Trắc nghiệm Tai – Mũi – Họng là một trong những đề thi môn Tai – Mũi – Họng được tổng hợp và biên soạn dành cho sinh viên ngành Y khoa, chuyên ngành Tai – Mũi – Họng của trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này được xây dựng dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và điều trị các bệnh lý liên quan đến Tai – Mũi – Họng. Để làm tốt bài thi này, sinh viên cần nắm vững kiến thức về các bệnh lý thường gặp, phương pháp chẩn đoán và điều trị cơ bản trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng. Đề thi này được thiết kế cho sinh viên năm 4 thuộc chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa.
Hãy cùng Itracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Tai – Mũi – Họng – Đề 5
1. Trong đa chấn thương vùng đầu mặt có chấn thương sọ não tụ máu dưới màng cứng liên quan các khoa Mắt, RHM, TMH & Ngoại. Vậy khoa nào phải can thiệp phẫu thuật trước:
A. Khoa Mắt
B. Khoa Ngoại
C. Khoa RHM
D. Khoa TMH
E. Khoa nào chuẩn bị trước thì phẫu thuật trước chứ không phân biệt
2. Triệu chứng gì quan trọng nhất cần theo dõi sát trong vỡ xoang trán:
A. Chảy máu mũi nhiều
B. Sưng nề tràn khí dưới da trước xoang chấn thương
C. Sưng nề vùng xoang trán lan xuống hố mắt, mắt nhìn đôi
D. Chảy nước não tủy ra mũi
E. Chấn thương xoang trán hở.
3. Căn dặn gì quan trọng nhất với bệnh nhân vỡ xương đá xuất viện:
A. Ăn uống bồi dưỡng và nghỉ ngơi 1-2 tháng
B. Nút kín tai, không để nước vào tai khi tắm gội đầu
C. Châm cứu điều trị liệt mặt (nếu có) trong thời gian 2-3 tháng
D. Tái khám chụp phim, đo thính lực theo dõi phục hồi chức năng tai
E. Khám bệnh ngay khi có sốt cao, nhức đầu, nôn mửa…, và báo cho BS biết tiền sử bị vỡ xương đá
4. Anh (chị) cho biết đường gãy xương kiểu gì khi đi ngang qua xương hàm trên, đường gãy bắt đầu từ bờ dưới của hố lê, chạy về phía sau đến hố chân bướm hàm, song song với gờ lợi độ 1,5 cm cả 2 bên đường vỡ giống nhau.
A. Le Fort I
B. Le Fort II
C. Le Fort III
D. Đa chấn thương không phân loại
E. Gãy xương hàm trên
5. Triệu chứng lâm sàng nào không thuộc đường vỡ dọc của vỡ xương đá:
A. Đường vỡ đi song song với trục xương đá
B. Nét vỡ từ trai thái dương tới trần hòm nhĩ theo bờ trước xương đá tới lỗ rách trước.
C. Tai giữa luôn luôn bị tổn thương
D. Tai trong không tổn thương
E. Có điếc tiếp nhận
6. Người ta chụp phim gì để đánh giá tổn thương vỡ xương đá:
A. Phim Schueller
B. Phim Blondeau
C. Phim Stenvers
D. Phim sọ nghiêng
E. Phim sọ thẳng
7. Để chẩn đoán xác định vỡ xương đá ta không nhất thiết dựa vào điều kiện sau:
A. Tiền sử chấn thương mạnh vùng chẩm, vùng thái dương
B. Chảy máu tai, màng nhĩ màu xanh
C. Chảy nước não tủy
D. Liệt mặt sau chấn thương
E. Có chóng mặt, nghe kém sau chấn thương
8. Trong vỡ xương đá người ta chỉ phẫu thuật tai khi:
A. Có chảy nước não tủy
B. Có viêm tai giữa đe doạ viêm màng não
C. Có chảy máu tai
D. Có màng nhĩ màu xanh
E. Có ù tai, nghe kém
9. Tìm một tình huống tổn thương giải phẫu bệnh lý không phù hợp trong đường vỡ ngang (tổn thương ốc tai hoặc tiền đình) của vỡ xương đá:
A. Một chấn thương vùng thái dương
B. Đường vỡ thẳng góc từ lỗ rách sau ra bờ trước xương đá
C. Với đường vỡ phía trong sẽ cắt qua ống tai, hoặc ốc tai
D. Tổn thương đường dẫn truyền, nghe kém thể truyền âm
E. Với đường vỡ ngoài sẽ vỡ tiền đình hoặc ống Fallope
10. Tỷ lệ liệt mặt (dây VII) bao nhiêu % trong vỡ xương đá đường vỡ ngang:
A. Khoảng 20%
B. Khoảng 30%
C. Khoảng 40%
D. Khoảng 50%
E. Khoảng 60%
11. Một bệnh nhân bị tai nạn giao thông có chảy máu tai, mũi, sưng mắt, gãy răng… vào khám Tai Mũi Họng. Khoa nào chưa nhất thiết phải mời hội chẩn ngay:
A. Bác sĩ chuyên khoa Mắt
B. Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
C. Bác sĩ chuyên khoa Ngoại
D. Bác sĩ gây mê hồi sức
E. Bác sĩ chuyên khoa huyết học
12. Trong các bệnh sau, bệnh nào dễ nhầm nguyên nhân gây chảy máu mũi:
A. Chấn thương mũi
B. Bệnh về máu
C. Cao huyết áp
D. Dãn tĩnh mạch thực quản
E. Khối u ở mũi
13. U nhầy xoang trán (mucocele) có khả năng gây ung thư đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
14. Chấn thương Tai Mũi Họng dễ để lại di chứng xấu và ảnh hưởng chức năng sinh lý đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
15. Chấn thương gãy xương chính mũi người ta thường phẫu thuật sớm vì dễ bị sẹo xấu đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
16. Để xác định vỡ thành sau xoang trán người ta có thể chỉ định chụp phim Blondeau đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
17. Ấn dọc sống mũi có dấu lạo xạo hoặc điểm đau nhói là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định gãy xương chính mũi đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
18. Với đường vỡ ngang chấn thương vỡ xương đá sẽ gây nghe kém truyền âm.
A. Đúng
B. Sai
19. Dung dịch kháng sinh Polydexa có thể sử dụng làm thuốc tai khô đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
20. Dấu hiệu nào không có trong “Hội chứng xâm nhập” của dị vật đường thở:
A. Khó thở thanh quản đột ngột, thở rít lên.
B. Tinh thần vật vã, hốt hoảng, nằm không yên.
C. Sốt cao, co giật, có dấu hiệu nhiễm trùng
D. Thiếu dưỡng khí, có tím tái, vã mồ hôi.
E. Có ho sặc sụa, ho kích thích từng cơn.
21. Hốc mũi được nuôi dưỡng trực tiếp bởi những mạch máu dưới đây, ngoại trừ động mạch nào:
A. Động mạch bướm-khẩu cái
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch hàm trong
D. Động mạch thái dương
E. Động mạch sàng sau
22. Số lượng máu mất trong trường hợp chảy máu mũi nặng là:
A. < 50 ml
B. 50 ml
C. 100ml
D. 150 ml
E. >200 ml
23. Trong chảy máu mũi, máu chảy ít, có xu hướng tự cầm thường gặp chảy máu ở:
A. Mao mạch
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch bướm -khẩu cái
D. Điểm mạch Kisselbach
E. Động mạch sàng sau
24. Cao huyết áp thường gây chảy máu mũi ở điểm mạch Kisselbach:
A. Đúng
B. Sai
25. Bệnh nhân được nhét meche mũi trước, thời điểm rút meche là:
A. Trước 12 giờ
B. 12 – 24 giờ
C. 24 – 48 giờ
D. 48 – 72 giờ
E. Trên 72 giờ
26. Chảy máu mũi do u xơ vòm mũi họng thường số lượng rất nhiều:
A. Đúng
B. Sai
27. Trong trường hợp chảy máu mũi nhiều, có thể thắt động mạch cảnh trong:
A. Đúng
B. Sai
28. Đè ép cánh mũi vào vách mũi được dùng trong trường hợp:
A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach
B. Chảy máu động mạch
C. Chảy máu nặng
D. Chảy máu mao mạch
E. Chảy máu ở bệnh nhân cao huyết áp
29. Khi nhét meche mũi trước để cầm máu, người ta dứt khoát phải dùng thêm:
A. Liệu pháp oxy
B. Corticoide
C. Kháng sinh
D. Kháng histamin
E. Thuốc giảm đau
30. Chảy máu mũi tái phát ở người lớn có thể do những nguyên nhân sau trừ:
A. Ung thư xoang sàng
B. Ung thư vòm mũi họng
C. Điều trị thuốc chống đông không kiểm soát
D. Bệnh dãn mao mạch của Rendu Osler
E. Viêm xoang trán

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.