.
C. Tuân theo pháp luật về chứng khoán và các quy định khác có liên quan.
D. Tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan.

Câu 27: Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài là:
A. Phải phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết thì không quá 60 năm.
B. Phải phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 60 năm; trường hợp cần thiết thì không quá 70 năm.
C. Phải phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 70 năm; trường hợp cần thiết thì không quá 90 năm.
D. Phải phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết thì không quá 70 năm.

Câu 28: Các biện pháp hỗ trợ đầu tư gồm:
A. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; đào tạo; phát triển dịch vụ đầu tư; hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.
B. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở; đào tạo lao động; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh theo các quy định có liên quan.
C. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; đào tạo chuyên gia, lao động kỹ thuật; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh theo các quy định của pháp luật có liên quan.
D. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Câu 29: Những loại công nghệ nào được khuyến khích chuyển giao vào Việt Nam?
A. Công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, tạo ra sản phẩm mới, có năng lực cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
B. Công nghệ cao, công nghệ nguồn, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
C. Công nghệ cao và tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên.
D. Công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên.

Câu 30: Theo Luật Đầu tư, hỗ trợ đào tạo gồm:
A. Lập quỹ hỗ trợ đào tạo; Chi phí đào tạo được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế; Đào tạo lao động có kỹ thuật cao bằng ngân sách nhà nước.
B. Lập quỹ hỗ trợ đào tạo; Chi phí đào tạo được tính vào chi phí làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế; Hỗ trợ từ ngân sách cho việc đào tạo lao động trong doanh nghiệp.
C. Lập quỹ hỗ trợ đào tạo; Chi phí đào tạo được tính vào chi phí thu nhập chịu thuế; Đào tạo lao động bằng ngân sách nhà nước và bằng các loại quỹ tài trợ.
D. Lập quỹ hỗ trợ đào tạo; Chi phí đào tạo được tính vào chi phí thu nhập chịu thuế; Đào tạo chuyên gia và lao động kỹ thuật bằng ngân sách nhà nước và các loại quỹ.

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 1
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 2
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 3
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 4
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 5
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 6
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 7
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 8
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 9
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 10
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 11
Trắc Nghiệm Luật Đầu Tư – Đề 12

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: