Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Vi Sinh Y Học
Trường: Đại Học Y Hà Nội
Người ra đề: ThS.BSNT Nguyễn Mỹ Linh
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Vi Sinh Y Học
Trường: Đại Học Y Hà Nội
Người ra đề: ThS.BSNT Nguyễn Mỹ Linh
Hình thức thi: Trắc Nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học là một tập hợp các bài kiểm tra chuyên sâu trong môn Miễn dịch học, được thiết kế để hỗ trợ sinh viên y khoa trong quá trình học tập và ôn luyện. Bộ đề này bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các chủ đề quan trọng như:

– Cơ chế miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi
– Vai trò và chức năng của các tế bào miễn dịch như tế bào T, tế bào B, đại thực bào
– Quá trình hình thành kháng thể và phản ứng kháng nguyên-kháng thể
– Các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch như dị ứng, tự miễn, và suy giảm miễn dịch
– Ứng dụng của miễn dịch học trong y học như tiêm chủng và liệu pháp miễn dịch

Được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học y khoa, bộ đề này không chỉ giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết mà còn nâng cao khả năng vận dụng trong các tình huống lâm sàng. Bộ đề thường có đáp án đi kèm, giúp sinh viên dễ dàng tự kiểm tra và điều chỉnh phương pháp học tập của mình.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề trắc nghiệm Miễn dịch học này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức để chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi sắp tới!

Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 1

1. Tế bào NK :
A. là một dưới nhóm của lympho bào T
B. là một loại tế bào làm nhiệm vụ thực bào
C. có khả năng tiêu diệt một số loại tế bào ung thư một cách không đặc hiệu
D. có khả năng gây độc trực tiếp một số tế bào vi khuẩn

2. Interferon :
A. có bản chất là globulin huyết thanh nhưng không phải là kháng thể
C. có hoạt tính chống virut không đặc hiệu
D. có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách không đặc hiệu
E. có thể gắn lên các tế bào ung thư, tạo điều kiện cho tế bào đại thực bào tiêu diệt
tế bào ung thư đó

3. Đáp ứng tạo kháng thể và hiện tượng thực bào :
A. hoạt động cạnh tranh với nhau trên cùng một đối tượng, trong đó hiện tượng nào
xuất hiện trước có tác dụng ngăn cản hiện tượng kia
B. hoạt động một cách hợp tác với nhau
C. hoạt động một cách độc lập với nhau
D. chỉ hoạt động một cách hợp tác với nhau khi có sự hỗ trợ của lympho bào T
E. cả 4 lựa chọn trên đều sai

4. Sự hợp tác giữa lympho bào B và lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch :
A. thể hiện ở chỗ các kháng thể sau khi sản xuất ra có khả năng hoạt hoá một số
lympho bào T để các tế bào này tham gia vào đáp ứng miễn dịch
B. thể hiện ở chỗ một số lympho bào T có khả năng hỗ trợ lympho bào B biệt hoá thành tế bào sản xuất kháng thể
C. nhất thiết phải có sự tham gia của các tế bào đại thực bào
D. nhất thiết phải thông qua tác động trung gian của bổ thể
E. cả 4 lựa chọn trên đều sai

5. Sự hợp tác giữa tế bào đại thực bào và lympho bào T :
A. nhất thiết phải có trong quá trình hình thành đáp ứng tạo kháng thể chống một
kháng nguyên nào đó
B. chỉ diễn ra trong trường hợp tế bào đại thực bào là tế bào trình diện kháng
nguyên
C. diễn ra theo một chiều, trong đó đại thực bào có khả năng thúc đẩy hoạt động
chức năng của lympho bào T
D. diễn ra theo một chiều, trong đó lympho bào T có khả năng thúc đẩy hoạt động
chức năng của đại thực bào
E. có thể diễn ra theo hai chiều, trong đó hoạt động chức năng của loại tế bào này có
khả năng thúc đẩy hoạt động chức năng của loại tế bào kia và ngược lại

