Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 4 – Thực hành tiếng Việt là một phần quan trọng trong Bài 4: Sự thật và trang viết của chương trình Ngữ văn 12. Phần này giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức tiếng Việt vào phân tích, cảm thụ văn bản, đặc biệt là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự và nhật ký như Con gà thở (Ngô Tất Tố), Trên những chặng đường hành quân… (Nguyễn Văn Thạc) và Ngõ Tràng An (Vân Long).
Trong bài trắc nghiệm này, học sinh cần nắm vững các nội dung sau:
- Các phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
- Đặc điểm từ vựng, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ báo chí, tự sự.
- Cách sử dụng từ ngữ, câu văn để tạo nên giọng điệu và sắc thái biểu cảm.
👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra khả năng vận dụng tiếng Việt ngay lập tức!
Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 4 – Thực hành tiếng Việt
Câu 1: Với người bạn mới quen, khi muốn chào hỏi bạn sẽ sử dụng câu như thế nào?
A. Chào cậu, cậu khỏe không?
B. Dạo này mày thế nào?
C. Ê, dạo này ổn không bạn?
D. Mày có khỏe không đấy?
Câu 2: Khi viết thư cho bố đi công tác xa thì nên sử dụng câu thế nào cho phù hợp?
A. Thưa bố, bố có khỏe không? Con rất vinh dự vì hôm nay được biên những dòng này gửi đến bố.
B. Bố kính yêu! Con và em Lan nhớ bố rất nhiều! Chỉ mong bố công tác tốt để sớm về với chúng con ạ.
C. Con rất lấy làm vinh hạnh nếu biết được bố ở phương xa vẫn khỏe!
D. Con rất lấy làm vinh hạnh khi được thông báo đến bố tình hình học tập của 2 anh em như sau:
Câu 3: Trong những tình huống sau, tình huống nào bạn nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng?
A. Khi chuẩn bị phát biểu trước lễ Tổng kết học kì 1 của khối.
B. Khi giao tiếp với bạn bè trong lớp.
C. Khi nói chuyện điện thoại với mẹ của mình.
D. Khi nói chuyện với bạn thân của mình.
Câu 4: Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật là gì?
A. Từ ngữ chọn lọc tỉ mỉ có sắc thái trang trọng, lịch sự.
B. Thường biểu lộ cảm xúc cá nhân.
C. Từ ngữ đời thường giản dị, biểu lộ cảm xúc của người nói, người viết.
D. Thường sử dụng cho các dịp trọng đại.
Câu 5: Ngôn ngữ trang trọng thường dùng vào dịp nào?
A. Khi chuẩn bị tham gia một hội nghị, một cuộc họp hay với những người chưa thân quen.
B. Dùng hàng ngày trong cuộc sống.
C. Dùng khi viết thư cho người thân của mình.
D. Dùng khi bạn muốn thể hiện yêu cầu gì đó với người khác.
Câu 6: Ngôn ngữ thân mật dùng trong trường hợp nào?
A. Khi giao tiếp với người thân của mình.
B. Khi viết thư cho một tổ chức nào đó.
C. Trong đời sống giao tiếp hàng ngày.
D. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc họp quan trọng.
Câu 7: Ngôn ngữ trang trọng là gì?
A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
B. Là ngôn ngữ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
C. Là ngôn ngữ dùng để viết.
D. Là ngôn ngữ đặc biệt thể hiện bằng kí hiệu, hình vẽ, màu sắc.
Câu 8: Thế nào là ngôn ngữ thân mật?
A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống phát biểu trong một hội nghị….
B. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
C. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống đời thường khi nói và viết cho người thân, bạn bè: viết thư, tin nhắn.
D. Là ngôn ngữ đặc biệt bằng kí hiệu hình ảnh.
Câu 9: Đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng là?
A. Từ ngữ có chọn lọc, ngôn ngữ thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng.
B. Từ ngữ nặng theo kiểu giao tiếp thường ngày.
C. Sử dụng nhiều kí tự đặc biệt.
D. Sử dụng nhiều từ biểu thị cảm xúc của người nói, người viết.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây người nói nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng?
A. Khi nhờ bạn thân của mình giải thích cho mình một bài tập nào đó.
B. Khi viết thư cho bố đi làm ở xa.
C. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc thi hùng biện tại trường.
D. Khi chào hỏi bạn thân của mình.
Câu 11: Đặt câu khi bạn muốn chào hỏi một người bạn thân lâu ngày mới gặp lại?
A. Chào bạn, bạn có khỏe không?
B. Dạo này mày có ổn không!
C. Bạn có khỏe không ạ?
D. Bạn có ổn không ạ?
Câu 12: Hãy đặt câu nói về việc bạn hỏi mượn sách một người bạn mới quen:
A. Bạn có thể cho tớ mượn cuốn sách này được không?
B. Ê, mày cho tao mượn sách nhé!
C. Tao mượn sách nhé!
D. Này, tao mượn cuốn sách này đấy.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.