Trắc nghiệm Quốc phòng và An ninh 12 – Bài 8 là một nội dung quan trọng trong môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, giúp học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng di chuyển linh hoạt, an toàn và hiệu quả trong môi trường chiến đấu giả định. Đây là bài học thực hành quan trọng, yêu cầu sự kết hợp giữa kỹ thuật, sự quan sát và khả năng phản xạ nhanh.
Bài kiểm tra này giúp học sinh nắm vững lý thuyết, áp dụng hiệu quả vào các buổi thực hành quốc phòng và nâng cao kỹ năng xử lý tình huống trong thực tế. Đề thi được biên soạn theo chương trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 phù hợp với nội dung giảng dạy tại các trường THPT trên cả nước.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức với đề thi này ngay bây giờ để kiểm tra và củng cố kiến thức của mình!
Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu
Câu 1: Động tác chạy khom được vận dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực.
B. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người nằm, cần vận động nhẹ.
C. Địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.
D. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi
Câu 2: Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?
A. Tư thế áp sát người vào bờ đất.
B. Động tác vọt tiến.
C. Động tác trườn.
D. Động tác lê cao.
Câu 3: Tư thế, động tác nào sau đây không có trong các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?
A. Lê cao
B. Lê thấp
C. Bò cao
D. Lê vừa
Câu 4: Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?
A. Động tác lê cao.
B. Tư thế áp sát người vào bờ đất.
C. Động tác trườn.
D. Động tác vọt tiến.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có thể vận dụng động tác chạy vọt tiến?
A. Địa hình nhiều cây cối rậm rạp
B. Dưới hỏa lực không quân, Pháo binh, súng cối.
C. Dưới hỏa lực bắn thẳng của địch.
D. Địa hình trống trải hoặc không kín đáo
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có thể vận dụng động tác đi khom thấp?
A. Khi ở gần địch, địa hình có vật che khuất cao ngang tầm ngực.
B. Nơi có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.
C. Vận động ở địa hình trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng.
D. Hành quân trong đêm tối, địch ở xa không phát hiện được.
Câu 7: Đâu không phải là yêu cầu vận dụng các tư thế động tác cơ bản trong chiến đấu?
A. Vận dụng linh hoạt xử lý các tình huống chính xác kịp thời
B. Chưa nắm rõ tình hình địch địa hình địa vật
C. Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội và cấp trên.
D. Còn quyết tâm chiến đấu cao
Câu 8: Trong tình huống dưới hoả lực bắn thẳng của địch ta vận dụng tư thế, động tác nào?
A. Động tác vọt tiến.
B. Tư thế áp sát người vào bờ đất.
C. Động tác lê cao.
D. Động tác trườn.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?
A. Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu
B. Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình
C. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội
D. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật
Câu 10: Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế người nằm, cần vận động nhẹ.
B. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi
C. Địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch.
D. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực
Câu 11: Tại sao thường vận dụng động tác bò cao nơi có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi?
A. để thuận tiện ẩn nấp.
B. để bên mình dễ theo dõi đội hình bố trí.
C. để vận động qua những nơi địa hình rừng núi.
D. để tránh phát ra tiếng động hoặc khi cần dùng tay dò gỡ mìn.
Câu 12: Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?
A. Động tác lê cao.
B. Động tác lê thấp.
C. Động tác trườn.
D. Động tác vọt tiến.
Câu 13: Khi thực hiện động tác lê cao, chiến sĩ cần chú ý gì?
A. Đặt tay phải về phía trước để di chuyển thân người.
B. Luôn khoác súng trên vai để đảm bảo an toàn.
C. Tay trái đặt về phía trước để di chuyển thân người.
D. Luôn phải đặt súng sát mặt đất để đảm bảo an toàn.
Câu 14: Trong chiến đấu, động tác trườn được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
B. Cần vượt qua địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngừng hỏa lực.
C. Nơi có địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm.
D. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.
Câu 15: Khi đến gần địch, tuỳ theo địa hình, địa vật phải thực hiện tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường?
A. Vọt tiến
B. Chạy nước rút
C. Chạy tốc độ
D. Chạy nhanh
Câu 16: Khi thực hiện động tác trườn, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
A. Khóa khớp hông, gồng cơ bụng để thân người thành một trục thẳng.
B. Chân chiến sĩ đi nhún nhảy (mổ cò), đầu nhấp nhô.
C. Mông và đùi trái là là mặt đất; mắt luôn phải quan sát mục tiêu.
D. Chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô.
Câu 17: Một trong những nội dung yêu cầu của tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường là gì?
A. Vận dụng các tư thế vận động cho phù hợp
B. Nên vận dụng tư thế vận động thấp cho an toàn
C. Phải vận dụng đủ các tư thế vận động cơ bản
D. Sử dụng tư thế vận động lê, trườn đảm bảo an toàn nhất
Câu 18: Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang thực hiện động tác nào?
A. Tư thế áp sát người vào bờ đất.
B. Động tác trườn.
C. Động tác vọt tiến.
D. Động tác lê cao.
Câu 19: Trong chiến đấu, động tác trườn không được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.
B. Khi cần vượt qua địa hình trống trải, hỏa lực địch bắt thẳng.
C. Nơi có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi.
D. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, trống trải.
Câu 20: Thời cơ để vận động các tư thế động tác cơ bản trong chiến đấu là
A. Khi địch chú ý về hướng của quân ta
B. Khi xung quanh im lặng
C. Địa hình bằng phẳng
D. Có nhiều tiếng động ồn ào, bom nổ, màn khói,…

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.