Đề thi trắc nghiệm Luật Hành chính – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học: Luật hành chính
Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Luật hành chính
Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Luật Hành chính – Đề 10 là một bài kiểm tra quan trọng thuộc môn Luật Hành chính tại các trường đại học có đào tạo ngành Luật, chẳng hạn như Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Đề thi này được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về luật hành chính. Đề thi bao gồm các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên về cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan hành chính, cũng như các thủ tục hành chính cơ bản. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba, chuyên ngành Luật, giúp các bạn củng cố kiến thức lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn hành chính nhà nước. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm Luật Hành chính – Đề 10 (có đáp án)

Câu 1: Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng độc lập.
A: Đúng
B: Sai

Câu 2: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính luôn là yêu cầu bắt buộc đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
A: Đúng
B: Sai

Câu 3: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước.
A: Đúng
B: Sai

Câu 4: Mọi trường hợp quá thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính cá nhân, tổ chức không phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
A: Đúng
B: Sai

Câu 5: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
A: Đúng
B: Sai

Câu 6: Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nhằm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
A: Đúng
B: Sai

Câu 7: Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
A: Đúng
B: Sai

Câu 8: Trục xuất là:
A: Hình thức áp dụng đối với người quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam.
B: Do Bộ trưởng Bộ Công an áp dụng.
C: Được áp dụng 1 cách độc lập.
D: Là hình thức xử lý vi phạm hành chính.

Câu 9: Một người không xác định được rõ ngày tháng sinh mà chỉ biết năm sinh là 2000 thì lấy mốc là:
A: 31/12/2000.
B: 01/06/2000.
C: 01/01/2000.
D: 30/12/2000.

Câu 10: Người có thẩm quyền áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính là:
A: Cơ quan nhà nước.
B: Mọi công dân
C: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
D: Cơ quan hành chính nhà nước.

Câu 11: Không phải là hoạt động hành chính nhà nước:
A: Hoạt động xử phạt người có hành vi gây rối trật tự phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
B: Hoạt động ra quyết định kỷ luật đối với Thư ký Tòa án của Chánh án.
C: Hoạt động thụ lý hồ sơ vụ án.
D: Hoạt động đăng ký quyền sở hữu xe ô tô được Tòa án mua nhằm mục đích phục vụ các phiên tòa lưu động.

Câu 12: Điều 35 Luật Tổ chức Chính phủ quy định: “Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết”. Đây là biểu hiện của nguyên tắc:
A: Tập trung dân chủ.
B: Thủ trưởng lãnh đạo kết hợp với thủ trưởng.
C: Thủ trưởng lãnh đạo.
D: Tập thể lãnh đạo.

Câu 13: Người có thẩm quyền áp dụng xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm cai nghiện bắt buộc là:
A: Chủ tịch UBND cấp xã
B: Trưởng công an xã
C: Tòa án nhân dân cấp huyện
D: Tất cả đều đúng.

Câu 14: Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng ngừa:
A: Khám người
B: Trục xuất
C: Khám nơi cất giấu tang vật.
D: Kiểm tra giấy tờ.

Câu 15: Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước:
A: Bộ chính trị
B: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C: Bộ ngoại giao
D: Ủy ban dân tộc.

Câu 16: Quan hệ quyền lực – phục tùng:
A: Chỉ có ở cơ quan hành chính nhà nước.
B: Mang tính mệnh lệnh.
C: Không chỉ có ở cơ quan hành chính nhà nước.
D: Luôn luôn có sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia.

Câu 17: Cơ quan phục vụ có hoạt động thuộc về nhóm đối tượng điều chỉnh thứ 2 của Luật hành chính là:
A: Văn phòng trung ương Đảng.
B: Văn phòng chủ tịch nước.
C: Văn phòng Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
D: Văn phòng Bộ Giáo dục – đào tạo.

Câu 18: Phương pháp quyền uy – phục tùng:
A: Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính.
B: Là phương pháp điều chỉnh duy nhất của luật hành chính.
C: Xuất phát từ hoạt động mang tính quyền lực nhà nước chỉ của cơ quan hành chính nhà nước.
D: Hoàn toàn không thích hợp với nền hành chính phục vụ.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây không là hình thức quản lý hành chính nhà nước:
A: Chính phủ trình dự án luật ra Quốc hội
B: Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
C: Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt.
D: Ủy ban nhân dân ban hành quyết định

Câu 20: Hoạt động hành chính nhà nước được tiến hành chủ yếu bởi:
A: Các cơ quan hành pháp
B: Các cơ quan hành chính nhà nước
C: Các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước.
D: Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức, cá nhân được trao quyền.

Câu 21: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
A: Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính.
B: Bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức, cán bộ, công chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
C: Chỉ là cán bộ, công chức nhà nước được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
D: Có thể là công dân Việt Nam.

Câu 22: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước:
A: Là nguyên tắc mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền lựa chọn, thực hiện hoặc không thực hiện.
B: Không phải là nguyên tắc Hiến định.
C: Không chỉ là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.
D: Là nguyên tắc chỉ mang tính pháp lý.

Câu 23: Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính:
A: Luôn chỉ là phương pháp mệnh lệnh.
B: Không chỉ thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
C: Trong đa số các trường hợp thể hiện sự bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
D: Là việc nhà nước dùng các mệnh lệnh cụ thể để tác động lên các quan hệ quản lý.

Câu 24: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:
A: Không chỉ là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành.
B: Luôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
C: Có thể là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng xét xử các vụ án hành chính.
D: Là quan hệ quản lý mà các bên tham gia quan hệ quản lý luôn mang quyền lực nhà nước.

Câu 25: Các bên tham gia quan hệ quản lý:
A: Không thể là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.
B: Nhất thiết phải đều là cơ quan hành chính nhà nước.
C: Có thể một bên hoặc tất cả các bên đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
D: Không thể là các bên bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 26: Văn bản quy phạm pháp luật hành chính:
A: Không chỉ là sản phẩm của hoạt động lập quy.
B: Có thể không thể hiện tính quyền lực nhà nước.
C: Được ban hành bởi tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
D: Luôn chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính quy định về các biện pháp cưỡng chế hành chính.

Câu 27: Văn bản quy phạm luật hành chính là loại văn bản:
A: Chủ yếu do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
B: Không chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan quản lý nhà nước.
C: Có thể do tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương đơn phương ban hành.
D: Chỉ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Câu 28: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành:
A: Đúng
B: Sai

Câu 29: Chấp hành và điều hành là đặc điểm của quản lý Nhà nước nói chung:
A: Đúng
B: Sai

Câu 30: Luật hành chính Việt Nam vừa sử dụng phương pháp mệnh lệnh vừa sử dụng phương pháp thỏa thuận:
A: Đúng
B: Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)