Trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – đề 5 là một đề thi thuộc môn Răng – Hàm – Mặt, được thiết kế nhằm kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên ngành Y đa khoa và chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt. Đề thi này bao gồm các câu hỏi liên quan đến các bệnh lý răng miệng, cấu trúc và chức năng của răng, hàm, mặt, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị nha khoa, cũng như các quy trình phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Mục tiêu của đề thi là giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyên ngành này, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tế lâm sàng. Đề thi thường được giảng dạy tại các trường đại học y khoa uy tín, như Đại học Y Dược TP.HCM (UMP), dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và bác sĩ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt, tiêu biểu là PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hà, một chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị lâm sàng. Đề thi này phù hợp cho sinh viên năm thứ ba trở lên, giúp chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần và các kỳ thi lâm sàng trong môi trường bệnh viện. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết về đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay để củng cố kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt!
Đề thi trắc nghiệm Răng – Hàm – Mặt – đề 5 (có đáp án)
Câu 1: Sử dụng nhân viên chăm sóc ngay tại nơi họ đang công tác và sinh sống thuộc nguyên tắc nào sau đây:
A. Liên quan đến cộng đồng
B. Kỹ thuật thích hợp
C. Phân bố hợp lý
D. Phối hợp nhiều ngành
Câu 2: Để tăng cường sức khỏe cho cộng đồng cần:
A. Trang bị máy móc hiện đại
B. Trang bị dụng cụ đầy đủ
C. Trang bị thuốc men đầy đủ
D. Giáo dục sức khỏe răng miệng
Câu 3: Để tạo lòng tin ở cộng đồng, chúng ta cần phải:
A. Đáp ứng được nhu cầu cụ thể của cộng đồng
B. Phải hiểu thói quen của cộng đồng
C. Phải nắm được mô hình sức khỏe của cộng đồng
D. Có sự hợp tác của lãnh đạo và các ngành
Câu 4: Trong giáo dục sức khỏe răng miệng, để phòng bệnh sâu răng và nha chu, cần nhấn mạnh điều gì?
A. Chế độ ăn
B. Dinh dưỡng
C. Triệu chứng sớm của bệnh
D. Vai trò của mảng bám răng
Câu 5: Trường hợp nào sau đây nằm trong mạng lưới điều trị khẩn bệnh răng miệng:
A. Trám răng sâu ngà
B. Lấy cao răng
C. Cấp đơn thuốc
D. Giảm đau
Câu 6: Để thực hiện mạng lưới dự phòng bệnh răng miệng, biện pháp lớn hiện nay:
A. Phát triển mạng lưới nha học đường
B. Đào tạo gấp nhân viên y tế cộng đồng
C. Tăng cường đào tạo bác sĩ răng hàm mặt
D. Trám bít hố rãnh
Câu 7: Hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc sức khỏe nha chu cho bản thân thuộc loại hình chăm sóc mức độ nào:
A. 1
B. 2
C. 4
D. Khẩn
Câu 8: Để điều hành chương trình chăm sóc răng ban đầu cần phải làm gì trước tiên:
A. Lập kế hoạch
B. Tìm nguồn tài trợ
C. Tổ chức khám điều tra
D. Huấn luyện nhân viên sức khỏe cộng đồng
Câu 9: Tổ chức tuyến cơ sở nhằm chăm sóc răng ban đầu gồm nội dung nào sau đây:
A. Điều trị răng miệng với ghế máy chuyên khoa
B. Lấy cao, nhổ răng lung lay
C. Fluor hóa nước công cộng
D. Trám bít hố rãnh
Câu 10: Để lập kế hoạch cho chương trình chăm sóc răng ban đầu, ta không cần thu thập thông tin nào sau đây:
A. Điều kiện của trạm xá
B. Điều kiện thông tin tuyên truyền
C. Điều kiện kinh tế, đời sống
D. Xác định tình trạng bệnh
Câu 11: Giáo dục sức khỏe răng miệng là một biện pháp dự phòng:
A. Khó thực hiện
B. Thụ động
C. Chủ động
D. Không công bằng
Câu 12: Để phát hiện sớm ung thư niêm mạc miệng, cần hướng dẫn cho cộng đồng biết phải đi khám ngay khi có vết loét ở niêm mạc miệng:
A. Đau dữ dội
B. Chảy máu
C. Không lành sau 10 ngày điều trị kháng sinh
D. Có bờ sùi
Câu 13: Trước khi mọc răng, dinh dưỡng ảnh hưởng đến:
A. Thời gian mọc răng
B. Thành phần hóa học của răng
C. Thời gian hình thành mầm răng
D. Hình thái học của răng
Câu 14: Calci có nhiều trong:
A. Thịt
B. Trứng
C. Sữa
D. Đậu khuôn
Câu 15: Chải răng cần:
A. Chải nhiều lần trong ngày
B. Chải mạnh
C. Chải một lần vào buổi sáng thật kỹ
D. Chải sau khi ăn
Câu 16: Chải răng là một biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng:
A. Nhẹ nhàng và hữu hiệu
B. Rẽ tiền nhưng ít hiệu quả
C. Khó thực hiện và ít tác dụng
D. Phức tạp nhưng hiệu quả
Câu 17: Fluor được sử dụng dưới dạng tại chỗ là:
A. Súc miệng với NaF
B. Muối ăn có Fluor
C. Viên Fluor
D. Fluor hóa nước trường học
Câu 18: Trám bít hố rãnh là một biện pháp dự phòng sâu răng ưu tiên cho răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất ở độ tuổi:
A. 2 – 3 tuổi
B. 5- 6 tuổi
C. 6 – 7 tuổi
D. 8 – 9 tuổi
Câu 19: Để dự phòng bệnh nha chu cần đi khám ngay khi thấy triệu chứng:
A. Tụt nướu
B. Chảy máu nướu
C. Miệng hôi
D. Áp xe nướu
Câu 20: Sử dụng viên fluor khi nguồn nước có nồng độ fluor:
A. < 0,7ppm
B. 0,7ppm
C. 0,1ppm
D. 0,3ppm
Câu 21: Trong bệnh sởi vi rút gây ra:
A. Những vùng loét hoại tử ở miệng
B. Hiện tượng nướu mất gai
C. Lưỡi nứt nẻ
D. Viêm miệng
Câu 22: Viêm màng ngoài tim có thể do ảnh hưởng của bệnh:
A. Viêm tủy răng cấp tính
B. Nhiễm độc chì
C. Viêm nha chu
D. Viêm quanh chóp răng
Câu 23: Thiếu vitamin C có thể dẫn đến:
A. Thiểu sản men
B. Nướu chai đỏ bóng
C. Răng dị dạng
D. Niêm mạc má, vòm miệng khô đỏ
Câu 24: Tình trạng thừa vitamin D sẽ gây ra:
A. Đau nhức xương hàm hoặc xương sườn
B. Răng dị dạng về hình dáng
C. Răng rụng chậm
D. Răng bị thiểu sản men
Câu 25: Thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng đến xương hàm và răng:
A. Xương hàm dưới nhỏ, xương hàm bình thường
B. Răng nhỏ và thưa
C. Răng to và chen chúc
D. Răng mọc chậm và chen chúc
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.