Đề thi trắc nghiệm Luật Hành chính – Đề 5 là một bài kiểm tra quan trọng thuộc môn Luật Hành chính tại các trường đại học có đào tạo ngành Luật, chẳng hạn như Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Đề thi này được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về luật hành chính. Đề thi bao gồm các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên về cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan hành chính, cũng như các thủ tục hành chính cơ bản. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm thứ hai hoặc năm thứ ba, chuyên ngành Luật, giúp các bạn củng cố kiến thức lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn hành chính nhà nước. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bộ đề thi trắc nghiệm Luật Hành chính – Đề 5 (có đáp án)
Câu 1: Quy phạm pháp luật hành chính:
A: Chỉ do cơ quan hành chính ban hành.
B: Có thể nằm trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác.
C: Phải do cá nhân ban hành.
D: Phải do quốc hội ban hành.
Câu 2: Văn bản nào sau đây là nguồn của luật hành chính:
A: Nghị quyết 592- NQ/TVQH đặc xá nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 23
B: Bản án số 01/2016/KDTM – ST của TAND huyện Hoài Đức
C: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
D: Luật xử lý vi phạm hành chính
Câu 3: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về:
A: Vi phạm hành chính do vô ý
B: Vi phạm hành chính do cố ý
C: Mọi vi phạm hành chính
D: Vi phạm hành chính nghiêm trọng
Câu 4: Quy phạm: “Người khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng.” được thực hiện theo hình thức nào:
A: Sử dụng QPPLHC
B: Tuân thủ QPPLHC
C: Chấp hành QPPLHC
D: Áp dụng QPPLHC
Câu 5: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:
A: Quan hệ của Công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết khiếu nại của Công dân A
B: Quan hệ giữa người tham gia giao thông B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và cảnh sát giao thông A
C: Quan hệ giữa Sở Công Thương với Công ty TNHH B về Hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng
D: Cả A và B
Câu 6: Đâu là hình thức quản lý hành chính nhà nước:
A: Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
B: Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kĩ thuật.
C: Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý.
D: Cả ba hình thức trên.
Câu 7: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
A: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
B: Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
C: Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
D: Cả ba phương án trên.
Câu 8: Có mấy loại cưỡng chế nhà nước:
A: Có hai loại.
B: Có ba loại.
C: Có bốn loại.
D: Có năm loại.
Câu 9: Nguyên tắc quản lý nhà nước nào sau đây là nguyên tắc chính trị – xã hội:
A: Tập trung dân chủ.
B: Đảng lãnh đạo.
C: Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
D: Cả ba nguyên tắc trên.
Câu 10: Theo nguyên tắc chức năng, một đối tượng bị quản lý sẽ:
A: Chịu sự chỉ đạo của một cơ quan cấp trên duy nhất.
B: Chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng cấp trên.
C: Chịu sự quản lý lần lượt của nhiều cơ quan khác nhau theo nhiệm kỳ.
D: Không có đáp án nào đúng.
Câu 11: Đâu là hình thức phạt bổ sung trong xử phạt vi phạm hành chính:
A: Cảnh cáo.
B: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
C: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
D: Cả B và C.
Câu 12: Nguyên tắc quản lý nhà nước pháp chế đòi hỏi tiền đề:
A: Có hệ thống pháp luật đồ sộ.
B: Có hệ thống pháp luật ngắn gọn.
C: Có hệ thống pháp luật có tính thực thi cao.
D: Có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Câu 13: Ai có quyền biểu quyết trong Phiên họp Chính phủ:
A: Tất cả những người tham gia phiên họp Chính Phủ.
B: Chủ tịch nước.
C: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên của Chính Phủ.
D: Cả B và C.
Câu 14: Đơn vị hành chính cấp huyện được phân làm mấy loại:
A: Không phân loại.
B: Hai loại.
C: Ba loại.
D: Bốn loại.
Câu 15: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng cấp với cơ quan nào sau đây:
A: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương.
B: Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ninh.
C: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
D: Ủy ban nhân dân quân Từ Liêm.
Câu 16: Cơ quan nào sau đây KHÔNG phải cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương:
A: Ủy ban Dân tộc.
B: Văn phòng chính phủ.
C: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
D: Thanh tra Chính phủ.
Câu 17: Bộ trưởng làm việc theo chế độ:
A: Thủ trưởng
B: Tập thể
C: Kết hợp
D: Chuyên viên
Câu 18: Chính phủ làm việc theo chế độ:
A: Thủ trưởng, Thủ tướng Chính Phủ quyết định mọi việc.
B: Thủ trưởng, kết hợp với chế độ chuyên viên.
C: Tập thể, quyết định theo đa số.
D: Tập thể kết hợp chế độ thủ trưởng.
Câu 19: Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ:
A: Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
B: Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
C: Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đơn ngành, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
D: Không cần phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc Bộ mà phải phối hợp cùng thực hiện.
Câu 20: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ ……. phát biểu ý kiến …. …… biểu quyết”:
A: Có quyền/ và có quyền.
B: Không có quyền/ nhưng có quyền.
C: Có quyền/ nhưng không có quyền.
D: Không có quyền/ và không có quyền.
Câu 21: Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp nào sau đây:
A: Viên chức có 01 năm bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.
B: Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.
C: Viên chức có 03 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.
D: Cả ba phương án trên.
Câu 22: Người được bổ nhiệm vào ngạch phải đảm bảo điều kiện nào sau đây:
A: Có đủ điều kiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
B: Có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch.
C: Đạt kết quả trong kỳ thi nâng chức danh nghề nghiệp.
D: Trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch.
Câu 23: Trong thời gian tập sự, người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng:
A: 75% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.
B: 85 % mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng.
C: 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng.
D: 100% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.
Câu 24: Đâu không phải là công chức trong cơ quan hành chính cấp tỉnh:
A: Chánh văn phòng.
B: Phó chủ tịch UBND.
C: Trưởng ban.
D: Trưởng phó ban.
Câu 25: Công chức được phân loại như thế nào theo ngạch bổ nhiệm:
A: Ba loại : A, B, C.
B: Ba loại : I, II, III.
C: Bốn loại : A, B, C, D.
D: Bốn loại: I, II, III, IV.
Câu 26: Cán bộ, công chức có mấy loại nghĩa vụ chính:
A: 02 loại.
B: 03 loại.
C: 04 loại.
D: 05 loại.
Câu 27: Luật cán bộ, công chức 2008 quy định mấy nguyên tắc trong thi hành công vụ:
A: 03 nguyên tắc.
B: 04 nguyên tắc.
C: 05 nguyên tắc.
D: 07 nguyên tắc.
Câu 28: Trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây:
A: Tận tụy phục vụ nhân dân.
B: Bảo đảm sự lãnh đạo và thống nhất quản lý Nhà nước.
C: Bảo đảm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
D: Việc tuyển dụng, sử dụng viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng: Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước:
A: Tổ chức xã hội luôn nhân danh nhà nước.
B: Tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình trong mọi trường hợp chứ không phải nhân danh của nhà nước.
C: Tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình trừ một số trường hợp được nhà nước trao quyền.
D: Tổ chức xã hội vừa nhân danh tổ chức mình vừa nhân danh nhà nước.
Câu 30: Chủ thể nào có thể được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan:
A: Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ.
B: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc.
C: Thanh tra nhân dân.
D: Hội nông dân.
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.