Trắc nghiệm tổ chức và quản lý y tế HMU

Năm thi: 2023
Môn học: Tổ chức và quản lý y tế
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 80
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Tổ chức và quản lý y tế
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 80
Đối tượng thi: Sinh viên
Làm bài thi

Mục Lục

Trắc nghiệm Tổ chức và quản lý y tế HMU là một trong những đề thi môn Tổ chức và quản lý y tế được tổng hợp từ trường Đại học Y Hà Nội (HMU). Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về cách tổ chức, vận hành và quản lý các hệ thống y tế, từ quản lý bệnh viện đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đề thi này thường do các giảng viên có kinh nghiệm như PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý y tế tại HMU, biên soạn và kiểm tra. Đề thi trắc nghiệm Tổ chức và quản lý y tế năm 2023 này nhằm giúp sinh viên, đặc biệt là những người theo học ngành Y tế công cộng và Quản lý bệnh viện, củng cố và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn quản lý. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu hỏi Trắc nghiệm tổ chức và quản lý y tế HMU (có đáp án)

Câu 1: Mối liên quan giữa Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Phát triển độc lập, không có sự liên quan lẫn nhau
B. Có mối liên quan nhưng không mật thiết
C. Gắn chặt với nhau và bổ sung cho nhau cùng phát triển
D. Chỉ có Tổ chức y tế là cần dựa vào Y xã hội học để phát triển

Câu 2: Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Phương pháp thống kê
B. Phương pháp thực nghiệm
C. Phương pháp lịch sử
D. Phương pháp lâm sàng

Câu 3: Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn
A. Tính độc lập
B. Tính hợp tác
C. Tính cạnh tranh
D. Tính phụ thuộc

Câu 4: Nhiệm vụ của Tổ chức và Quản lý y tế
A. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân
B. Trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế
C. Chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế
D. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân, trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Tác động của môi trường bên trong đối với sức khỏe
B. Tác động của môi trường bên ngoài đối với sức khỏe
C. Tác động của môi trường xung quanh đối với sức khỏe
D. Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe

Câu 6: Một tổ chức y tế hoạt động được gọi là có hiệu quả khi
A. Đạt mục tiêu đề ra
B. Đạt vượt mức mục tiêu đề ra
C. Đạt mục tiêu đề ra với nguồn lực tối thiểu
D. Đạt mục tiêu đề ra với thời gian ngắn nhất

Câu 7: Để đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao màng lưới y tế Việt Nam phải
A. Phát triển hệ thống giáo dục sức khỏe
B. Gần dân, chia thành nhiều tuyến và rộng khắp
C. Tích cực thực hiện các biện pháp điều trị
D. Cần phát triển hệ thống y tế tư nhân

Câu 8: Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là đảm bảo
A. Đáp ứng nhu cầu và phục vụ sức khỏe nhân dân tốt, có hiệu quả cao
B. Đảm bảo các nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân
C. Cung cấp đầu tư trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu
D. Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y tế

Câu 9: Nguyên tắc cơ bản về tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam được áp dụng cho
A. Tổ chức y tế huyện
B. Tổ chức y tế từ huyện tới xã phường
C. Hệ thống y tế nhà nước
D. Toàn bộ hệ thống y tế Việt Nam cả Nhà nước và tư nhân

Câu 10: Việc xây dựng và tổ chức màng lưới y tế Việt Nam
A. Đều phải xây dựng theo một mô hình như nhau
B. Thuận lợi và phù hợp với tình hình kinh tế mỗi địa phương
C. Phải có trang thiết bị hiện đại
D. Cần có trang thiết bị thiết yếu

Câu 11: Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là không ngừng nâng cao
A. Số lượng phục vụ
B. Chất lượng phục vụ
C. Kết quả phục vụ
D. Mức độ phục vụ

Câu 12: Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế VN hiện nay xây dựng theo hướng
A. Chủ yếu là điều trị
B. Giáo dục sức khỏe
C. Dự phòng hiện đại
D. Khám và điều trị tại nhà

Câu 13: Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
A. Ủy ban nhân dân huyện
B. Sở Y tế
C. Bệnh viện huyện
D. Bệnh viện tỉnh

