Đề thi trắc nghiệm luật lao động – đề 15

Năm thi: 2023
Môn học: Luật lao động
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Luật lao động
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Luật Lao động – Đề 15 là một bài kiểm tra quan trọng trong môn Luật Lao động, được giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành Luật. Đề thi này tập trung vào các chủ đề cốt lõi như quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các quy định về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, và các chính sách bảo hiểm xã hội. Được biên soạn bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm, đề thi này không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn đánh giá khả năng áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi đề thi trắc nghiệm luật lao động – đề 15(có đáp án)

Câu 1: Thời gian nghỉ chế độ thai sản khi lao động nữ nghỉ sinh con không tính ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Theo quy định của pháp luật lao động VN, người sử dụng lao động có thể không bố trí nghỉ hàng tuần cho người lao động trong một thời gian nhất định
A. Đúng
B. Sai

Câu 3: Anh A bị tai nạn trên đường đi dự tiệc cưới về, theo quy định hiện hành của pháp luật, A có thể hưởng chế độ trợ cấp ốm đau trong thời gian nghỉ điều trị thương tật do tai nạn gây ra
A. Đúng
B. Sai

Câu 4: Hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm trở lên phải lập bằng văn bản
A. Đúng
B. Sai

Câu 5: Người học nghề không phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động
A. Đúng
B. Sai

Câu 6: Người lao động có nghĩa vụ gia nhập tổ chức công đoàn
A. Đúng
B. Sai

Câu 7: Người sử dụng lao động có quyền thông qua doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động
A. Sai
B. Đúng

Câu 8: Người lao động được làm việc ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm
A. Đúng
B. Sai

Câu 9: Đại diện người sử dụng lao động không có trách nhiệm nào sau đây?
A. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội
B. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
C. Chi trả tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động
D. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động

Câu 10: Người lao động không có quyền nào sau đây?
A. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội
B. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc
C. Không được uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
D. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời

Câu 11: Nghề, công việc nào sau đây người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ?
A. Đơm nút.
B. Tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.
C. Tháo dỡ giàn giáo.
D. Phân loại phế liệu.

Câu 12: Năng lực pháp luật của người sử dụng lao động được hiểu như thế nào?
A. Là khả năng của người sử dụng lao động trong việc tạo lập – gánh vác các quyền và nghĩa vụ trong quá trình tuyển dụng lao động.
B. Là khả năng người sử dụng lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
C. Là khả năng được pháp luật quy định cho các quyền nhất định để có thể tham gia quan hệ pháp luật lao động.
D. Là năng lực hành vi dân sự của người sử dụng lao động được quy định cụ thể trong bộ luật dân sự.

Câu 13: Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động khi là thành viên tổ lái tàu bay là…
A. ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên.
B. ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
C. ít nhất bằng hai phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
D. ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Câu 14: Chọn nhận định đúng?
A. Người lao động phải trả một khoản chi phí cho việc tuyển dụng.
B. Người lao động chỉ trả một khoản chi phí nhỏ cho việc tuyển dụng khi được yêu cầu.
C. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng.
D. Người lao động có thể phải trả một khoản chi phí nhỏ cho việc tuyển dụng.

Câu 15: Điều nào CHƯA ĐÚNG về phụ lục hợp đồng…
A. quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
B. phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
C. là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực thấp hơn hợp đồng lao động.
D. là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

Câu 16: Hành vi nào sau đây của người sử dụng lao động không đúng khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động?
A. Trả lương theo công việc mới nếu công việc mới lương cao hơn công việc cũ.
B. Trả lương theo công việc cũ cho đến hết thời gian làm công việc mới nếu tiền lương công việc mới thấp hơn công việc cũ.
C. Trả lương không được thấp 85% công việc cũ và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
D. Phải thông báo với người lao động trước khi chuyển họ làm công việc mới.

Câu 17: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người…
A. người được ủy quyền lại từ người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động.
B. người lao động từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên.

Câu 18: Nội dung nào sau đây đúng?
A. Người lao động vào làm sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động.
B. Người lao động vào làm sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực không có nghĩa vụ thực hiện thỏa ước lao động vì không được tham gia góp ý thảo luận khi ký.
C. Người lao động vào làm sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực không có nghĩa vụ thực hiện thỏa ước lao động vì không phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người lao động.
D. Người lao động vào làm sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực không có nghĩa vụ thực hiện thỏa ước lao động vì ý chí của người lao động không được ghi nhận trong đó.

Câu 19: Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau…
A. thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể ngành.
B. thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động.
C. thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
D. thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

Câu 20: Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu?
A. Tòa án nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
C. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
D. Liên đoàn lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Câu 21: Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội…
A. người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động.
B. người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động 50% mức lương hiện hưởng để hỗ trợ đời sống người lao động.
C. người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
D. người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất 03 tháng để hỗ trợ đời sống người lao động.

Câu 22: Chọn nhận định đúng?
A. Luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và doanh nghiệp.
B. Luật lao động điều chỉnh quan hệ dịch vụ và học nghề.
C. Luật lao động điều chỉnh quan hệ dịch vụ.
D. Luật lao động điều chỉnh quan hệ dịch vụ và gia công

Câu 23: Chọn nhận định đúng?
A. Lao động nữ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
B. Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 03 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
C. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 07 ngày làm việc nếu vợ sinh thường.
D. Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 01 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Câu 24: Hết thời hạn học nghề…
A. người học nghề không phải chịu trách nhiệm gì với người sử dụng lao động.
B. người học nghề có quyền chuyển sang làm việc cho người sử dụng lao động khác mà không cần bồi thường bất kỳ chi phí nào.
C. người học nghề và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động.
D. người sử dụng lao động không có quyền ràng buộc người học nghề làm việc cho mình.

Câu 25: Chọn các văn bản là nguồn của Luật lao động?
A. Luật tố tụng dân sự, Luật thương mại.
B. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật các tổ chức tín dụng.
C. Luật công đoàn, Luật đầu tư.
D. Luật đất đai, Luật dạy nghề.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)