Trắc nghiệm Sinh học đại cương Y Hà Nội là một trong những đề thi môn Sinh học đại cương dành cho sinh viên năm nhất ngành Y tại trường Đại học Y Hà Nội. Môn học này cung cấp nền tảng kiến thức quan trọng về cấu trúc và chức năng của các hệ thống sinh học, là cơ sở cho các môn học chuyên ngành sau này như sinh lý học và y học di truyền. Đề thi được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm của trường, tiêu biểu là GS.TS. Nguyễn Đức Hinh, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học và y học.
Trắc nghiệm Sinh học đại cương – Đề số 2
1. Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế:
A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn.
B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn.
C. Ức chế sinh tổng hợp protein.
D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn.
2. Kháng sinh có đặc điểm:
A. Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học.
B. Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật.
C. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định.
D. Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau.
3. Chất tẩy uế và chất sát khuẩn giống nhau ở điểm:
A. Có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, ly trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật.
B. Có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da.
C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật.
D. Gây độc hại cho cơ thể.
4. Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế:
A. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của vách vi khuẩn.
B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn.
C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương.
D. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu của màng nhân.
5. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau:
A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom
B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom
C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S
D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S
6. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là:
A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin
B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom
C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom, gây nên đọc sai mã của ARN thông tin.
D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển
7. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn:
A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của ADN.
B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN.
C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN.
D. Ngăn cản sinh tổng hợp ADN-polymerase phụ thuộc ARN.
8. Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho:
A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt
B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt
C. Vách không còn khả năng phân chia nên vi khuẩn bị tiêu diệt
D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt
9. Chất sát khuẩn là những chất:
A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử
B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể
C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da
D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da
10. Chất tẩy uế có đặc điểm:
A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật
B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật
C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da
D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn
11. Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn:
A. Có bốn dạng đề kháng là: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được.
B. Đề kháng giả được chia thành hai nhóm là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
C. Đề kháng thật được chia thành hai nhóm là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền.
12. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách:
A. Làm giảm tính thấm của vách
B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương
C. Làm giảm tính thấm của màng nhân
D. Làm giảm tính thấm của vỏ
13. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế:
A. Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của thuốc.
B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc.
C. Vi khuẩn không còn enzym nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh.
D. Vi khuẩn không còn màng tế bào.
14. Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn.
B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu.
C. Các gien đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon.
D. Gien đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-.
15. Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid:
A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh
B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh
C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh
D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh
16. Trên lâm sàng, phối hợp thuốc kháng sinh là một trong những nguyên tắc dùng thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc, dựa trên tính chất sau của đột biến:
A. Đột biến có tính vững bền
B. Đột biến có tính ngẫu nhiên
C. Đột biến có tính chất hiếm
D. Đột biến có tính chất độc lập và đặc hiệu
17. Sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Các vi khuẩn kháng thuốc bị tiêu diệt.
B. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bị tiêu diệt.
