Trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán – Chương 3 và 4

Năm thi: 2022
Môn học: Nguyên lý Kế toán
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2022
Môn học: Nguyên lý Kế toán
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Nguyên lý kế toán Chương là một phần quan trọng trong môn học Nguyên lý kế toán toán, thường được giảng dạy cho sinh viên năm nhất các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, và Tài chính tại nhiều trường đại học, bao gồm cả Đại học Kinh tế Quốc dân. Chương 3 và 4 của môn học này tập trung vào các khái niệm cơ bản như nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoản và quy trình kế toán.

Trắc nghiệm Nguyên lý Kế toán – Chương 3 và 4

Câu 1: Tính giá các đối tượng kế toán là việc:

a) Ghi nhận giá trị của các đối tượng kế toán trên các sổ kế toán.
b) Xác định giá trị của các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tắc và quy định được Nhà nước ban hành.
c) Ghi nhận theo giá thị trường cho các đối tượng kế toán khi lập báo cáo tài chính.
d) Cả 3 câu a, b, c đều đúng.

Câu 2: Nguyên tắc giá gốc đòi hỏi:

a) Tài sản phải được ghi nhận theo giá thị trường.
b) Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc và sẽ phải thay đổi nếu giá thị trường của những tài sản đó thay đổi ở những thời điểm sau này.
c) Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
d) Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 3: Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi người kế toán phải:

a) Không nhất thiết phải lập các khoản dự phòng.
b) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
c) Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
d) Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Câu 4: Để thông tin kế toán có thể so sánh được, khi tính giá các đối tượng kế toán, kế toán cần tuân thủ nguyên tắc:

a) Nhất quán
b) Khách quan
c) Thận trọng
d) Giá gốc

Câu 5: Để tuân thủ nguyên tắc nhất quán, kế toán phải:

a) Không được thay đổi các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn.
b) Áp dụng các chính sách và phương pháp kế toán thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán tháng.
c) Áp dụng các chính sách và phương pháp kế toán thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
d) Áp dụng các chính sách và phương pháp kế toán thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán quý và nếu có thay đổi thì phải giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Câu 6: Một trong những tiêu chuẩn để xác định tài sản là TSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam là:

a) Có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
b) Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 7: Doanh nghiệp nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu, giá chưa thuế GTGT là 60.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho là 2.200.000 đ (Trong đó đã bao gồm tiền thuế GTGT được khấu trừ là 200.000 đ), chiết khấu thương mại được hưởng là 900.000 đ. Đơn giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu là:

a) 60.550 đ
b) 66.550 đ
c) 67.100 đ
d) 60.650 đ

Câu 8: Doanh nghiệp nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu, giá chưa thuế GTGT là 60.000 đ/kg, thuế suất thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho là 2.200.000 đ (Trong đó đã bao gồm tiền thuế GTGT được khấu trừ là 200.000 đ), chiết khấu thương mại được hưởng là 900.000 đ. Trị giá thực tế nhập kho nguyên vật liệu (theo phương pháp khấu trừ) là:

a) 131.100.000 đ
b) 121.100.000 đ
c) 133.210.000 đ
d) 113.300.000 đ

Câu 9: Những tài sản nào sau đây được gọi là hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán Việt Nam:

a) Hàng gửi đi bán.
b) Hàng mua đang đi đường
c) Sản phẩm dở dang
d) Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 10: Doanh nghiệp mua sắm mới một TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 52.000.000 đ, thuế GTGT khấu trừ 10%, đã được doanh nghiệp trả bằng TGNH, chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử được chi trả bằng tiền mặt là 800.000 đ. Nguyên giá của TSCĐ được xác định (theo phương pháp thuế khấu trừ) là:

a) 53.200.000 đ
b) 52.800.000 đ
c) 52.000.000 đ
d) 54.000.000 đ

Câu 11: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá thực tế xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO ngày 15/4 là:

a) 8.000.000 đ
b) 8.720.000 đ
c) 8.320.000 đ
d) 8.200.000 đ

Câu 12: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá thực tế xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO ngày 28/4 là:

a) 3.120.000 đ
b) 3.000.000 đ
c) 3.300.000 đ
d) 3.360.000 đ

Câu 13: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 1.300 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ là:

a) 5.230 đ
b) 5.320 đ
c) 5.500 đ
d) 5.600 đ

Câu 14: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 400.000 đ, chiết khấu thương mại được hưởng 200.000 đ.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 160.000 đ.
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá thực tế nhập kho vật liệu ngày 5/4 là:

a) 8.920.000 đ
b) 8.720.000 đ
c) 8.320.000 đ
d) 8.520.000 đ

Câu 15: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 400.000 đ, chiết khấu thương mại được hưởng 200.000 đ.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 160.000 đ.
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá thực tế nhập kho vật liệu ngày 25/4 là:

a) 2.800.000 đ
b) 2.960.000 đ
c) 2.640.000 đ
d) 2.940.000 đ

Câu 16: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 400.000 đ, chiết khấu thương mại được hưởng 200.000 đ.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 160.000 đ.
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá vật liệu xuất kho ngày 15/4 theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) là:

a) 8.325.000 đ
b) 8.295.000 đ
c) 8.310.000 đ
d) 8.327.000 đ

Câu 17: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2013 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 400.000 đ, chiết khấu thương mại được hưởng 200.000 đ.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 160.000 đ.
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá vật liệu xuất kho ngày 28/4 theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) là:

a) 3.000.000 đ
b) 3.195.000 đ
c) 3.360.000 đ
d) 3.300.000 đ

Câu 18: Có tài liệu về tình hình vật liệu tại doanh nghiệp như sau:

Vật liệu tồn kho đầu tháng 4/2015 là 600 kg, đơn giá 5.000 đ/kg.
Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng 4:
Ngày 5/4: Nhập kho 1.600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.200 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 400.000 đ, chiết khấu thương mại được hưởng 200.000 đ.
Ngày 10/4: Nhập kho 600 kg, giá mua trên hóa đơn là 5.500 đ/kg.
Ngày 15/4: Xuất kho 1.600 kg để sử dụng.
Ngày 25/4: Nhập kho 500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 5.600 đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 160.000 đ.
Ngày 28/4: Xuất kho 600 kg để sử dụng.

Biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Đơn giá bình quân vật liệu xuất kho tháng 4 theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (cố định) là:

a) 5.052 đ/kg
b) 5.056 đ/kg
c) 5.556 đ/kg
d) Các câu trên đều sai

Câu 19: Doanh nghiệp mua sắm mới một TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 52.000.000 đ, thuế GTGT khấu trừ 10%, đã được doanh nghiệp trả bằng TGNH, chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử được chi trả bằng tiền mặt là 8.000.000 đ. Thời gian sử dụng 10 năm, khấu hao bình quân tháng là:

a) 1.000.000 đ
b) 1.200.000 đ
c) 500.000 đ
d) 6.000.000 đ

Câu 20: Doanh nghiệp mua sắm mới một TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 55.000.000 đ, thuế GTGT khấu trừ 10%, đã được doanh nghiệp trả bằng TGNH, chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử được chi trả bằng tiền mặt là 5.500.000 đ bao gồm 10% thuế GTGT. Nguyên giá tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế là:

a) 55.000.000 đ
b) 60.000.000 đ
c) 60.500.000 đ
d) 66.000.000 đ

Câu 21: Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” dùng để:

a) Phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
b) Phản ánh chi phí cho lao động phân xưởng.
c) Phản ánh chi phí về lao động cho người trực tiếp bán hàng hóa cho công ty.
d) Cả a, b, c đều đúng.

Câu 22: Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để:

a) Phản ánh chi phí NVL dùng trực tiếp cho hoạt động SXSP, dịch vụ.
b) Phản ánh chi phí NVL không dùng trực tiếp cho hoạt động SXSP, dịch vụ.
c) Phản ánh chi phí NVL dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng.
d) Cả a, b, c đều đúng.

Câu 23: Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” dùng để:

a) Phản ánh chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động SXSP, DV.
b) Phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động SXSP, DV.
c) Phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng.
d) Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành.

Câu 24: Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để:

a) Phản ánh chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động SXSP, DV.
b) Phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động SXSP, DV.
c) Phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng.
d) Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành.

Câu 25: Kết cấu TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” có số dư:

a) Bên nợ.
b) Bên có.
c) Không có số dư.
d) Cả a và b đều đúng.

Câu 26: Kết cấu TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” có số dư:

a) Bên nợ.
b) Bên có.
c) Không có số dư.
d) Cả a và b đều đúng.

Câu 27: Kết cấu TK 627 “chi phí sản xuất chung” có số dư:

a) Bên nợ.
b) Bên có.
c) Không có số dư.
d) Cả a và b đều đúng.

Câu 28: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 621/ Có TK 152.
b) Nợ TK 627/ Có TK 152.
c) Nợ TK 641/ Có TK 152.
d) Nợ TK 642/ Có TK 152.

Câu 29: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận bán hàng kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 621/ Có TK 152.
b) Nợ TK 627/ Có TK 152.
c) Nợ TK 641/ Có TK 152.
d) Nợ TK 642/ Có TK 152.

Câu 30: Trị giá công cụ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 621/ Có TK 153.
b) Nợ TK 627/ Có TK 153.
c) Nợ TK 641/ Có TK 153.
d) Nợ TK 642/ Có TK 153.

Câu 31: Lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 622/ Có TK 334.
b) Nợ TK 627/ Có TK 334.
c) Nợ TK 641/ Có TK 334.
d) Nợ TK 642/ Có TK 334.

Câu 32: Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 622/ Có TK 334.
b) Nợ TK 627/ Có TK 334.
c) Nợ TK 641/ Có TK 334.
d) Nợ TK 642/ Có TK 334.

Câu 33: Khi xuất gởi sản phẩm đi bán, kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 157/ Có TK 155.
b) Nợ TK 154/ Có TK 157.
c) Nợ TK 156/ Có TK 155.
d) Nợ TK 632/ Có TK 155.

Câu 34: Tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 622/ Có TK 334.
b) Nợ TK 627/ Có TK 334.
c) Nợ TK 641/ Có TK 334.
d) Nợ TK 642/ Có TK 334.

Câu 35: “Thành phẩm đã bán bị trả lại”, kế toán ghi nhận nhập kho thành phẩm như sau:

a) Nợ TK 155/ Có TK 154
b) Nợ TK 155/ Có TK 632.
c) Nợ TK 156/ Có TK 632.
d) Nợ TK 156/ Có TK 154.

Câu 36: Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp kế toán định khoản như sau:

a) Nợ TK 621/ Có TK 214.
b) Nợ TK 627/ Có TK 214.
c) Nợ TK 641/ Có TK 214.
d) Nợ TK 642/ Có TK 214.

Câu 37: Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng trong trường hợp:

a) Khách hàng thanh toán tiền ngay.
b) Khách hàng mua số lượng lớn.
c) Khách hàng trả trước.
d) Đáp án khác.

Câu 38: Giảm giá cho khách hàng hưởng trong trường hợp:

a) Khách hàng thanh toán tiền ngay.
b) Khách hàng mua số lượng lớn.
c) Khách hàng trả trước.
d) Đáp án khác.

Câu 39: Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

a) Nợ TK 911/ Có TK 632.
b) Nợ TK 632/ Có TK 911.
c) Nợ TK 511/ Có TK 911.
d) Nợ TK 911/ Có TK 511.

Câu 40: Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

a) Nợ TK 911/ Có TK 632.
b) Nợ TK 632/ Có TK 911.
c) Nợ TK 511/ Có TK 911.
d) Nợ TK 911/ Có TK 511.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: