Trắc Nghiệm Sinh Lý Học 2017 Y Hà Nội

Năm thi: 2017
Môn học: Sinh Lý học
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: Tổng Hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2017
Môn học: Sinh Lý học
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: Tổng Hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Sinh Lý Học 2017 là một trong những đề thi môn sinh lý học đã được tổng hợp, thường được sử dụng tại các trường đại học giảng dạy khối ngành y dược. Đề thi này được biên soạn bởi các giảng viên chuyên ngành sinh lý học, đặc biệt tại những trường đại học uy tín như Đại học Y Hà Nội. Để hoàn thành tốt bài trắc nghiệm, sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao về sinh lý học, bao gồm cơ chế hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Đây là đề thi dành cho sinh viên năm thứ hai của ngành Y khoa, và được tổ chức vào năm 2017.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Y Khoa 2017

 

Câu 1: Khi kết thúc bài xuất nước tiểu:
A. Áp lực cơ dentrusor giảm
B. Cơ thắt trong và ngoài bàng quang co thắt trở lại
C. Tăng trương lực cơ niệu đạo
D. Giảm áp lực niệu đạo

Câu 2: Quá trình điện thẩm có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Sự di chuyển của ion khi có sự chênh lệch điện thế hai bên màng
B. Đạt trạng thái cân bằng động trước khi cân bằng điện thế
C. Chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng độ ion
D. Xác định điện thế màng tế bào bằng phương trình Nerst

Câu 3: Trạng thái cân bằng động là kết quả của sự khuếch tán do lúc đầu có sự chênh lệch căn bản về:
A. Nồng độ
B. Áp suất thẩm thấu
C. Áp suất thủy tĩnh
D. Điện thế

Câu 4: Quá trình bài xuất nước tiểu qua niệu đạo, chọn câu sai?
A. Giảm trương lực cơ ở niệu đạo
B. Tăng áp lực trong niệu đạo
C. Tăng áp lực cơ dentrusor bàng quang
D. Sóng co thắt bàng quang – niệu đạo tiếp nối nhau

Câu 5: Điện thế màng được tính bằng phương trình Nernst đạt được khi có sự cân bằng giữa 2 lực:
B. Khuếch tán và điện thẩm
A. Khuếch tán và thẩm thấu
C. Điện thẩm và thẩm thấu
D. Điện thẩm và siêu lọc

Câu 6: Chọn câu sai về tính chất sinh lý của niệu đạo?
D. Tính hấp thu
A. Tính cảm ứng
B. Tính co thắt
C. Tính trương lực

Câu 7: Vai trò của vỏ não trong hoạt động tiểu tiện:
A. Ức chế cơ thắt ngoài bàng quang
B. Ức chế cơ thắt trong bàng quang
C. Kích thích cơ thắt ngoài bàng quang
D. Kích thích cơ thắt trong bàng quang

Câu 8: Hiện tượng trao đổi chất ở mao mạch được thực hiện dựa vào nguyên lý của hiện tượng:
B. Khuếch tán
A. Điện thẩm
C. Thẩm thấu
D. Siêu lọc

Câu 9: Trung tâm ức chế tiểu tiện thông qua cơ thắt ngoài nằm ở:
B. Cầu não
A. Tiểu não
C. Hành não
D. Vỏ não

Câu 10: Khi nói về hiện tượng siêu lọc thì:
A. Áp suất thủy tĩnh có tác dụng kéo các chất hòa tan
B. Albumin máu giảm sẽ ảnh hưởng đến áp suất thủy tĩnh
C. Áp suất keo có tác dụng kéo nước
D. Nồng độ chất tan trực tiếp ảnh hưởng lên áp suất thủy tĩnh

Câu 11: Trong phản xạ thực vật:
A. Xung động ức chế thần kinh giao cảm dẫn đến giãn cơ thắt trong bàng quang
B. Xung động ức chế thần kinh giao cảm dẫn đến giãn cơ thắt ngoài bàng quang
C. Xung động kích thích thần kinh giao cảm dẫn đến giãn cơ thắt trong bàng quang
D. Xung động kích thích thần kinh giao cảm dẫn đến giãn cơ thắt ngoài bàng quang