C. Các vi khuẩn nhạy cảm được tự do phát triển mà không bị ức chế cạnh tranh bởi các vi khuẩn khác.
D. Tất cả các vi khuẩn nhạy cảm và kháng thuốc đều bị tiêu diệt.
18. Một trong những biện pháp phòng chống kháng thuốc ở vi khuẩn là:
A. Chỉ điều trị khi có kết quả kháng sinh đồ.
B. Chỉ điều trị khi phân lập, định danh được vi khuẩn.
C. Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
D. Phối hợp nhiều loại kháng sinh và tăng liều kháng sinh.
19. Một số khái niệm về nhiễm trùng:
A. Bệnh nhiễm trùng thể ẩn: trạng thái bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
B. Bệnh nhiễm trùng cấp tính: diễn tiến bệnh nhanh, sau đó bệnh nhân thường tử vong.
C. Bệnh nhiễm trùng mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội.
D. Nhiễm trùng tiềm tàng: người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng.
20. Tính gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào:
A. Độc lực của vi sinh vật
B. Độc tố của vi khuẩn gây bệnh xâm nhập
C. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể
D. Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể
21. Đặc điểm của bệnh nhiễm trùng mạn tính:
A. Bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội
B. Bệnh kéo dài, không có dấu hiệu lâm sàng
C. Hay gặp hơn các thể bệnh nhiễm trùng khác
D. Thường không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh trong bệnh phẩm
22. Coagulase của một số vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan chất tạo keo và sợi cơ của cơ thể.
B. Làm tan hồng cầu.
C. Giúp vi khuẩn bám chắc vào niêm mạc đường hô hấp.
D. Làm đông kết huyết tương.
23. Ngoại độc tố của vi khuẩn có tính chất:
A. Được giải phóng ra trong quá trình vi khuẩn bị ly giải.
B. Gây rối loạn điển hình đặc biệt.
C. Tính kháng nguyên mạnh do bản chất là glycopeptid.
D. Bị hủy ở 100°C sau 30 phút.
24. Các tính chất của nội độc tố vi khuẩn:
A. Tính kháng nguyên thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
B. Có kháng độc tố điều trị.
C. Chỉ được giải phóng ra khi tế bào vi khuẩn bị ly giải.
D. Chịu nhiệt kém.
25. Các tính chất của nội độc tố vi khuẩn:
A. Có ở các Clostridium, bạch hầu, tả, E. coli, Shigella.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram âm.
C. Độc tính rất mạnh.
D. Bản chất là phức hợp phospholipid A và B.
26. Một vi sinh vật ngoài các yếu tố độc lực còn cần hai yếu tố phải có để gây được bệnh nhiễm trùng, đó là:
A. Sự xâm nhập và độc tố
B. Yếu tố bám và xâm nhập
C. Yếu tố bám và độc tố
D. Độc tố và enzym ngoại bào
27. Enzym ngoại bào protease của vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan hồng cầu
B. Làm tan tơ huyết
C. Làm đông kết huyết tương
D. Làm vô hiệu hóa kháng thể IgA1
28. Các đặc điểm của interferon (IFN):
A. Xuất hiện từ ngày 4-7 sau khi có virus xâm nhập cơ thể
B. IFN của loài động vật nào sản xuất ra chỉ có tác dụng với loài đó
C. Có tác dụng đặc hiệu với kháng nguyên
D. Ngăn chặn virus nhân lên do phá vỡ vỏ capsid của virus
29. Trong hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể là:
A. Hàng rào da, hàng rào tế bào
B. Hàng rào niêm mạc, hàng rào tế bào
C. Hàng rào da, hàng rào niêm mạc
D. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch
30. Cầu khuẩn là:
A. Những vi khuẩn hình cầu.
B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu.
C. Có đường kính trung bình khoảng 1nm.
D. Sắp xếp thành từng đám hay rải rác.
31. Chức năng màng nguyên sinh tế bào vi khuẩn:
A. Thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan.
B. Là nơi tổng hợp nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.
C. Là nơi cung cấp thức ăn cho tế bào.
D. Là nơi tổng hợp các ngoại độc tố của tế bào.
32. Chức năng của vách vi khuẩn:
A. Thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan.
B. Là nơi tập trung của các enzym chuyển hóa và hô hấp.
C. Tham gia tổng hợp vỏ của vi khuẩn Gram âm.
D. Mang những kháng nguyên quan trọng của vi khuẩn.
33. Đặc điểm vỏ và lông của vi khuẩn:
A. Vỏ chỉ có ở vi khuẩn Gram âm.
B. Vỏ có cấu tạo là polysaccharit hoặc polypeptid.
C. Lông có bản chất là polysaccharit.
D. Mọi vi khuẩn Gram âm đều có lông.
34. Sinh lý của vi khuẩn:
A. Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng.
B. Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng.