6. Trong một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu :
A. không thể có sự tham gia của hiện tượng thực bào, vì hiện tượng thực bào là một hình thức đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. không thể có sự tham gia của bổ thể, vì bổ thể là một yếu tố đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
C. chỉ có thể có sự tham gia của hiện tượng thực bào khi tế bào thực bào là tế bào trình diện kháng nguyên
D. chỉ có thể có sự tham gia của bổ thể khi đã có sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên
E. cả 4 lựa chọn trên đều sai

7. Lympho bào T hỗ trợ có các dấu ấn bề mặt nào :
A. CD3
B. CD8
C. CD19

8. Dấu ấn CD4 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng :
A. là thụ thể giành cho kháng nguyên
B. là thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể
C. là thụ thể giành cho hồng cầu cừu
D. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên
E. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II trong quá trình nhận diện kháng nguyên

9. Dấu ấn CD8 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng :
A. là thụ thể giành cho kháng nguyên
B. là thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể
C. là thụ thể giành cho hồng cầu cừu
D. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên
E. tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II trong quá trình nhận diện kháng nguyên

10. Kháng nguyên có thể kích thích lympho bào B biệt hoá thành tế bào plasma:
A. chỉ khi có sự hỗ trợ của lympho bào TH
B. ngay cả khi không có sự hỗ trợ của lympho bào TH
C. chỉ khi kháng nguyên đã được xử lý bởi một tế bào trình diện kháng nguyên khác

11. Kết quả test tuberculin âm tính cho biết rằng :
A. bệnh nhân không nhiễm vi khuẩn lao
B. bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống lao có hiệu quả
C. bệnh nhân có thể chưa được mẫn cảm với vi khuẩn 

Đây là phần tiếp theo từ câu 12 đến 20:

12. Trạng thái miễn dịch ở trẻ sơ sinh :
A. chỉ là miễn dịch thụ động, có được do kháng thể từ người mẹ chuyển sang cơ thể thai nhi trong thời kỳ bào thai
B. có thể bao gồm cả miễn dịch chủ động và thụ động
C. là miễn dịch vay mượn, sau đó dần dần được thay thế bằng miễn dịch chủ động
D. bao gồm cả 3 trạng thái miễn dịch chủ động, thụ động và vay mượn

13. Cơ thể bào thai có thể có kháng thể gì, nguồn gốc của kháng thể đó là :
A. IgG, từ cơ thể mẹ chuyển sang
B. IgM, từ cơ thể mẹ chuyển sang
C. IgA, do cơ thể bào thai tự tổng hợp

14. Trong quá trình gây miễn dịch, liều lượng kháng nguyên và cách gây miễn dịch ảnh hưởng như thế nào đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên :
A. liều kháng nguyên càng cao, tính sinh miễn dịch càng mạnh
B. liều kháng nguyên thấp nhưng được đưa vào cơ thể túc chủ hàng ngày thì tính sinh miễn dịch cũng mạnh
C. liều kháng nguyên càng cao, số lần đưa kháng nguyên càng lớn thì tính sinh miễn dịch càng mạnh
D. đưa kháng nguyên vào cơ thể túc chủ theo đường tiêu hoá không có khả năng kích thích cơ thể túc chủ sinh đáp ứng miễn dịch
E. cả 4 lựa chọn trên đều sai

15. Một kháng nguyên protein dùng để gây miễn dịch cho một động vật thí nghiệm được coi là có tính “lạ” cao khi nào :
A. kháng nguyên đó được sử dụng lần đầu tiên trên con vật thí nghiệm này
B. kháng nguyên đó được sử dụng lần đầu tiên trên loài động vật thí nghiệm này
C. kháng nguyên đó có kích thước phân tử lớn
D. kháng nguyên đó được cấu tạo bởi nhiều loại axit amin khác nhau
E. kháng nguyên đó có nguồn gốc từ một động vật khác có sự cách biệt xa về mặt di truyền với động vật thí nghiệm

16. Lympho bào B có thể nhận diện kháng nguyên như thế nào :
A. nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên (chưa được “xử lý” bởi tế bào nào khác của cơ thể) ngay cả khi lympho bào B lưu hành trong máu ngoại vi
B. nhận diện kháng nguyên dưới dạng các quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên
C. nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên, quá trình này diễn ra tại các cơ quan lympho ngoại vi (hạch lympho, lách)
D. nhận diện kháng nguyên với sự hỗ trợ của lympho bào TH (T hỗ trợ)

