Trắc nghiệm Luật Hôn nhân và Gia đình chương 7 là một trong những đề thi quan trọng thuộc môn Luật Hôn nhân và Gia đình tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành Luật, đặc biệt là tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đề thi này được biên soạn dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực này. Chương 7 của môn học chủ yếu tập trung vào các quy định pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau ly hôn, cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền của con cái trong gia đình. Đề thi này được dành cho sinh viên năm thứ ba, chuyên ngành Luật, giúp các bạn củng cố kiến thức và kiểm tra hiểu biết về các quy định pháp luật trong chương này. Hãy cùng Itracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bộ câu hỏi ôn tập Trắc nghiệm luật hôn nhân và gia đình chương 7 (có đáp án)
Câu 1: Những giấy tờ nào sau đây không bắt buộc phải có khi kết hôn có yếu tố nước ngoài:
A. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
B. Tất cả các phương án.
C. Giấy xác nhận trình trạng hôn nhân nơi công tác của 2 bên.
D. Giấy xác nhận không mắc dịch bệnh.
Câu 2: UBND cấp tỉnh nơi đăng ký kết hôn cho:
A. Công dân Việt Nam với người nước ngoài.
B. Công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.
C. Công dân Việt Nam với nhau.
D. Người nước ngoài với nhau sống tại Việt Nam.
Câu 3: Anh T là người quốc tịch Pháp làm việc tại Việt Nam kết hôn với chị N quốc tịch Việt Nam. Anh T và chị N phải tuân theo quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình của nước nào sau đây?
A. Việt Nam.
B. Quốc gia nơi anh chị sinh sống.
C. Pháp.
D. Việt Nam và Pháp.
Câu 4: Giấy xác định tình trạng hôn nhân có hiệu lực:
A. 60 ngày.
B. 6 tháng.
C. 60 ngày kể từ ngày cấp.
D. 6 tháng kể từ ngày cấp.
Câu 5: Chủ thể của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là:
A. Chị K quốc tịch Mỹ kết hôn với anh T quốc tịch Việt Nam.
B. Tất cả các trường hợp.
C. Anh T và chị R quốc tịch Mỹ kết hôn tại Mỹ.
D. Không có trường hợp nào.
Câu 6: Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam thì về điều kiện kết hôn phải tuân theo pháp luật:
A. Pháp luật nơi họ đang sinh sống.
B. Pháp luật Việt Nam.
C. Pháp luật của nước mà họ là công dân.
D. Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ là công dân.
Câu 7: Ngày 1/6/2020 chị X đến UBND nơi chị cư trú để xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vậy thời hạn chị sử dụng giấy này để đăng ký kết hôn:
A. 1/12/2020.
B. 1/5/2020.
C. 1/4/2020.
D. 1/10/2020.
Câu 8: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện việc đăng ký tại:
A. Tất cả các đáp án.
B. UBND cấp tỉnh.
C. UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam.
D. UBND các cấp.
Câu 9: Chị X xin Giấy xác định tình trạng hôn nhân, loại giấy này có hiệu lực?
A. 60 ngày.
B. 6 tháng kể từ ngày cấp.
C. 6 tháng.
D. 60 ngày kể từ ngày cấp.
Câu 10: Trong các quan hệ hôn nhân và gia đình sau, trường hợp nào không phải là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
A. Giữa người Việt Nam thường trú tại biên giới với người nước ngoài thường trú tại biên giới với Việt Nam.
B. Giữa người Việt Nam với người nước ngoài.
C. Giữa người nước ngoài với nhau.
D. Giữa người Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Câu 11: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là tình huống nào sau:
A. Anh K và chị L là người Việt Nam kết hôn tại Pháp.
B. Anh Y và chị Z có quốc tịch Pháp có kết hôn và sống tại Việt Nam.
C. Anh P và chị L là người có quốc tịch Nhật.
D. Anh H quốc tịch Pháp kết hôn với chị Y là người Việt Nam, làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình liên quan tới quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
A. Chị P là người Mỹ kết hôn với anh T là người có quốc tịch Mỹ.
B. Chị T và anh O là người Việt Nam.
C. Chị E là người Pháp kết hôn với anh J là người quốc tịch Việt Nam.
D. Chị M là người có quốc tịch Mỹ kết hôn với anh I là người có quốc tịch Nhật, hai anh chị sống tại Nhật.
Câu 13: Những văn bản nào sau đây không điều chỉnh việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài?
A. Luật Nuôi con nuôi.
B. Hiến pháp.
C. Luật Dân sự.
D. Tất cả đáp án.
Câu 14: Anh F là công dân Việt Nam kết hôn với chị N quốc tịch Pháp. Họ có mảnh đất 1000m² tại tỉnh Hoà Bình. Việc chia tài sản này khi họ ly hôn tuân theo quy định pháp luật tại?
A. Hoà Bình.
B. Pháp.
C. TAND cấp tỉnh.
D. Việt Nam.
Câu 15: Chị P quốc tịch Anh kết hôn với anh Q công dân Việt Nam. Anh chị làm thủ tục ly hôn tại Anh thì tài sản nào sau đây của anh chị được giải quyết tại nơi có tài sản đó?
A. 5 chiếc túi có giá trị của thương hiệu Hermes.
B. Toà nhà văn phòng tại Hà Nội.
C. 2 chiếc ô tô anh chị sử dụng tại Anh.
D. Trang sức có giá trị anh chị mua trong thời kỳ hôn nhân.
Câu 16: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là:
A. Chị L và anh O là người Việt Nam.
B. Chị Q là người Việt Nam kết hôn với anh J là người quốc tịch Mỹ.
C. Chị R là người Việt Nam kết hôn với anh T là người Việt Nam sang Mỹ du lịch.
D. Chị T là người có quốc tịch Mỹ kết hôn với anh I là người có quốc tịch Nhật, hai anh chị sống tại Nhật.
Câu 17: Công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài đăng ký kết hôn tại:
A. UBND cấp tỉnh nơi hai bên đăng ký kết hôn cư trú.
B. Cơ quan nước ngoài.
C. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
D. UBND cấp xã nơi hai bên đăng ký kết hôn cư trú.
Câu 18: Trong trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới mà ly hôn với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thẩm quyền giải quyết ly hôn được thực hiện tại:
A. TAND cấp huyện nơi thường trú của công dân Việt Nam.
B. TAND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam.
C. Cả 3 phương án trên đều sai.
D. TAND cấp tỉnh thường trú của công dân Việt Nam.
Câu 19: Vợ chồng là công dân Việt Nam, một bên định cư ở nước ngoài mà bên đang sinh sống tại Việt Nam yêu cầu ly hôn thì cơ quan nào sau đây có thẩm quyền giải quyết:
A. TAND cấp tỉnh.
B. TAND cấp huyện.
C. Đại sứ quán của nước mà người vợ hoặc chồng đang định cư.
D. UBND cấp tỉnh.
Câu 20: Trường hợp nào không phải là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
A. Giữa người Việt Nam với người nước ngoài.
B. G và L quốc tịch Pháp kết hôn tại Pháp và làm việc tại Việt Nam.
C. Giữa người Việt Nam thường trú tại biên giới với người nước ngoài thường trú tại biên giới với Việt Nam.
D. Chị X công dân Việt Nam kết hôn với Q cùng quê và Q đang định cư ở Nhật.
Câu 21: Cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài khi có yêu cầu là:
A. Toà án nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân các cấp.
C. Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Câu 22: UBND cấp xã là cơ quan đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài trong trường hợp nào sau đây?
A. Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới kết hôn với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam.
B. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.
C. Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới kết hôn với người nước ngoài.
D. Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thường trú ở Hà Nội.
Câu 23: Chị X và Anh E kết hôn với nhau, trường hợp nào sau đây quan hệ hôn nhân của anh chị là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài?
B. Tất cả các phương án trên.
C. Chị X quốc tịch Pháp kết hôn với anh T quốc tịch Việt Nam.
D. Chị X và anh E định cư ở nước ngoài.
A. Chị X là người quốc tịch Pháp và anh E là quốc tịch Mỹ.
Câu 24: Chủ thể của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là:
A. Những người có sống tại nước ngoài.
B. Người nước ngoài và công dân Việt Nam.
C. Không có đáp án nào.
D. Tất cả các chủ thể.
Câu 25: Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì khi ly hôn cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
A. Toà án nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
C. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
D. Toà án nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Câu 26: Văn bản nào sau đây điều chỉnh việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài?
A. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
B. Luật Hôn nhân và gia đình.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Nuôi con nuôi.
Câu 27: Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài bao gồm:
A. Tất cả các đáp án.
B. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh mà không đủ về điều kiện kết hôn.
C. Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân.
D. Tờ khai đăng ký kết hôn.
Câu 28: Khi ly hôn thì việc giải quyết bất động sản được áp dụng theo pháp luật?
A. Nơi đăng ký kết hôn.
B. Nơi có bất động sản.
C. Nơi thường trú của người nước ngoài.
D. Nơi thường trú của công dân Việt Nam.
Câu 29: Cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú khu vực biên giới với Việt Nam được thực hiện tại:
B. Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
A. Toà án nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
D. Toà án nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
A. Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.
B. Giữa công dân Việt Nam sống tại nước ngoài với nhau.
C. Giữa người nước ngoài với nhau.
D. Giữa người Việt Nam với nhau.
Câu 31: Chị X thường trú tại Thành phố Móng Cái và kết hôn với anh T là người Trung Quốc thường trú tại nơi giáp với Móng Cái. Vậy cơ quan nào sẽ giải quyết việc ly hôn của anh chị?
A. TAND tỉnh Quảng Ninh.
B. TAND.
C. TAND thành phố Móng Cái.
D. UBND thành phố Móng Cái.
Câu 32: Người nước ngoài có quyền nhận những trường hợp nào sau đây làm con nuôi:
A. Trẻ em là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc thường trú tại nước ngoài làm con nuôi.
B. Trẻ em sống tại Việt Nam.
C. Trẻ em không có quốc tịch Việt Nam.
D. Trẻ em trên 16 tuổi.
Câu 33: Văn bản nào quy định về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?
A. Luật Nuôi con nuôi.
B. Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 34: Nhận định nào sau đây là đúng về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?
A. Người được nhận nuôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
B. Người nhận phải hơn người được nhận nuôi là từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Tất cả đều đúng.
D. Người nước ngoài nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Câu 35: Người nào sau đây có quyền nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài?
A. Người chưa thành niên.
B. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
C. Người chậm khả năng nhận thức.
D. Hơn con nuôi từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 36: Cơ quan nào chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?
A. Phòng tư pháp.
B. Sở tư pháp.
C. UBND.
D. Bộ tư pháp.
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.