C. Vi khuẩn chuyển hóa được nhờ có ARN vận chuyển.
D. Sự dinh dưỡng của vi khuẩn nhờ khả năng vận chuyển qua màng của ARN vận chuyển.
35. Khái niệm xoắn khuẩn:
A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông
B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động
C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân
D. Không di động
36. Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn:
A. Có nhân điển hình
B. Không có nhân
C. Không có màng nhân
D. Có bộ máy phân bào
37. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn:
A. Protein và polypeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô
B. Protein và polypeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô
C. Không có enzym nội bào
D. Chứa nội độc tố
38. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn:
A. Có tính thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan.
B. Là nơi tổng hợp nhân của vi khuẩn
C. Là nơi tổng hợp các Ribosom cho tế bào
D. Là nơi xuất phát của các lông của vi khuẩn
39. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn:
A. Có tính kháng nguyên mạnh
B. Có tính kháng nguyên yếu
C. Bao bên ngoài vách tế bào nên có tính kháng nguyên đa đặc hiệu
D. Bản chất hóa học là phức hợp lipopolysaccharit
40. Yếu tố độc lực chính quyết định sự nhiễm trùng là:
A. Độc tố của vi khuẩn.
B. Một số enzym ngoại bào của vi khuẩn.
C. Sự xâm nhập và sinh sản của vi khuẩn.
D. Sự bám vào tế bào của vi khuẩn.
41. Muốn xác định được typ sinh hóa của vi khuẩn đường ruột phải:
A. Xác định tính chất sinh vật hóa học của vi khuẩn
B. Phải có môi trường phân biệt chọn lọc khá SS
C. Phải có môi trường phân biệt chọn lọc ít MacConkey
D. Phải có môi trường giàu dinh dưỡng BA
42. Đặc điểm của họ vi khuẩn đường ruột:
A. Là những trực khuẩn Gram âm, có lông quanh thân
B. Là những trực khuẩn Gram dương, di động (+/-)
C. Sử dụng đường glucose, sinh hơi (+/-)
D. Sinh nha bào hoặc không tùy theo loại vi khuẩn
43. Một trong những tính chất sau không phải của vi khuẩn đường ruột:
A. Khử nitrat thành nitrit
B. Catalase (-)
C. Di động (+/-)
D. Glucose (+)
44. Đặc điểm gây bệnh sốt thương hàn của Salmonella:
A. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hóa, đường hô hấp
B. Vi khuẩn bám trên bề mặt niêm mạc ruột non làm niêm mạc bị hoại tử
C. Vi khuẩn nhân lên trong hạch mạc treo ruột
D. Phải có khoảng 10^2 – 10^3 vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa mới có khả năng gây bệnh.
45. Salmonella có thể gây ra những bệnh cảnh sau:
A. Viêm dạ dày, hạch mạc treo ruột
B. Nhiễm khuẩn và nhiễm độc thức ăn
C. Viêm não xơ chai bán cấp
D. Viêm gan mạn tính
46. Đặc điểm sinh học của Haemophilus influenzae:
A. Có lông hoặc không có lông tùy theo điều kiện phát triển
B. Có vỏ hoặc không vỏ tùy theo điều kiện phát triển
C. Cầu trực khuẩn nhỏ, Gram dương
D. Chỉ nuôi cấy được trên môi trường giàu chất dinh dưỡng: thạch máu, CA.
47. Đặc điểm độc tố tetanospasmin của vi khuẩn uốn ván:
A. Bị bất hoạt ở 120°C sau 15 phút
B. Là độc tố thần kinh
C. Bản chất là nội độc tố
D. Gây ly giải hồng cầu người, ngựa, thỏ
48. Vi khuẩn Chlamydia bắt buộc phải sống ký sinh nội bào vì:
A. Không có enzym nội bào nên không tự chuyển hóa, trao đổi chất
B. Không có enzym ngoại bào nên không tự chuyển hóa, trao đổi chất
C. Không có khả năng tạo ATP bằng hiện tượng oxy hóa
D. Không có vách nên không thể tồn tại ngoài môi trường
49. Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A. Trực khuẩn ngắn, Gram âm
B. Trực khuẩn mảnh, đôi khi phân nhánh
C. Di động (+), không sinh nha bào
D. Trong điều kiện không thuận lợi có thể sinh nha bào
50. Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A. Kỵ khí tuyệt đối
B. Có tốc độ tăng trưởng chậm hoặc rất chậm
C. Dễ phát triển trên các môi trường nuôi cấy thông thường
D. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn bắt màu đỏ
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.