Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học là một tập hợp các bài kiểm tra chuyên sâu trong môn Miễn dịch học, được thiết kế để hỗ trợ sinh viên y khoa trong quá trình học tập và ôn luyện. Bộ đề này bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các chủ đề quan trọng như:
– Cơ chế miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi
– Vai trò và chức năng của các tế bào miễn dịch như tế bào T, tế bào B, đại thực bào
– Quá trình hình thành kháng thể và phản ứng kháng nguyên-kháng thể
– Các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch như dị ứng, tự miễn, và suy giảm miễn dịch
– Ứng dụng của miễn dịch học trong y học như tiêm chủng và liệu pháp miễn dịch
Được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học y khoa, bộ đề này không chỉ giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết mà còn nâng cao khả năng vận dụng trong các tình huống lâm sàng. Bộ đề thường có đáp án đi kèm, giúp sinh viên dễ dàng tự kiểm tra và điều chỉnh phương pháp học tập của mình.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề trắc nghiệm Miễn dịch học này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức để chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi sắp tới!
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 6
Câu 1: Kết quả test tuberculin âm tính cho biết rằng:
A. bệnh nhân không nhiễm vi khuẩn lao
B. bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống lao có hiệu quả
C. bệnh nhân có thể chưa được mẫn cảm với vi khuẩn lao
D. bệnh nhân mắc chứng suy giảm đáp ứng tạo kháng thể
Câu 2: Trạng thái miễn dịch ở trẻ sơ sinh:
A. chỉ là miễn dịch thụ động, có được do kháng thể từ người mẹ chuyển sang cơ thể thai nhi trong thời kỳ bào thai
B. có thể bao gồm cả miễn dịch chủ động và thụ động
C. là miễn dịch vay mượn, sau đó dần dần được thay thế bằng miễn dịch chủ động
D. bao gồm cả 3 trạng thái miễn dịch chủ động, thụ động và vay mượn
Câu 3: Cơ thể bào thai có thể có kháng thể gì, nguồn gốc của kháng thể đó là:
A. IgG, từ cơ thể mẹ chuyển sang
B. IgG, do cơ thể bào thai tự tổng hợp
C. IgM, do cơ thể bào thai tự tổng hợp
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Trong quá trình gây miễn dịch, liều lượng kháng nguyên và cách gây miễn dịch ảnh hưởng như thế nào đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên:
A. liều kháng nguyên càng cao, tính sinh miễn dịch càng mạnh
B. liều kháng nguyên thấp nhưng được đưa vào cơ thể túc chủ hàng ngày thì tính sinh miễn dịch cũng mạnh
C. liều kháng nguyên càng cao, số lần đưa kháng nguyên càng lớn thì tính sinh miễn dịch càng mạnh
D. đưa kháng nguyên vào cơ thể túc chủ theo đường tiêu hoá không có khả năng kích thích cơ thể túc chủ sinh đáp ứng miễn dịch
Câu 5: Một kháng nguyên protein dùng để gây miễn dịch cho một động vật thí nghiệm được coi là có tính “lạ” cao khi nào:
A. kháng nguyên đó được sử dụng lần đầu tiên trên con vật thí nghiệm này
B. kháng nguyên đó được sử dụng lần đầu tiên trên loài động vật thí nghiệm này
C. kháng nguyên đó có kích thước phân tử lớn
D. kháng nguyên đó có nguồn gốc từ một động vật khác có sự cách biệt xa về mặt di truyền với động vật thí nghiệm
Câu 6: Lympho bào B có thể nhận diện kháng nguyên như thế nào:
A. nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên (chưa được “xử lý” bởi tế bào nào khác của cơ thể) ngay cả khi lympho bào B lưu hành trong máu ngoại vi
B. nhận diện kháng nguyên dưới dạng các quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên
C. nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên, quá trình này diễn ra tại các cơ quan lympho ngoại vi (hạch lympho, lách)
D. nhận diện kháng nguyên với sự hỗ trợ của lympho bào TH (T hỗ trợ)
Câu 7: Sử dụng SAT (huyết thanh kháng uốn ván) dự phòng bệnh uốn ván tạo ra trạng thái miễn dịch gi:
A. chủ động
B. thụ động
C. thu được
D. tự nhiên
Câu 8: Người nhóm máu O trong huyết thanh có kháng thể gì?
A. chống A
B. chống B
C. chống A và chống B
D. không có kháng thể chống A và chống B
Câu 9: Máu nhóm AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào trong các nhóm máu sau?