Câu 14: Khu vực y tế chuyên sâu bao gồm
A. Bộ Y tế
B. Bộ Y tế và các Sở Y tế
C. Bộ Y tế, các tỉnh thành trọng điểm và Sở Y tế
D. Bộ Y tế và các tỉnh thành trọng điểm

Câu 15: Khu vực y tế phổ cập bao gồm
A. Từ Sở Y tế đến tuyến y tế huyện và y tế xã, phường
B. Y tế tuyến huyện
C. Từ y tế tuyến huyện đến y tế xã phường
D. Y tế xã phường

Câu 16: Màng lưới y tế Việt Nam được chia thành
A. Hai khu vực
B. Ba khu vực
C. Bốn khu vực
D. Năm khu vực

Câu 17: Tuyến y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân đó là
A. Tuyến y tế tỉnh
B. Tuyến y tế huyện
C. Tuyến y tế xã, phường
D. Y tế tư nhân

Câu 18: Chăm sóc sức khỏe nhân dân là:
A. Trách nhiệm của riêng Nhà nước.
B. Trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng.
C. Trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng; của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội.
D. Trách nhiệm của ngành Y, do nhà nước giao phó.

Câu 19: Khám chữa bệnh giữ gìn sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng là lý do…
A. Được đầu tư kinh phí cho bệnh viện
B. Để bệnh viện phát triển
C. Thể hiện vai trò của bệnh viện
D. Sinh tồn của bệnh viện

Câu 20: Tỷ lệ tử vong của từng bệnh để đánh giá:
A. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng
B. Sự nguy hiểm của bệnh trong cộng đồng
C. Yếu tố quyết định lựa chọn vấn đề ưu tiên cần giải quyết
D. Kết quả của chương trình can thiệp

Câu 21: Đào tạo cán bộ y tế không chỉ ở trong trường học mà phải được đào tạo cả trong…
A. Cộng đồng
B. Thực tế
C. Bệnh viện
D. Cơ sở

Câu 22: Bệnh viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để tổng kết những vấn đề từ thực tiễn giúp cho công tác khám chữa bệnh ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần vào sự tiến bộ khoa học y học, nhằm phục vụ
A. Sức khỏe con người
B. Sự phát triển y tế
C. Sự phát triển khoa học kỹ thuật
D. Sự đào tạo cán bộ y tế

Câu 23: Bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng công tác cho…
A. Cán bộ y tế
B. Tuyến dưới
C. Công tác xã hội hóa y tế
D. Sự phát triển y tế

Câu 24: Nhiệm vụ hợp tác quốc tế của bệnh viện là hợp tác trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch và trong…
A. Đầu tư kinh phí
B. Nghiên cứu khoa học
C. Bảo vệ sức khỏe
D. Phát triển kinh tế y tế

Câu 25: Phát huy được các nguồn lực về vật chất, tài chính là yêu cầu cơ bản của quản lý…
A. Kinh tế trong bệnh viện
B. Bệnh viện
C. Y tế
D. Lãnh đạo

Câu 26: Quản lý theo phương pháp giáo dục là:
A. Động viên tư tưởng cán bộ tích cực tham gia làm tốt nhiệm vụ
B. Có chế độ thưởng phạt
C. Cho nghỉ việc nếu không hoàn thành nhiệm vụ
D. Hạ mức lương khi không làm hết nhiệm vụ

Câu 27: Đầu tư cho y tế ngày nay không phải chỉ là sự tiêu tốn các nguồn lực mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho…
A. Sức khỏe
B. Phát triển
C. Con người
D. Xây dựng

Câu 28: Thông tin y tế được sử dụng để:
A. Lập kế hoạch y tế, giám sát hoạt động y tế
B. Quá trình Quản lý y tế
C. Lập kế hoạch y tế, giám sát và đánh giá hoạt động y tế
D. Lập kế hoạch, giám sát, đánh giá, kiểm tra các hoạt động y tế

Câu 29: Các thông tin đầu vào của một chương trình hay hoạt động y tế bao gồm:
A. Nhân lực và trang thiết bị
B. Nguồn lực và trình độ kỹ thuật để giải quyết vấn đề y tế
C. Nhân lực và phương tiện kỹ thuật
D. Nhân lực và kinh phí

