Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 6 Văn bản 1 – Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Làm bài thi

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 6 Văn bản 1 – Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) là một phần quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12, thuộc bài “Trong thế giới của giấc mơ”. Bài thơ được xem là một trong những kiệt tác tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, thể hiện nỗi lòng khắc khoải, khao khát yêu thương nhưng cũng đầy đau đớn của Hàn Mặc Tử.

Trong bài trắc nghiệm này, học sinh sẽ được kiểm tra và củng cố các kiến thức trọng tâm sau:

  • Hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
  • Hình ảnh thiên nhiên Vĩ Dạ với vẻ đẹp trong sáng, huyền ảo nhưng cũng nhuốm màu tâm trạng.
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, biện pháp tu từ và hình ảnh thơ giàu sức gợi.
  • Tâm trạng và khát vọng giao cảm của thi nhân giữa thực và mộng.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá bài trắc nghiệm này và kiểm tra ngay kiến thức của bạn!

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 6 Văn bản 1 – Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Câu 1: Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?
A. Tuy sinh ra trong 1 gia đình giàu có nhưng Hàn Mặc Tử lại gặp nhiều bất hạnh.
B. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, làm thơ lấy các bút danh là Hàn Mặc Tử, Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh.
C. Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.
D. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, có hai năm học trung học ở trường Pe-lơ-ranh.

Câu 2: Lấy bút danh là Hàn Mặc Tử, nhà thơ có ngụ ý gì?
A. Ngụ ý coi mình là người làm nghề văn chương (Mặc).
B. Ngụ ý coi mình là người có ngòi bút lạnh lùng (Hàn).
C. Ngụ ý coi mình là công chức văn phòng (Mặc).
D. Ngụ ý coi mình là người sống nghèo khó nhưng thanh bạch (Hàn).

Câu 3: Dòng nào không chính xác về thơ văn Hàn Mặc Tử?
A. Trong thơ ông, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.
B. Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện của thái độ chán chường, thù hận cuộc đời.
C. Ông đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.
D. Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.

Câu 4: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Khi nhà thơ về thăm thôn Vĩ Dạ
B. Khi Hoàng Cúc đến thăm
C. Khi nằm trên giường bệnh
D. Khi nghe kể chuyện về Huế

Câu 5: Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ đầu (“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”) trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?
A. Làm cho cảnh bình minh thôn Vĩ thêm tươi sáng, quyến rũ.
B. Làm cho cảm xúc náo nức, vui tươi được bộc lộ một cách ý nhị.
C. Làm cho màu xanh “vườn ải” thêm xanh mướt, gợi cảm.
D. Làm cho cả khu vườn sáng bừng lên, chan hòa nắng mới.

Câu 6: Tâm trạng, cảm xúc nổi bật toát ra từ bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không thuộc nội dung, sắc thái nào sau đây?
A. Đắm say.
B. Thương nhớ.
C. Ngậm ngùi.
D. Vui tươi.

Câu 7: Cảm hứng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được bắt đầu từ tấm thiếp phong cảnh của cô gái thôn Vĩ Dạ. Cô gái đó là ai?
A. Mai Đình.
B. Hoàng Cúc.
C. Thương Thương.
D. Mộng Cầm.

Câu 8: Hai câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây – Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử) gợi lên nỗi niềm gì?
A. Niềm say đắm trước vẻ đẹp của cảnh vật.
B. Nỗi buồn chia lìa.
C. Nỗi hững hờ, chán nản.
D. Niềm gắn bó, yêu thương.

Câu 9: Sắc thái cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây?
A. Khát khao, vô vọng.
B. Tuyệt vọng.
C. Nhớ thương, vô vọng.
D. Hoài nghi.

Câu 10: Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ cuối (“Mơ khách đường xa, khách đường xa”) trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?
A. Thể hiện một niềm sợ hãi không gian.
B. Thể hiện một niềm khao khát hội ngộ cháy bỏng.
C. Làm cho khoảng cách không gian thêm cách xa vời vợi ngàn trùng.
D. Làm cho hình ảnh “khách đường xa” càng có sức vẫy gọi.

Câu 11: Câu thơ nào trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử gợi vẻ đẹp nên thơ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người thôn Vĩ?
A. “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.
B. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
C. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.
D. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.

Câu 12: Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ cuối “Mơ khách đường xa, khách đường xa” không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?
A. Làm cho khoảng cách không gian thêm cách xa vời vợi ngàn trùng.
B. Thể hiện một niềm sợ hãi không gian.
C. Thể hiện một niềm khao khát hội ngộ cháy bỏng.
D. Làm cho hình ảnh “khách đường xa” càng có sức vẫy gọi.

Câu 13: Ngôn ngữ trong bài thơ có nét đặc sắc là gì?
A. Tinh tế, giàu tính liên tưởng.
B. Sáng tạo, giàu hình tượng.
C. Bình dị, gần gũi với đời thường.
D. Giản dị, sống động, hóm hỉnh.

Câu 14: Câu thơ nào là lời trách móc, cũng là lời mời gọi của con người Vĩ Dạ?
A. Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
C. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
D. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Câu 15: Sắc thái cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” không phải là sắc thái nào sau đây ?
A. Nhớ thương, vô vọng.
B. Khát khao, vô vọng.
C. Hoài nghi.
D. Tuyệt vọng.

Câu 16: Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp.
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hoà của nắng.
C. Không gian thêm rực rỡ.
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận.

Câu 17: Nét đặc sắc về ngôn ngữ trong bài thơ là gì?
A. Sáng tạo, giàu hình tượng.
B. Tinh tế, giàu tính liên tưởng.
C. Bình dị, gần gũi với đời thường.
D. Giản dị, sống động, hóm hỉnh.

Câu 18: Câu nào trong bài thơ là lời trách móc, cũng là lời mời gọi của con người Vĩ Dạ?
A. Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
C. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
D. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Câu 19: Với hai chi tiết nghệ thuật – một cụm từ chỉ cảm giác (mướt quá), một cụm từ so sánh (xanh như ngọc) – câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử) đã làm bừng lên trong tâm trí người đọc nét đẹp đặc biệt nào của bình minh nơi Vĩ Dạ qua sự cảm nhận của nhân vật trữ tình?
A. Một không gian tươi xanh êm ả, thanh bình, một vẻ đẹp bình dị…
B. Một không gian tươi vui, giàu sức sống, một vẻ đẹp trang nhã…
C. Một không gian gợi cảm: tươi xanh, trong sáng, đầy sức vẫy gọi…
D. Một không gian tươi xanh, lặng lẽ, thơ mộng, chan hòa ánh sáng…

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: