Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 3 – Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát)

Làm bài thi

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 3 – Vịnh Tản Viên Sơn (Cao Bá Quát) là một trong những đề thi thuộc Bài 3: Sông núi linh thiêng trong chương trình Ngữ văn 12.

Bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn của Cao Bá Quát thể hiện niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi Tản Viên – một trong những biểu tượng thiêng liêng của đất nước. Qua đó, tác giả còn gửi gắm những suy tư về nhân sinh, vận nước và khí phách của bậc trí sĩ trước thời cuộc.

Để làm tốt bài trắc nghiệm về tác phẩm này, học sinh cần nắm vững những kiến thức trọng tâm sau:

  • Đặc điểm của thể thơ và nghệ thuật biểu đạt: Ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.
  • Hình ảnh núi Tản Viên: Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tượng trưng cho sự trường tồn, linh thiêng của non sông đất nước.
  • Tư tưởng và cảm hứng của Cao Bá Quát: Thể hiện lòng yêu nước, suy ngẫm về thế sự, vận mệnh con người.
  • Giá trị nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ước lệ, kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên và triết lý nhân sinh.

👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay!

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 3 – Vịnh Tản Viên Sơn (Cao Bá Quát)

Câu 1: Tác giả bài thơ Vịnh Tản Viên sơn là:
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Cao Bá Quát
C. Tản Đà
D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 2: Cao Bá Quát sinh và mất năm nào?
A. 1808 – 1855
B. 1809 – 1890
C. 1808 – 1888
D. 1808 – 1858

Câu 3: Cao Bá Quát sống ở thời nào?
A. Triều Lê
B. Triều Mạc
C. Triều Nguyễn
D. Triệu Lý

Câu 4: Sáng tác của Cao Bá Quát bao gồm có?
A. Thơ văn chữ Hán
B. Thơ chữ Nôm
C. Thơ Quốc ngữ
D. Cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm

Câu 5: Tác phẩm nào không phải là của Cao Bá Quát?
A. Cao Bá Quát thi tập
B. Mẫn Hiên thi tập
C. Cao Chu Thần thi tập
D. Quốc âm thi tập

Câu 6: Tác phẩm Vịnh Tản Viên sơn được trích từ?
A. Mẫn Hiên thi tập
B. Cao Bá Quát toàn tập
C. Cao Chu Thần thi tập
D. Cao Chu Thần di thảo

Câu 7: Ngọn núi nào đã được nhắc đến trong bài thơ trên?
A. Núi Côn Sơn
B. Núi Cả
C. Núi Tản Viên
D. Núi Đôi

Câu 8: Núi Tản Viên thuộc địa phận ở đâu?
A. Ba Vì
B. Thạch Thất
C. Chí Linh
D. Phú Thọ

Câu 9: Núi Tản Viên còn có tên gọi khác là:
A. Núi Tản
B. Núi Tịnh
C. Núi Mã
D. Núi Đọ

Câu 10: Đặc điểm chính của núi Tản là gì?
A. Đỉnh núi xòe ra như chiếc ô
B. Càng lên cao đỉnh núi càng thu hẹp lại
C. Trên núi có thảm thực vật vô cùng phong phú đa dạng
D. Núi có nhiều sản vật quý hiếm

Câu 11: Núi Tản thờ ai?
A. Thủy Thánh Thủy Tinh
B. Sơn Thánh Tản Viên
C. Thờ Nguyễn Trãi
D. Thờ Vua Lê Thánh Tông

Câu 12: Bài thơ Vịnh Tản Viên Sơn viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Lục bát

Câu 13: Vẻ đẹp của núi Tản Viên được miêu tả qua từ ngữ nào?
A. Đỉnh tròn tròn, nước không tới nổi, đất vạn thước, sương khói bao phủ
B. Đỉnh thoải, đầy muông thú quý, bốn bể mây ngàn trập trùng
C. Đỉnh cao đến tận trời, mây trắng bao quanh tứ phía
D. Núi cao trập trùng, đường đi hiểm trở chia cắt

Câu 14: Tư tưởng tình cảm của người viết qua bài thơ là gì?
A. Thể hiện niềm say mê với núi rừng hiểm trở tại đây
B. Thể hiện sự khiếp sợ về chốn uy nghi của núi rừng Tản Viên
C. Thể hiện sự say mê về khung cảnh hùng vĩ của núi Tản, đồng thời sự kính trọng và tự hào về vị thần núi nơi đây
D. Thể hiện sự yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc

Câu 15: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài thơ là gì?
A. Tình yêu nước và sự tự hào dân tộc
B. Lòng căm thù giặc sâu sắc
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái tiêu diêu của người thi sĩ
D. Thể hiện ước vọng sau này sẽ được ẩn mình nơi đây

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: