Đề thi trắc nghiệm luật lao động – đề 7

Năm thi: 2023
Môn học: Luật Lao Động
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Luật Lao Động
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Luật Lao động – Đề 7 là một bài kiểm tra quan trọng trong môn Luật Lao động, được giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành Luật. Đề thi này tập trung vào các chủ đề cốt lõi như quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các quy định về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, và các chính sách bảo hiểm xã hội. Được biên soạn bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm, đề thi này không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn đánh giá khả năng áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi đề thi trắc nghiệm luật lao động – đề 7(có đáp án)

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động báo trước 03 ngày?
A. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động
B. Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động
C. Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 2: Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
B. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định
C. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3: Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là gì?
A. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc
B. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
C. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc

Câu 4: Tiền lương là gì?
A. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận
B. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
C. Cả A và B đúng

Câu 5: Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ban đêm được quy định như thế nào?
A. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày
B. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường
C. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại A và B, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 6: Người lao động làm việc trong khoảng thời gian nào sau đây thì được coi là làm việc vào ban đêm?
A. Từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
B. Từ 22 giờ đến 06 giờ, từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam
C. Từ 21 giờ đến 05 giờ, từ Thừa Thiên- Huế trở ra các tỉnh phía Bắc

Câu 7: Thời giờ làm việc bình thường được quy định như thế nào?
A. Không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần
B. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ
C. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 8: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong những trường hợp nào sau đây?
A. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ, tạm giam
B. Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này
C. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 9: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
A. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá sáu tháng
B. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng
C. Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 90 ngày, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 180 ngày

Câu 10: Hình thức xử lý kỷ luật lao động nào dưới đây phù hợp quy định pháp luật?
A. Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức; Sa thải
B. Khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải
C. Khiển trách; cảnh cáo; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải
D. Khiển trách; cảnh cáo, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng; buộc thôi việc

Câu 11: Người sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong những trường hợp nào?
A. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động
B. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm
C. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 12: Trong mọi trường hợp, khi bị NSDLĐ trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
A. Đúng
B. Sai

Câu 13: Khi khấu trừ tiền lương của NlĐ, NSDlĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
A. Đúng
B. Sai

Câu 14: Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước không được đình công
A. Đúng
B. Sai

Câu 15: Các bên chỉ có thể giao kết tối đa 2 lần HĐlĐ theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn 12 tháng
A. Đúng
B. Sai

Câu 16: Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
A. Đúng
B. Sai

Câu 17: Chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể người lao động trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp
A. Đúng
B. Sai

Câu 18: Chỉ có NSDLĐ mới có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động
A. Đúng
B. Sai

Câu 19: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt
A. Đúng
B. Sai

Câu 20: Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công việc được giao thì NSDLĐ bắt buộc phải thưởng cho người lao động
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết thì không tuân theo thỏa ước
A. Đúng
B. Sai

Câu 22: Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8h/ ngày là thời giờ làm thêm
A. Đúng
B. Sai

Câu 23: Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải giao kết hợp đồng lao động
A. Đúng
B. Sai

Câu 24: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động
A. Đúng
B. Sai

Câu 25: Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì không bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản
A. Đúng
B. Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)