Trắc nghiệm Tai Mũi Họng Y Huế là một trong những đề thi môn Tai Mũi Họng được biên soạn tại trường Đại học Y Dược Huế. Đề thi này được tạo ra nhằm đánh giá kiến thức của sinh viên ngành Y khoa, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về các bệnh lý và phương pháp điều trị liên quan đến tai, mũi, họng. Đây là một bài kiểm tra quan trọng dành cho sinh viên năm thứ 4 – giai đoạn mà sinh viên đã hoàn thành các học phần cơ bản và bắt đầu tiếp cận nhiều hơn với các môn lâm sàng. Đề thi có thể được giảng viên PGS.TS Phan Trọng An, một trong những chuyên gia hàng đầu về Tai Mũi Họng tại trường, trực tiếp ra đề, đảm bảo tính chính xác và khoa học.
Hãy cùng Itracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Tai Mũi Họng Y Huế
1/ Tất cả đều là cặp, ngoại trừ:
A. Băng thanh thất
B. Sụn nón
C. Dây thanh
D. Sụn phễu
E. Sụn giáp
2/ Khó thở thanh quản được gây bởi, ngoại trừ:
A. Hạ canci
B. Hen phế quản
C. Viêm nắp thanh thiệt
D. U thanh quản
3/ Một bé trai 2 tuổi, được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đột ngột khó thở, tím. Nguyên nhân thường gặp nhất:
A. Dị vật đường thở
B. Viêm phế quản
C. Hen phế quản cấp tính
D. Không câu nào đúng
4/ Khó thở thanh quản ở người lớn thường là do nguyên nhân:
A. Phù Reinke
B. U ác tính
C. Hen phế quản cấp tính
D. Ngộ độc khí gas
5/ Nguyên nhân thường gặp gây khó thở thanh quản ở bệnh nhân nam, 60 tuổi:
A. Ung thư vòm mũi họng
B. Ung thư tuyến giáp
C. Dị vật đường thở
D. Ung thư thanh quản
6/ Nguyên nhân thường gặp nhất gây khó thở ở trẻ em:
A. Mềm sụn thanh quản
B. Liệt thanh quản bẩm sinh
C. Dị vật ở thanh quản
D. U thanh quản bẩm sinh
7/ Bệnh nhân vào cấp cứu, được chẩn đoán khó thở thanh quản độ 1. Thái độ xử trí:
A. Theo dõi sát tình trạng khó thở
B. Sử dụng corticoide tĩnh mạch
C. Mở khí quản
D. Đặt nội khí quản
E. A và B đúng
8/ Đặc điểm của khó thở thanh quản:
A. Khó thở chậm
B. Khó thở thì hít vào
C. Khó thở thì thở ra
D. Hay ho ra máu
E. A và B đúng
9/ Những khó thở nào sau đây chưa nhất thiết phải mở khí quản:
A. Khó thở do dị vật đường thở
B. Khó thở do uốn ván
C. Khó thở do tràn dịch màng phổi
D. Khó thở do chấn thương thanh quản
E. Khó thở do bạch hầu thanh quản
10/ Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhân có dị vật ở khí quản di động để phòng ngừa:
A. Viêm khí quản xuất tiết
B. Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất
C. Dị vật đi sâu vào phế quản phân thuỳ
D. Tràn khí trung thất
E. Xẹp phổi
11/ Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:
A. Nuốt đau
B. Khó thở
C. Ho kích thích
D. Khàn tiếng
E. Sốt cao, co giật
12/ Tìm một nguyên nhân không xảy ra khó thở thanh quản:
A. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
B. Viêm sụn thanh thiệt
C. Hạt thanh đai
D. Khối u băng thanh thất
E. Bạch hầu thanh quản
13/ Tìm tình huống đúng nhất phải mở khí quản
A. Khó thở thanh quản cấp 1
B. Khó thở thanh quản cấp 2
C. Theo dõi dị vật đường thở
D. Theo dõi viêm thanh khí quản cấp trẻ em
E. Theo dõi co thắt thanh quản do uốn ván
14/ Hen phế quản cũng có thể gây khó thở thanh quản, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
15/ Mở khí quản đôi khi làm nặng thêm bệnh chính, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
16/ Các biến chứng nội sọ do tai thường gặp là:
A. Viêm màng não
B. Áp xe não
C. Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên
D. Tất cả đều đúng
17/ Hội chứng hồi viêm trong viêm tai xương chũm có nghĩa là:
A. Bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai nhiều lần
B. Bệnh nhân bị chảy mủ tai đang tái phát
C. Bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai nhiều lần, hiện đang tái phát, ù tai, đau tai, chảy mủ nhiều
D. Bệnh nhân chảy mủ tai và ù tai
18/ Viêm tai xương chũm có biến chứng nội sọ thường xảy ra ở:
A. Trẻ em suy dinh dưỡng, người già suy nhược
B. Bệnh nhân bị tiểu đường, lao phổi
C. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
D. Cả ba đều đúng
19/ Hội chứng màng não:
A. Nhức đầu
B. Nôn vọt
C. Táo bón
D. Cả A, B và C
20/ Hội chứng tăng áp lực nội sọ:
A. Nhức đầu
B. Nôn vọt
C. Phù gai thị
D. Cả A, B và C
21/ Tổn thương bộ phận nào của tai gây nghe kém tiếp nhận?
A. Tổn thương ở cầu nang, soan nang
B. Tổn thương tế bào lông cơ quan Corti
C. Tổn thương ở tai giữa
D. Tổn thương ở cửa sổ bầu dục
22/ Vòi tai có chức năng gì?
A. Dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai và ngược lại
B. Dẫn truyền âm thanh
C. Duy trì sự cân bằng áp lực ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ
D. Cả A và C
23/ Điếc tuổi già là điếc:
A. Điếc dẫn truyền
B. Điếc tiếp nhận
C. Điếc hỗn hợp
D. Điếc do tổn thương dây thần kinh thính giác
24/ Điếc trung bình, sức nghe bị mất:
A. 20 – 40 dB
B. 40 – 60 dB
C. 60 – 80 dB
D. > 80 dB
25/ Tai ngoài có tác dụng:
A. Hứng lấy âm thanh
B. Định hướng âm thanh
C. Cộng hưởng âm thanh
D. Cả A, B, C
26/ Tai giữa bao gồm các bộ phận nào:
A. Chuỗi xương con
B. Cơ búa, cơ bàn đạp, dây chằng treo xương
C. Mạng mạch máu thần kinh phân bố ở niêm mạc
D. Cả A, B, C
27/ Thành phần chính của tai trong bao gồm:
A. Màng nhĩ, chuỗi xương con và ống bán khuyên
B. Màng nhĩ, chuỗi xương con và ốc tai
C. Chuỗi xương con, tiền đình và ốc tai
D. Tiền đình và ốc tai
28/ Định nghĩa điếc:
A. Không nghe được âm thanh
B. Chỉ nghe được những âm có cường độ lớn và tần số thấp
C. Chỉ nghe được những âm có cường độ lớn và tần số cao
D. Mất một phần hoặc toàn bộ sức nghe
29/ Tổn thương bộ phận nào của tai gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần:
A. Mê đạo tai
B. Ống tai ngoài, tai giữa
C. Dây thần kinh ốc tai
D. Tổn thương cơ quan Corti
30/ Các loại thuốc gây độc cho tai thường gây điếc:
A. Điếc dẫn truyền
B. Điếc tiếp nhận
C. Điếc hỗn hợp
D. Cả ba loại A, B, C

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.