Câu 12: Thần kinh chi phối bàng quang có trung tâm nằm ở:
B. Tủy sống đoạn S2−S3
A. Tủy sống đoạn S1−S2
C. Tủy sống đoạn L1−L2
D. Tủy sống đoạn L3−L4

Câu 13: Phù trong bệnh suy tim là do yếu tố nào sau đây?
C. Tăng áp suất thủy tĩnh
A. Giảm áp suất thủy tĩnh trong mô kẽ
B. Giảm áp suất keo trong huyết tương
D. Tăng áp suất keo trong huyết tương

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng đối với bàng quang?
C. Trương lực tự nhiên của cơ thắt trong thuận lợi cho nước tiểu từ bàng quang thoát ra từ niệu đạo
A. Hai niệu quản đổ vào bàng quang ở hai góc cao nhất của tam giác bàng quang
B. Khi cơ bàng quang co, các cơ thành bàng quang áp chặt vào lỗ niệu đạo, làm nước tiểu không trào ngược lên bể thận
D. Cơ thắt ngoài của bàng quang là cơ vân chịu ảnh hưởng chi phối của vỏ não

Câu 15: Chọn câu đúng về đặc điểm cơ thắt bàng quang?
A. Cơ thắt trong hoạt động không ý thức, cơ thắt ngoài hoạt động có ý thức
B. Cơ thắt trong hoạt động có ý thức, cơ thắt ngoài hoạt động có không ý thức
C. Cơ thắt trong hoạt động không ý thức, cơ thắt ngoài có ý thức
D. Cơ thắt trong hoạt động có ý thức, cơ thắt ngoài hoạt động có ý thức

Câu 16: Vận chuyển chủ động qua màng tế bào:
D. luôn cần chất chuyên chở
A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
B. không cần năng lượng dạng ATP
C. làm thăng bằng bậc thang nồng độ

Câu 17: Tính chất sinh lý của đường tiết niệu trên bao gồm:
B. Tính động lực, tính trương lực, tính co thắt, tính đàn hồi
A. Tính động lực, tính trương lực, tính hấp thu
C. Tính động lực, tính co thắt, tính đàn hồi
D. Tính trương lực, tính đàn hồi, tính hấp thu

Câu 18: Sự điều tiết quá trình bài xuất nước tiểu thông qua các cơ thắt thể hiện tính chất sinh lý nào của đường tiết niệu trên?
D. Tính co thắt
A. Tính hấp thu
B. Tính trương lực
C. Tính động lực

Câu 19: Hình thức vận chuyển chủ động qua màng tế bào có đặc điểm sau:
A. Xảy ra theo hướng ngược gradient điện hóa học
B. Hướng tới bậc thang càng hẹp hơn
C. Không cần chất mang
D. Không sử dụng năng lượng

Câu 20: Áp lực cơ bản của niệu quản:
C. Có tác dụng đẩy nước tiểu
A. Có trị số cao do co cơ tạo ra
B. Thay đổi theo từng đoạn ống
D. Giúp chứa đựng nước tiểu

Câu 21: Áp lực cơ bản thể hiện tính chất nào của đường tiết niệu trên?
D. Tính trương lực
A. Tính động lực
B. Tính co thắt
C. Tính hấp thu

Câu 22: Vận chuyển chủ động qua màng tế bào, Chọn câu sai:
C. Giúp chênh lệch bậc thang ngày càng rộng ra
A. Luôn cần năng lượng và chất mang
B. Ngược hướng Gradiant
D. Tất cả đều sai

Câu 23: Chọn câu sai. Áp lực co cơ:
C. Thể hiện tính trương lực
A. Do sóng nhu động đường tiết niệu gây ra
B. Thay đổi theo từng đoạn
D. Giúp nước tiểu đi từ trên niệu quản xuống bàng quang