A. nhóm AB
B. nhóm A
C. nhóm B
D. nhóm O
Câu 10: Trạng thái miễn dịch được tạo ra ở một cơ thể sau khi tiêm (hoặc cho uống) vacxin là trạng thái miễn dịch gi:
A. chủ động
B. thụ động
C. tự nhiên
D. vay mượn
Câu 11: Một cặp vợ chồng trong đó vợ nhóm máu A và chồng nhóm máu B, con của cặp vợ chồng này có thể thuộc nhóm máu nào:
A. nhóm O
B. nhóm AB
C. nhóm A
D. cả 3 lựa chọn trên đều đúng
Câu 12: Có thể đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào ở một cá thể bằng những phương pháp hoặc kỹ thuật nào dưới đây:
A. định lượng kháng thể
B. định lượng bổ thể
C. kỹ thuật ức chế di tản bạch cầu
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Trong trường hợp cấp cứu, máu nhóm O có thể truyền cho người thuộc nhóm máu nào trong số các nhóm sau:
A. nhóm A, nhóm B
B. nhóm O
C. nhóm AB
D. tất cả đáp án trên
Câu 14: Tế bào mast có thể gắn với kháng thể IgE:
A. khi kháng thể này ở dạng tự do (chưa kết hợp với kháng nguyên)
B. khi kháng thể này đã kết hợp với kháng nguyên
C. khi kháng thể này đã kết hợp với kháng nguyên và cố định bổ thể
D. cả 3 lựa chọn trên đều đúng
Câu 15: Kháng nguyên phù hợp tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp trong những quá trình hoặc hiện tượng nào dưới đây:
A. phản ứng thải ghép
B. quá trình nhận diện kháng nguyên của lympho bào B
C. quá trình nhận diện kháng nguyên của lympho bào T
D. A và C đều đúng
Câu 16: Trong một phân tử IgM huyết thanh:
A. tất cả các vị trí kết hợp kháng nguyên đều có cấu trúc và chức năng giống nhau
B. các vị trí kết hợp kháng nguyên có thể khác nhau giữa các phân tử IgM đơn phân
C. các vị trí kết hợp kháng nguyên có thể khác nhau ngay trong một phân tử IgM đơn phân
Câu 17: Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng cố định bổ thể cao nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
Câu 18: Khi tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu, một phân tử IgG:
A. có thể kết hợp đồng thời với 2 quyết định kháng nguyên có bản chất khác nhau
B. chỉ có thể kết hợp đồng thời với 2 quyết định kháng nguyên giống nhau hoàn toàn
C. chỉ có thể kết hợp với một phân tử kháng nguyên mà thôi
D. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 19: IgM huyết thanh có thể tồn tại dưới các dạng:
A. monomer
B. pentamer
C. dimer
Câu 20: Trong quá trình phát triển cá thể, lớp kháng thể nào được tổng hợp sớm nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
Câu 21: IgA trong cơ thể tồn tại dưới các dạng nào dưới đây:
A. IgA tiết, dimer
B. IgA huyết thanh, monomer
C. IgA huyết thanh, dimer
D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Những tế bào nào dưới đây có thể tham gia trực tiếp vào hiện tượng dị ứng do IgE:
A. tế bào plasma
B. tế bào mast
C. bạch cầu
D. đại thực bào
Câu 23: Trong một đáp ứng tạo kháng thể, kháng thể thuộc lớp nào được tổng hợp sớm nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
Câu 24: Thành phần kháng thể trong các dịch tiết của cơ thể:
A. chỉ có kháng thể lớp IgA
B. có thể có kháng thể IgM và IgA
C. có thể có kháng thể IgM, IgG và IgA
D. có thể có tất cả các lớp kháng thê
Câu 25: Thai nhi có thể tổng hợp kháng thể thuộc lớp:
A. chỉ có lớp IgG
B. lớp IgG và IgM
C. lớp IgG, IgM và IgA
D. tất cả các lớp kháng thể
Câu 26: Kháng thể nào có khả năng qua được nhau thai:
A. IgM
B. IgG
C. IgA
D. IgE
Câu 27: Trong quá trình miễn dịch, tế bào nào có vai trò trình diện kháng nguyên:
A. tế bào lympho B
B. tế bào dendritic
C. tế bào mast
D. tế bào plasma
Câu 28: Kháng thể nào có khả năng hoạt hóa bổ thể mạnh nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
Câu 29: Trong phản ứng quá mẫn muộn, tế bào nào đóng vai trò chính:
A. tế bào mast
B. tế bào lympho T
C. tế bào lympho B
D. tế bào plasma
Câu 30: Kháng thể nào có mặt nhiều nhất trong huyết thanh:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 3
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 4
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 5
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 6
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 7
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 8
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 9
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 10
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 11
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 12
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 13
Trắc Nghiệm Miễn Dịch Học – Đề 14
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.