Câu 30: Tỷ lệ tử vong của từng bệnh để đánh giá:
A. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng
B. Sự nguy hiểm của bệnh trong cộng đồng
C. Yếu tố quyết định lựa chọn vấn đề ưu tiên cần giải quyết
D. Kết quả của chương trình can thiệp

Câu 31: Tính chính xác của thông tin là:
A. Đánh giá đúng tình trạng sức khỏe thực tế của cộng đồng
B. Phản ánh đúng tình hình thực tế
C. Đo lường được tình trạng sức khỏe của cộng đồng
D. Đo lường và đánh giá tình trạng sức khỏe thực tế của cộng đồng

Câu 32: Thông tin được xác định trong các dạng như sau:
A. Số lượng và định lượng
B. Định tính và định lượng
C. Số lượng và tỷ lệ
D. Số lượng và định tính

Câu 33: Thông tin định lượng là thông tin:
A. Đo lường được về số lượng.
B. Đo lường được về chất lượng
C. Đo lường được về số lượng và chất lượng
D. Đo lường được về số lượng hoặc chất lượng

Câu 34: Tỷ lệ phụ nữ được theo dõi trong thời kỳ thai nghén phản ánh:
A. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
B. Tình hình chăm sóc phụ nữ có thai tại cộng đồng
C. Khả năng cung cấp dịch vụ y tế về quản lý thai nghén
D. Đáp ứng cung và cầu trong chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai tại cộng đồng

Câu 35: Tỷ lệ phụ nữ áp dụng các biện pháp tránh thai để
A. Đánh giá kết quả của dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai
B. Đánh giá hiệu quả của hoạt động sinh đẻ có kế hoạch
C. Đánh giá nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai của cộng đồng
D. Đánh giá dịch vụ kế hoạch hóa gia tỉnh của cơ sở y tế

Câu 36: Kế hoạch dài hạn là kế hoạch triển khai trong khoảng thời gian:
A. Từ hai năm đến ba năm
B. Từ một đến hai năm
C. Trên 5 năm
D. Trên mười năm

Câu 37: Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch triển khai trong khoảng thời gian:
A. Dưới hai năm
B. Dưới một năm
C. Dưới sáu tháng
D. Kế hoạch hàng quí

Câu 38: Ưu điểm của lập kế hoạch từ dưới lên là:
A. Giải quyết vấn đề sức khỏe thực sự đang tồn tại phù hợp với nguồn lực của địa phương
B. Giải quyết vấn đề sức khỏe thực sự đang tồn tại phù hợp với khả năng, nguồn lực của địa phương
C. Giải quyết vấn đề sức khỏe thực sự đang tồn tại phù hợp với năng lực của cán bộ y tế địa phương
D. Giải quyết vấn đề sức khỏe thực sự đang tồn tại phù hợp với chiến lược giải quyết các vấn đề tồn tại của cộng đồng

Câu 39: Yêu cầu đối với tuyến dưới khi lập kế hoạch theo chỉ tiêu là:
A. Tự xác định chỉ tiêu của đơn vị mình
B. Đề xuất các chỉ tiêu của đơn vị mình với cấp trên
C. Sử dụng chỉ tiêu tuyến trên giao để xác định mục tiêu
D. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên giải quyết để xác định chỉ tiêu

Câu 40: Phân tích nguyên nhân của vấn đề sức khỏe để:
A. Xác định nguồn lực cần có để giải quyết vấn đề sức khỏe có hiệu quả
B. Xác định mối liên quan giữa các nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe
C. Xác định khu vực sẽ đầu tư để giải quyết vấn đề sức khỏe có hiệu quả cao
D. Xác định các yếu tố tác động thực sự là nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe

Câu 41: Giải pháp để giải quyết vấn đề sức khỏe là:
A. Đưa ra các hoạt động để đạt được mục tiêu
B. Phương pháp giải quyết vấn đề, tập hợp nhiều hoạt động có cùng mục đích
C. Đưa ra các nội dung để đạt được mục tiêu
D. Đưa ra phương pháp thực hiện để giải quyết vấn đề sức khỏe

Câu 42: Để tìm giải pháp giải quyết vấn đề cần dựa vào:
A. Các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của vấn đề
B. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
C. Nguyên nhân của vấn đề và năng lực cán bộ
D. Nguyên nhân và nguồn lực hiện có để giải quyết vấn đề

Câu 43: Lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề cần lưu ý đến:
A. Tính hiệu quả của giải pháp
B. Tính hiệu quả và khả thi của giải pháp
C. Tính khả thi của giải pháp
D. Tính phù hợp của giải pháp đối với cộng đồng

Câu 44: Giám sát tiến hành khi
A. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện
B. Lập kế hoạch
C. Lập kế hoạch hoặc triển khai thực hiện
D. Triển khai thực hiện

Câu 45: Giám sát là quá trình quản lý trong đó giám sát viên
A. Bàn bạc với tập thể và cá nhân để giải quyết vấn đề
B. Giám sát viên cùng thảo luận với người được giám sát để tìm ra giải pháp
C. Đưa ra yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật và yêu cầu tuyến dưới thực hiện
D. Đưa ra tài liệu cho người được giám sát tham khảo và làm mẫu về kỹ thuật

Câu 46: Kiểm tra y tế là việc
A. Xem tiến độ so với mục tiêu đề ra
B. Xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch và việc thực hiện các quy định khi thực hiện kế hoạch
C. Đo lường kết quả ở thời điểm nhất định và nhận định chất lượng kỹ thuật
D. Hỗ trợ kỹ thuật khi có sai sót và xử lý vi phạm

Câu 47: Áp dụng phương pháp quan sát khi tiến hành giám sát cần lưu ý
A. Tạo không khí nghiêm túc khi tiến hành giám sát
B. Tạo không khí thân mật và chỉ ghi chép hoặc uốn nắn vào thời điểm thích hợp và tế nhị
C. Tạo không khí thân mật và chỉ ghi chép hoặc uốn nắn ngay khi cán bộ y tế làm sai
D. Ghi chép tất cả những ưu và nhược điểm của cán bộ y tế ngay khi phát hiện

Câu 48: Người giám sát vững vàng về nội dung giám sát nghĩa là biết:
A. Làm thành thạo công việc
B. Trình diễn, mô phỏng và hướng dẫn cho người được giám sát tiến hành công việc
C. Được đào tạo bài bản nội dung công việc
D. Cùng cán bộ y tế giải quyết các tồn tại của cơ sở y tế

Câu 49: Công cụ nào trong các công cụ sau không dùng để giám sát?
A. Bảng kiểm thích hợp để quan sát
B. Các biên bản giám sát lần trước
C. Các chỉ số trong mục tiêu của kế hoạch triển khai chương trình/hoạt động y tế
D. Các văn bản và tài liệu có liên quan đến hoạt động được giám sát

Câu 50: Giám sát viên cần có bảng danh mục giám sát để đảm bảo
A. Chất lượng giám sát và định hướng công việc cần làm
B. Chất lượng và số lượng công việc
C. Chất lượng giám sát và giám sát không tùy tiện
D. Thực hiện để đáp ứng mục tiêu giám sát

Câu 51: Tổ chức nhóm giám sát cần làm các việc sau:
A. Đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ giám sát; tập huấn danh mục giám sát
B. Đào tạo phương pháp sẽ tiến hành giám sát và tập huấn bảng danh mục giám sát
C. Đào tạo nội dung sẽ tiến hành giám sát và tập huấn bảng danh mục giám sát
D. Đào tạo phương pháp và nội dung sẽ tiến hành giám sát và tập huấn bảng danh mục giám sát

Câu 52: Lưu ý khi sử dụng bảng danh mục giám sát
A. Luôn luôn kiểm tra theo bảng danh mục khi quan sát, thảo luận
B. Đưa bảng danh mục giám sát cho cán bộ y tế tự điền
C. Đọc kỹ trước khi đi giám sát, chỉ sử dụng để nhớ lại hoặc ghi chép vào thời điểm thích hợp
D. Đọc kỹ trước khi đi giám sát, chỉ sử dụng ghi chép vào thời điểm thích hợp