Câu 24: Chọn câu sai trong những câu dưới đây?
D. Áp lực cơ bản hầu như không thay đổi trong suốt dọc ống tiết niệu
A. Tính động lực thể hiện trong quá trình di chuyển nước tiểu xuống bàng quang
B. Sóng nhu động là nguyên nhân gây ra áp lực cơ bản
C. Áp lực co cơ thể hiện tính động lực của đường tiết niệu trên

Câu 25: Sóng nhu động đẩy giọt nước tiểu đi trong niệu quản xuống bàng quang với tốc độ:
B. 2cm/s
A. 1cm/s
C. 3cm/s
D. 4cm/s

Câu 26: Quá trình vận chuyển thụ động khác quá trình vận chuyển chủ động ở các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Nguồn năng lượng từ ATP
B. Chất mang
C. Kênh protein
D. Khuynh hướng gradien

Câu 27: Nước tiểu không trào ngược lên niệu quản nhờ yếu tố sau, ngoại trừ:
D. Sóng nhu động của niệu quản
A. Đặc điểm hẹp niệu quản trước khi đổ vào thành bàng quang
B. Trương lực cơ detrusor trong thành bàng quang
C. Áp lực bàng quang khi tiểu tiện

Câu 28: Yếu tố giúp phân loại vận chuyển chủ động:
D. Mức tiêu thụ ATP
A. Chất mang
B. Hướng vận chuyển
C. Nguồn gốc ATP

Câu 29: Mức vận chuyển tối đa của một chất (Tm) là:
B. Mức tối đa có thể được tái hấp thu hoặc được bài tiết
A. Mức tối đa chất đó có thể được lọc
C. Mức tối đa chất có thể được pha loãng trong nước tiểu
D. Mức tối đa chất đó có thể được cô đặc trong nước tiểu

Câu 30: Các cách vận chuyển Na+ sau đây là vận chuyển tích cực, ngoại trừ:
A. Qua kênh Na+
B. Qua bơm Na+ – K+
C. Đồng vận chuyển với glucose
D. Đồng vận chuyển với acidamin

Câu 31: Khi nồng độ glucose huyết tương cao hơn ngưỡng đường của thận:
A. Bắt đầu xuất hiện glucose trong nước tiểu và đây là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán đái tháo đường
B. Mức tái hấp glucose của ống lượn gần đạt trị số cao nhất
C. Vẫn chưa xuất hiện glucose trong dịch lọc cầu thận nếu chỉ với mức tăng nhẹ
D. Ống lượn gần không còn khả năng tái hấp thu hết glucose trong dịch lọc cầu thận

Câu 32: Hình thức vận chuyển nào dưới đây không đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng:
D. Đưa glucose vào trong các tế bào của mô mỡ
A. Đưa ion Natri ra khỏi các tế bào thần kinh
B. Chuyển các ion calci vào trong lòng lưới nội sinh chất
C. Chuyển ion hydro vào trong lòng ống lượn xa của thận

Câu 33: Ở một phụ nữ khả năng thải của thận đối với glucose là 350mg/phút thì lượng glucose thải ra qua nước tiểu là:
D. 225 mg/phút
A. 0 mg/phút
B. 50 mg/phút
C. 220 mg/phút

Câu 34: Vận chuyển tích cực thứ phát khác với vận chuyển tích cực nguyên phát ở:
D. Phụ thuộc vào thế năng của Na+
A. Có cơ chế hòa màng
B. Cần protein mang
C. Cần receptor đặc hiệu

Câu 35: Câu nào sau đây đúng với tác dụng của ADH trên thận?
C. Tăng tính thấm của quai Henle đối với nước
A. Tăng mức lọc cầu thận
B. Tăng bài xuất Na+
D. Tăng sự bài xuất nước

Câu 36: Khi có ADH, phần nước lọc được tái hấp thu nhiều nhất tại nơi nào sau đây của ống thận?
B. Ống góp vỏ
A. Ống gần
C. Quai Henle
D. Ống xa

Câu 37: Khi thiếu ADH, phần nước lọc được tái hấp thu nhiều nhất tại nơi nào sau đây của ống thận?
B. Ống gần
A. Ống xa
C. Quai Henle
D. Ống góp vỏ

Câu 38: Quá trình vận chuyển chủ động sơ cấp giúp vận chuyển chất nào sau đây, ngoại trừ:
C. Nước
A. Na+
B. Ca2+
D. Glucose

Câu 39: Khi ADH được bài tiết quá mức sẽ có tác dụng sau đây, ngoại trừ:
C. Nồng độ Na+ huyết tương tăng
A. Lượng nước toàn phần của cơ thể tăng
B. Lượng nước tiểu giảm
D. Độ thẩm thấu của nước tiểu tăng

Câu 40: Cùng một chất mang sẽ chuyên chở Na+ từ ngoài vào trong tế bào theo gradient nồng độ và Ca++ từ trong ra ngoài tế bào ngược gradient nồng độ. Đây là:
C. Đồng vận chuyển thuận
A. Khuếch tán được gia tốc
B. Vận chuyển chủ động sơ cấp
D. Đồng vận chuyển thuận

Câu 41: ANP (Atrial Natriuretic peptid), chọn câu sai?
D. Tất cả sai
A. Tăng lên khi tăng thể tích dịch ngọai bào
B. Làm tăng GFR
C. Làm ức chế bài tiết ADH và Aldosteron

Câu 42: Vận chuyển chủ động sơ cấp:
D. Cả a và c đúng
A. Bài tiết H+ ở dạ dày
B. Hoán đổi với Na+ tại ống thận
C. Hoán đổi với Na+ tại ống tiêu hóa

Câu 43: Chọn tập hợp đúng: Đáp ứng của thận khi tăng ANP:
1. Thận tăng lọc và bài tiết muối nước.
2. Kích thích tăng tiết Aldosteron
3. Ức chế ADH
4. Thận giảm bài tiết muối nước
B. Nếu 1 và 3 đúng
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng

Câu 44: Hoạt động nào sau đây thuộc vận chuyển chủ động sơ cấp?
A. Vận chuyển Ca++ qua bơm canxi
B. Hoán đổi H+với Na+ tại ống thận
C. Bài tiết H+ bởi tế bào ống thận khi cơ thể bị nhiễm toan
D. Bài tiết H+ tại ống tiêu hóa

Câu 45: Hoạt động nào sau đây KHÔNG thuộc vận chuyển chủ động sơ cấp?
C. Vận chuyển Ca++ vào tế bào
A. Bơm Na+ , K+ , ATPase
B. Vận chuyển H+ vào dạ dày
D. Vận chuyển H+ vào lòng ống thận khi cơ thể nhiễm toan

Câu 46: Khác nhau giữa khuếch tán được gia tốc và vận chuyển chủ động thứ cấp?
D. Vận chuyển chất tại màng tế bào về phía lòng ống
A. Cần chất mang
B. Chất vận chuyển có thể là glucose hay acid amin
C. Chất vận chuyển có thể là glucose hay acid amin

Câu 47: Tác dụng của aldosteron, ngoại trừ:
D. Giãn mạch, giảm huyết áp
A. Tái hấp thu muối
B. Tái hấp thu nước
C. Làm tăng độ lọc cầu thận (GFR)

Câu 48: Vai trò của bơm Na+ K+ ATPase:
A. là nguyên nhân chính tạo điện tích âm bên trong màng
B. làm cho các điện tích âm bên trong ít hơn bên ngoài màng
C. góp phần tạo giai đoạn tái cực khi màng bị kích thích
D. góp phần tạo giai đoạn khử cực khi màng bị kích thích

Câu 49: Aldosteron trong máu tăng dẫn đến:
D. Tăng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở ống thận
A. Tăng tái hấp thu HCO3- trong ống thận
B. Tăng thẻ tích nước tiểu
C. Tăng bài tiết nước và ion Na+ ở ống thận

Câu 50: Aldosteron gây tăng tái hấp thu Na+ ở:
D. Ống lượn xa
A. Ngành lên quai Henle
B. Ngành xuống quai Henle
C. Ống lượn gần

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)