17. Sử dụng SAT (huyết thanh kháng uốn ván) dự phòng bệnh uốn ván tạo ra trạng thái miễn dịch gì :
A. chủ động
B. thụ động
C. tự nhiên
D. vay mượn

18. Trạng thái miễn dịch được tạo ra ở một cơ thể sau khi tiêm (hoặc cho uống) vacxin là trạng thái miễn dịch gì :
A. chủ động
B. thụ động
C. tự nhiên
D. vay mượn

19. Có thể đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào ở một cá thể bằng những phương pháp hoặc kỹ thuật nào dưới đây:
A. định lượng kháng thể
B. định lượng bổ thể
C. kỹ thuật ức chế di tản bạch cầu

20. Kháng nguyên phù hợp tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp trong những quá trình hoặc hiện tượng nào dưới đây :
A. phản ứng thải ghép
B. quá trình nhận diện kháng nguyên của lympho bào B
C. tất cả các quá trình trên

21. Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng cố định bổ thể cao nhất :
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
E. IgD

22. Trong quá trình phát triển cá thể, lớp kháng thể nào được tổng hợp sớm nhất :
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
E. IgD

23. Những tế bào nào dưới đây có thể tham gia trực tiếp vào hiện tượng dị ứng do IgE :
A. tế bào plasma
B. tế bào mast
C. bạch cầu ái toan
D. đại thực bào

24. Kháng thể IgE :
A. không thể gây ra hiện tượng dị ứng khi IgE ở dạng tự do lưu hành trong máu
B. có thể gây ra hiện tượng dị ứng khi IgE ở dạng tự do lưu hành trong máu, với điều kiện nồng độ IgE khi đó cao hơn nhiều so với mức bình thường
C. là lớp kháng thể có hại đối với cơ thể, vì chúng tham gia vào hiện tượng dị ứng, một hiện tượng liên quan đến nhiều quá trình bệnh lý
D. không có vai trò rõ rệt trong các cơ chế bảo vệ cơ thể

25. Trong một đáp ứng tạo kháng thể, kháng thể thuộc lớp nào được tổng hợp sớm nhất :
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
E. IgD

26. Trong phản ứng kết tủa trên gel thạch Mancini :
A. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán (di chuyển) đồng thời trên gel thạch và theo hai hướng ngược nhau
B. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán đồng thời trên gel thạch và theo tất cả mọi hướng
C. chỉ có kháng nguyên khuếch tán trên gel thạch; kháng thể không khuếch tán
D. chỉ có kháng thể khuếch tán trên gel thạch; kháng nguyên không khuếch tán

27. Trong phản ứng kết tủa trên gel thạch Ouchterlony :
A. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán (di chuyển) đồng thời trên gel thạch và theo hướng ngược chiều nhau
B. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán đồng thời trên gel thạch và theo tất cả mọi hướng
C. chỉ có kháng nguyên khuếch tán trên gel thạch; kháng thể không khuếch tán
D. chỉ có kháng thể khuếch tán trên gel thạch; kháng nguyên không khuếch tán
E. có thể sử dụng với mục đích định lượng

28. Trong những hiện tượng hoặc quá trình dưới đây, hiện tượng hoặc quá trình nào có thể có sự tham gia trực tiếp của kháng thể :
A. hiện tượng thực bào
B. gây độc tế bào do lympho bào Tc thực hiện
C. quá mẫn muộn

29. Trong những quá trình sau đây, quá trình nào có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự hợp tác giữa lympho bào B và lympho bào T :
A. sự biệt hóa của lympho bào B thành tế bào plasma
B. hiện tượng quá mẫn muộn
C. gây độc tế bào do lympho bào Tc thực hiện
D. gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể
E. hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì)

30. Trong những quá trình sau đây, quá trình nào có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự hợp tác giữa lympho bào và đại thực bào :
A. gây độc tế bào do lympho bào Tc thực hiện
B. sự biệt hóa của lympho bào B thành tế bào plasma
C. quá trình thực bào
D. hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì)

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 1
Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)