Câu 53: Người quản lý phải đương đầu với nhiệm vụ:
A. Quản lý con người
B. Quản lý thời gian của từng nhân viên
C. Quản lý công việc
D. Quản lý con người và quản lý công việc

Câu 54: Chức năng kiểm tra trong quản lý là:
A. Phát hiện kịp thời những sai sót, tìm nguyên nhân và phương pháp sửa chữa những sai sót đó
B. Để xác định tiến độ thực hiện, thúc đẩy kế hoạch được thực thi đúng tiến độ
C. Là việc thu thập thông tin xem mức độ mục tiêu đạt được cả số lượng và chất lượng
D. Tất cả đều đúng

Câu 55: Chức năng theo dõi trong quản lý là:
A. Phát hiện kịp thời những sai sót, tìm nguyên nhân và phương pháp sửa chữa những sai sót đó
B. Để xác định tiến độ thực hiện, thúc đẩy kế hoạch được thực thi đúng tiến độ
C. Hướng dẫn cấp dưới, tuyến dưới thực thi đúng tiến độ
D. Là việc thu thập thông tin xem mức độ mục tiêu đạt được cả số lượng và chất lượng

Câu 56: Chức năng giám sát hỗ trợ trong quản lý là:
A. Phát hiện kịp thời những sai sót, tìm nguyên nhân và phương pháp sửa chữa những sai sót đó
B. Hướng dẫn cấp dưới, tuyến dưới thực thi có hiệu quả và chất lượng
C. Là việc thu thập thông tin xem mức độ mục tiêu đạt được cả số lượng và chất lượng
D. Tất cả đều đúng

Câu 57: Các yếu tố trong sơ đồ quản lý theo quan điểm hệ thống bao gồm:
A. Đầu vào, đầu ra
B. Đầu vào, đầu ra, sản phẩm
C. Đầu vào, quá trình, đầu ra, môi trường
D. Đầu vào, quá trình, môi trường, thông tin, đầu ra

Câu 58: Nội dung nào sau đây không phải là đặc tính cơ bản mà một mục tiêu cần phải có:
A. Đặc thù
B. Đo lường được
C. Thích hợp, thiết thực
D. Tài chính

Câu 59: Giám sát là hình thức quản lý trực tiếp, có các loại giám sát sau:
A. Giám sát chuyên môn kỹ thuật và giám sát công tác tổ chức quản lý
B. Giám sát hoạt động, giám sát định kỳ
C. Giám sát quản lý, giám sát tại chỗ
D. Giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp

Câu 70: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân được công bố vào năm:
A. 1981
B. 1985
C. 1987
D. 1989.

Câu 61: Dự phòng cấp 1 tai nạn thương tích dựa theo phổ thương tích là:
A. Phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thích hợp thương tích
B. Có biện pháp điều trị thích hợp thương tích
C. Dự phòng để không xảy ra tai nạn hoặc dự phòng tai nạn để không dẫn đến thương tích
D. Thực hiện công tác sơ cấp cứu ban đầu khi tai nạn xảy ra để ngăn những hậu quả nặng hơn có thể xảy ra

Câu 62: Dự phòng cấp 2 tai nạn thương tích dựa theo phổ thương tích là:
A. Dự phòng tai nạn để không dẫn đến thương tích (Các giải pháp dự phòng ban đầu)
B. Điều trị với hiệu quả tối đa nhằm hạn chế biến chứng nặng hơn
C. Phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thích hợp thương tích
D. Giúp cho người bị thương phục hồi chức năng

Câu 63: Dự phòng cấp 3 tai nạn thương tích dựa theo phổ thương tích là:
A. Giáo dục mọi người cách phòng tránh tai nạn thương tích
B. Dự phòng để không xảy ra tai nạn
C. Điều trị với hiệu quả tối đa nhằm hạn chế biến chứng nặng hơn của thương tích, tàn tật, tử vong và giúp cho người bị thương phục hồi chức năng
D. Phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thích hợp thương tích (Thực hiện công tác sơ cấp cứu ban đầu khi tai nạn xảy ra để ngăn những hậu quả nặng hơn có thể xảy ra)

Câu 64: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội do:
A. Nghề nghiệp qui định.
B. Cơ quan quyền lực nhà nước cấp cao nhất quy định.
C. Chính phủ qui định.
D. Nhân dân qui định.

Câu 65: Pháp luật là tổng thể mối quan hệ giữa người với người và với xã hội nhằm:
A. Điều chỉnh hành vi của mọi người.
B. Tự giác thực hiện vì mục đích chung của xã hội.
C. Khuyến khích mọi người thực hiện vì mục tiêu của xã hội.
D. Duy trì, bảo vệ an toàn cá nhân và xã hội.

Câu 66: Đặc trưng cơ bản của pháp luật XHCN cũng như pháp luật nói chung là:
A. Tính quyền lực
B. Tính quy phạm
C. Tính ý chí, tính xã hội
D. Tính quyền lực, tính quy phạm, tính ý chí, tính xã hội.

Câu 67: Hình thức cao nhất của văn bản pháp luật một nước là:
A. Nghị định của chính phủ.
B. Quyết định của các ban ngành Trung ương.
C. Quyết định của cơ quan chính quyền nhà nước cao nhất của địa phương.
D. Hiến pháp.

Câu 68: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan:
A. Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
B. Nghề nghiệp qui định.
C. Cơ quan quyền lực nhà nước cấp cao nhất quy định.
D. Chính phủ qui định.

Câu 69: Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành do:
A. Quốc hội
B. Ủy ban thường vụ quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Thủ tướng chính phủ.

Câu 70: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân được công bố vào năm:
A. 1981
B. 1985
C. 1987
D. 1989.

Câu 71: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm có:
A. 11 chương, 55 điều
B. 11 chương, 41 điều
C. 15 chương, 44 điều
D. 10 chương, 39 điều

Câu 72: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân làm cơ sở để giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn trong công tác bảo vệ sức khỏe cho cả nhân dân và cán bộ y tế bằng:
A. Những luật định, những điều lệ, chế độ công tác.
B. Sự chế tài
C. Cưỡng chế
D. Quy định về chuyên môn

Câu 73: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có ý nghĩa:
A. Hoàn thiện bộ máy ngành y tế
B. Xã hội hóa trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe
C. Quy định điều lệ
D. Đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực pháp chế về bảo vệ sức khỏe nhân dân và đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam.

Câu 74: Chương I của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên là:
A. Những quy định về trách nhiệm của nhà nước về y tế.
B. Những quy định chung.
C. Sức khỏe là điều kiện cơ bản của con người có hạnh phúc.
D. Những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ công dân về sức khỏe.

Câu 75: Chương II của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên gọi là:
A. Vệ sinh nơi công cộng.
B. Vệ sinh sinh hoạt, lao động.
C. Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch.
D. Vệ sinh môi trường.

Câu 76: Chương III của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên gọi là:
A. Thể dục thể thao.
B. Phục hồi chức năng.
C. Phục hồi chức năng bằng yếu tố tự nhiên.
D. Thể dục thể thao, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng.

Câu 77: Chương IV của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên gọi là:
A. Giám định y khoa.
B. Điều kiện hành nghề của thầy thuốc.
C. Quyền được khám bệnh và chữa bệnh.
D. Khám bệnh và chữa bệnh.

Câu 78: Chương V của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên gọi là:
A. Y học cổ truyền dân tộc.
B. Y học dược học dân tộc.
C. Y học, dược học cổ truyền dân tộc.
D. Đông dược.

Câu 79: Chương VI của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên gọi là:
A. Thuốc chữa bệnh cho người.
B. Thuốc phòng bệnh cho người.
C. Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh.
D. Thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Chất lượng thuốc.

Câu 80: Chương VII của luật bảo vệ sức khỏe nhân dân có tên gọi là:
A. Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
B. Bảo vệ sức khỏe thương binh, bệnh binh, người tàn tật.
C. Bảo vệ sức khỏe đồng bào các dân tộc thiểu số.
D. Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật và đồng bào các dân tộc thiểu số.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: