Trắc nghiệm Tài chính Quốc tế – Đề 6 là một trong những bộ đề thi môn Tài chính Quốc tế được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Tài chính và Kinh tế tại các trường đại học như Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Đề thi này được thiết kế nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức về các nguyên tắc tài chính toàn cầu, quản lý rủi ro trong giao dịch quốc tế, tỷ giá hối đoái, và những tác động của chính sách tài chính đến nền kinh tế toàn cầu.
Đề thi thường dành cho sinh viên năm 3 hoặc năm 4, giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi chuyên ngành cũng như công việc thực tế trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Hãy cùng Itracnghiem.vn khám phá và kiểm tra ngay kiến thức của bạn với đề thi này!
Đề Thi Trắc Nghiệm Tài Chính Quốc Tế – Đề 6 (có đáp án)
Câu 1: Tại ngân hàng A công bố tỷ giá sau: 1 USD = 15,570 VND, 1USD = 7,71 HKD. Vậy tỷ giá HKD và VND là:
A. 2201,45
B. 2001,71
C. 2392,52
D. 2231,28
Câu 2: Giả sử một công ty của Mỹ nhập khẩu xe đạp từ Trung Quốc. Trên BOP của Mỹ sẽ phát sinh:
A. Một bút toán ghi có trên cán cân vãng lai và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
B. Một bút toán ghi có trên cán cân thương mại và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
C. Một bút toán ghi có trên cán cân dịch vụ và một bút toán ghi nợ trên cán cân vãng lai
D. Một bút toán ghi có trên cán cân vãng lai và một bút toán ghi nợ trên cán cân thu nhập
Câu 3: Những yếu tố nào không phải là căn cứ xét bồi thường BH?
A. Bảng kê thiệt hại phải bồi thường.
B. Thông báo thanh toán do Cty gửi Cty nhận tái BH.
C. Những thiệt hại phải thanh toán ngay.
D. Hợp đồng tái BH.
Câu 4: Cán cân thanh toán quốc tế của một nước có thực sự là cân đối hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Cân đối chỉ là ngẫu nhiên tạm thời.
D. Cân đối chỉ khi có sự can thiệp của Chính phủ.
Câu 5: Khi hiệp ước song phương giữa Việt Nam và Mỹ (BTA) được thực hiện, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ sẽ biến động như thế nào?
A. Tăng.
B. Biến động tăng giá cho đồng Đô la Mỹ.
C. Giảm.
D. Không đổi.
Câu 6: Chính sách tỷ giá cố định có tác dụng chủ yếu:
A. Bảo trợ mậu dịch đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá trong nước.
B. Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
C. Đảm bảo khả năng ổn định sức mua của đồng nội tệ và các mục tiêu kinh tế-xã hội.
D. Hạn chế ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế.
Câu 7: Phân công lao động quốc tế là cơ sở của:
A. Các quan hệ chính trị.
B. Các quan hệ ngoại giao.
C. Các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
D. Các quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 8: Các quan hệ …….. thể hiện đường lối đối nội, đối ngoại của nhà nước.
A. Tài chính.
B. Kinh tế.
C. Tài chính quốc tế.
D. Tín dụng quốc tế.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải đặc trưng của tài chính quốc tế?
A. Rủi ro hối đoái và rủi ro chính trị.
B. Sự thiếu hoàn hảo của thị trường.
C. Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội.
D. Không chịu sự chi phối của tình hình chính trị và kinh tế của mỗi nước.
Câu 10: Viện trợ đa phương là hình thức viện trợ quốc tế được diễn ra giữa:
A. Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ với Chính phủ.
B. Các tổ chức của các nước trong cộng đồng quốc tế.
C. Các tổ chức trong và ngoài Liên hiệp quốc.
D. Các tập đoàn kinh tế quốc tế.
Câu 11: Nhận định nào sau đây về viện trợ quốc tế là đúng nhất?
A. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn tài trợ cho vay có điều kiện của nước ngoài.
B. Việc sử dụng và quản lý vốn ODA kém hiệu quả có nguy cơ để lại gánh nặng nợ nần trong tương lai.
C. Nguồn vốn ODA chỉ bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại.
D. Các nước nhận vốn ODA có thể nhận tài trợ mà không cần tuân theo điều kiện của nước tài trợ.
Câu 12: Viện trợ của các chính phủ là …………. giữa các nước có thỏa thuận tay đôi với nhau.
A. Viện trợ đa phương.
B. Viện trợ song phương.
C. Viện trợ quốc tế có hoàn lại.
D. Viện trợ song phương và đa phương.
Câu 13: Viện trợ đa phương được coi là hình thức viện trợ ưu việt hơn các loại hình khác vì:
A. Viện trợ không có điều kiện.
B. Do các tổ chức quốc tế lớn thực hiện.
C. Các khoản viện trợ này không phải hoàn trả.
D. Tránh được các vấn đề khó khăn nảy sinh từ mối quan hệ tay đôi.
Câu 14: Các nước nhận viện trợ của các tổ chức quốc tế:
A. Chủ yếu là các nước phát triển.
B. Chủ yếu là các nước công nghiệp mới phát triển.
C. Chủ yếu là các nước đang phát triển và kém phát triển
D. Chủ yếu là các nước đang phát triển là thành viên của Liên hiệp quốc.
Câu 15: Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là:
A. Các tổ chức thuộc Liên hợp quốc
B. Viện trợ của các tổ chức của một nước cho một nước khác.
C. Viện trợ do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.
D. Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ
Câu 16:MFN và NI khác nhau ở những điểm nào?
A. MFN chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. NI không phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.
B. NI tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng của các quốc gia. MFN có thể tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hoặc không bình đẳng giữa các quốc gia.
C. NI hàng xuất khẩu không phải chịu thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh. Tùy theo chính sách của các quốc gia
Câu 17: Trong các câu hỏi sau đây câu nào không đúng?
A. Thuế quan là một hình thức phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng là người phải trả giá cao sang người sản xuất là người nhận được giá cao.
B. Thuế quan là một trong các hình thức hạn chế mậu dịch có từ lâu đời nhất.
C. Thuế quan là một công cụ hạn chế mậu dịch mà người sản xuất ưa chuộng nhất.
D. Thuế quan góp phần làm tăng ngân sách chính phủ.
Câu 18: Thuế quan ngăn cấm là mức thuế quan mà tại đó:
A. Triệt tiêu mọi lợi ích do mậu dịch tự do mang lại.
B. Chính phủ ấn định không được phép tăng hơn.
C. Sản xuất đạt mức cao nhất ở tất cả các sản phẩm
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Nguyên tắc MFN là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại dành cho nhau những điều kiện ưu đãi:
A. Kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác
B. Cao hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác
C. Không kém hơn những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác
D. Tất cả đều đúng
Câu 20:AFTA có mục đích là tạo ra:
A. Biểu thuế quan chung
B. Chính sách kinh tế chung
C. Đồng tiền chung
D. Thị trường mậu dịch tự do
Câu 21: Thuế quan là biện pháp:
A. Tài chính, được áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước
B. Phi tài chính, nhằm phát triển thương mại quốc tế, điều tiết thương mại quốc tế
C. Tài chính, được áp dụng nhằm phát triển, thương mại quốc tế
D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Hệ số co giãn xuất khẩu η biểu diễn % thay đổi của ….. khi tỷ giá thay đổi 1%
A. Số lượng hàng hoá xuất khẩu
B. Thị phần hàng hoá trong nước trên thị trường quốc
C. Giá trị của hàng hoá xuất khẩu
D. Giá cả của hàng hoá xuất khẩu
Câu 23: Hệ số co giãn nhập khẩu ηM biểu diễn % thay đổi của giá trị nhập khẩu khi tỷ giá:
A. Không đổi
B. Thay đổi 10 %
C. Thay đổi 1%
D. Thay đổi 20 %
Câu 24: Theo phương pháp tiếp cận hệ số co giãn XK, NK, khi thực hiện phá giá nội tệ trạng thái của cán cân vãng lai phụ thuộc vào:
A. Hiệu ứng giá cả
B. Hiệu ứng khối lượng
C. Hiệu ứng đường cong J
D. Tính trội của hiệu ứng giá cả hay hiệu ứng số lượng
Câu 25: Hiệu ứng đường cong J là:
A. Cho thấy cán cân vãng lai xấu đi và sau đó được cải thiện dưới tác động chính sách phá giá nội tệ
B. Cho thấy cán cân vãng lai cải thiện và sau đó xấu đi do sự tác động của chính sách phá giá nội tệ
C. Cho thấy số lượng hàng hoá XK > NK
D. Không câu nào đúng
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.