Trắc nghiệm Toán lớp 6: Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân là dạng đề kiểm tra kiến thức trực quan và thực tiễn nằm trong Chương 4 – Một số hình phẳng trong thực tiễn của chương trình Toán lớp 6. Đây là bài học giúp học sinh nhận biết, so sánh và phân biệt các tứ giác đặc biệt thường gặp trong đời sống và trong các bài toán hình học cơ bản.
Trong đề trắc nghiệm Bài 19, học sinh sẽ được kiểm tra các kiến thức quan trọng như:
- Tính chất của hình chữ nhật (cạnh đối song song, vuông góc, bằng nhau; bốn góc vuông…),
- Đặc điểm của hình thoi (bốn cạnh bằng nhau, hai đường chéo vuông góc…),
- Hình bình hành (hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối bằng nhau…),
- Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân (hai cạnh bên bằng nhau, hai góc kề đáy bằng nhau…).
Để làm tốt đề này, học sinh cần rèn kỹ năng so sánh hình học, nhận diện đặc điểm, và biết cách vận dụng tính chất vào các câu hỏi trắc nghiệm như chọn hình đúng, xác định góc, cạnh, đường chéo,…
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Câu 1: Quốc kì Việt Nam có hình gì?
A. Hình chữ nhật
B. Hình vuông.
C. Hình thoi.
D. Hình bình hành.
Câu 2: Có bao nhiêu tính chất dưới đây là tính chất của hình thang cân?
a) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
b) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.
c) Trong hình thang cân có hai góc kề một đáy bằng nhau.
d) Trong hình thang cân có hai cặp cạnh đối song song với nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Hình nào dưới đây là hình bình hành?A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 4: Cho hình chữ nhật MNPQ, ta có:
A. MN = NP.
B. MP = MN.
C. PQ = NP.
D. MP = NQ.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về hình thoi?
A. Hình thoi có bốn góc bằng nhau.
B. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
C. Hình thoi có hai góc kề một cạnh bằng nhau.
D. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc.
Câu 6: Cho hình vẽ sau: Phát biểu nào dưới đây là đúng?A. ABCD là hình thoi
B. ABCE là hình thang cân
C. ABCD là hình bình hành
D. ABCE là hình chữ nhật
Câu 7: Quan sát hình bên. Mặt bàn này hình gì?A. Hình bình hành
B. Hình chữ nhật
C. Hình thoi
D. Hình thang cân
Câu 8: Cái kim trên la bàn có dạng hình gì?A. Hình thoi
B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật
D. Hình thang cân
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình bình hành là hình thang cân.
B. Hình chữ nhật là hình thang cân.
C. Hình thoi là hình thang cân.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 10: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 5cm, BC = 2cm thì:
A. CD = 5cm
B. CD = 2cm
C. CD = 7cm
D. CD = 3cm
Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Hình thoi có hai đường chéo …”
A. cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
B. vuông góc với nhau
C. là các đường phân giác của các góc của hình thoi
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Cho hình thoi ABCD (AC > BD) có AC = 10cm, khẳng định nào sau đây là đúng:
A. OB = 5cm
B. AO = 5cm
C. OD = 5cm
D. OC = 20 cm.
Câu 13: Hãy chọn câu sai. Cho ABCD là hình chữ nhật có O là giao điểm hai đường chéo. Khi đó
A. AO = OB
B. AB = CD; AD = BC
C. AC = BD
D. OC > OD
Câu 14: Cho hình chữ nhật ABCD, AB = 5cm, chọn khẳng định đúng:
A. BC = 5cm
B. AC = 5cm
C. AD = 5cm
D. DC = 5cm
Câu 15: Hãy chọn câu sai.
A. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật
B. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
D. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật
Câu 16: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?
A. Hình thoi có bốn đỉnh
B. Hình thoi có hai cặp cạnh đối bằng nhau
C. Hình thoi có hai cặp cạnh đối song song
D. Hình có bốn đỉnh là hình thoi
Câu 17: Chọn câu đúng nhất.
A. Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.
B. Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
C. Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Hãy cho biết đâu là công thức tính diện tích hình bình hành?
A. S = a.c (a và c: hai cạnh bất kỳ của hình bình hành)
B. S = a.h (a: cạnh đáy, h: chiều cao)
C. S = a.b (a, b: cạnh của hình hình hành)
D. S = b.h (b: cạnh bất kỳ, h: chiều cao)
Câu 19: Trong những khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Hình bình hành có 4 đỉnh
B. Hình bình hành có bốn cạnh
C. Hình có bốn đỉnh là hình bình hành
D. Hình bình hành có hai cạnh đối song song.
Câu 20: Chọn phương án sai trong các phương án sau?
A. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
B. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
C. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
D. Tứ giác có hai góc đối bằng nhau là hình bình hành.
Câu 21: Cho hình thang cân EFGH, biết chu vi hình thang là 68 cm, chiều dài 2 cạnh đáy lần lượt là 20 cm và 26 cm. Tính chiều dài cạnh bên của hình thang
A. 12 cm
B. 9 cm
C. 11 cm
D. 10 cm
Câu 22: Cho hình thang cân ABCD có độ dài đáy AB bằng 4, độ dài đáy CD gấp đôi độ dài đáy AB, độ dài chiều cao AH bằng 3cm. Tính diện tích hình thang cân ABCD.
A. 20 cm²
B. 16 cm²
C. 18 cm²
D. 22 cm²
Câu 23: Cho hình chữ nhật MNPQ, ta có:
A. MN = NP.
B. MP = MN.
C. MP = NQ.
D. PQ = NP.
Câu 24: Chọn phát biểu sai?
A. Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
B. Hình chữ nhật có bốn đỉnh
C. Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
D. Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Câu 25: Tứ giác dưới đây là hình thoi theo dấu hiệu nào?
A. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc
B. Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau
D. Tứ giác có hai đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường