Trắc nghiệm Triết học Mác – Lênin là một trong những dạng đề thi thuộc môn Triết học Mác – Lênin, được thiết kế để kiểm tra kiến thức nền tảng của sinh viên về triết học khoa học và cách mạng do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập. Đề thi này thường được sử dụng tại nhiều trường đại học giảng dạy khối ngành khoa học xã hội, như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM).
Đề thi được xây dựng bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, chẳng hạn như PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng, một giảng viên uy tín trong lĩnh vực triết học. Nội dung kiểm tra bao gồm các chuyên đề quan trọng như: vật chất, ý thức, quy luật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đề thi này thường áp dụng cho sinh viên năm nhất hoặc năm hai, đặc biệt là những sinh viên thuộc các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Luật, hoặc Kinh tế.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết đề thi này và bắt tay vào làm bài kiểm tra ngay hôm nay!
Trắc Nghiệm Triết Học Mác Lênin Đề 4
Câu 1: Thế giới quan khoa học dựa trên lập trường triết học nào:
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Khác
Câu 2: Triết học bao gồm quan điểm chung nhất, những sự lý giải có luận chứng cho các câu hỏi chung của con người, nên triết học bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại:
A. Triết học cổ đại
B. Triết học Phục Hưng
C. Triết học Trung cổ Tây Âu
D. Triết học Mác – Lênin
Câu 3: “Triết học Mác – Lênin là khoa học của mọi khoa học”:
A. Đúng
B. Sai
C. Khác
Câu 4: Xác định quan điểm duy vật biện chứng trong số luận điểm sau:
A. Thế giới thống nhất ở tính tồn tại của nó
B. Thế giới thống nhất ở nguồn gốc tính thần
C. Thế giới thống nhất ở tính vật chất
D. Thế giới thống nhất ở sự suy nghĩ về nó như là cái thống nhất
Câu 5: Việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới có phải là sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hay không?
A. Có
B. Không
C. Khác
Câu 6: Điểm chung trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật chất là:
A. Đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể cảm tính
B. Đồng nhất vật chất với thuộc tính phổ biến của vật thể
C. Đồng nhất vật chất với nguyên tử
D. Đồng nhất vật chất với thực tại khách quan
Câu 7: Tính đúng đắn trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại là:
A. Xuất phát từ thế giới vật chất để khái quát quan niệm về vật chất
B. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn
C. Xuất phát từ tư duy
D. Ý kiến khác
Câu 8: Khi khoa học phát triển và đạt được những thành tựu lớn, quan niệm về vật chất cũng có sự thay đổi như thế nào?
A. Nguyên lý cơ bản của quan niệm vật chất không thay đổi, nhưng nó được bổ sung và phát triển
B. Quan niệm về vật chất không thay đổi
C. Quan niệm về vật chất trở nên vô nghĩa
D. Ý kiến khác
Câu 9: Hãy xác định các khái niệm về vật chất trong các hệ thống triết học:
A. Vật chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng
B. Vật chất trong chủ nghĩa duy tâm
C. Vật chất trong chủ nghĩa duy vật tầm thường
D. Ý kiến khác
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng về thế giới quan khoa học:
A. Thế giới quan khoa học phản ánh đầy đủ và chính xác nhất thế giới vật chất
B. Thế giới quan khoa học phản ánh một phần của thế giới vật chất
C. Thế giới quan khoa học không có sự phản ánh về thế giới vật chất
D. Ý kiến khác
Câu 11: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật thể có là vật chất không? Theo nghĩa nào?
A. Có
B. Không
Câu 12: Chủ nghĩa duy vật biện chứng có cho khái niệm vật chất đồng nhất với khái niệm vật thể không?
A. Có
B. Không
Câu 13: Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào?
A. Duy vật chất phác
B. Duy vật siêu hình
C. Duy vật biện chứng
D. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình
Câu 14: Có thể coi trường và hạt cơ bản là giới hạn cuối cùng của cấu tạo vật chất vật lý được không? Vì sao?
A. Có
B. Không
Câu 15: Khái niệm trung tâm mà V.I.Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái niệm nào?
A. Phạm trù triết học
B. Thực tại khách quan
C. Cảm giác
D. Phản ánh
Câu 16: Trong định nghĩa về vật chất của mình, V.I.Lênin cho thuộc tính chung nhất của vật chất là:
A. Tự vận động
B. Cùng tồn tại
C. Đều có khả năng phản ánh
D. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác
Câu 17: Xác định mệnh đề sai:
A. Vật thể không phải là vật chất
B. Vật chất không phải chỉ là một dạng tồn tại là vật thể
C. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất
D. Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó
Câu 18: Xác định mệnh đề đúng theo quan điểm duy vật biện chứng:
A. Phản điện tử, phản hạt nhân là phi vật chất
B. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của vật chất
C. Phản vật chất là sự tưởng tượng thuần túy của các nhà vật lý học
D. Phản vật chất không phải là vật chất
Câu 19: Xác định mệnh đề đúng:
A. Vận động tồn tại trước rồi sinh ra vật chất
B. Vật chất tồn tại rồi mới vận động phát triển
C. Không có vận động ngoài vật chất
D. Không có vật chất không vận động
Câu 20: Sai lầm của các nhà triết học cổ đại trong quan niệm về vật chất:
A. Đồng nhất vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính
B. Vật chất là tất cả cái tồn tại khách quan
C. Vật chất là cái có thể nhận thức được
D. Vật chất tự thân vận động
Câu 21: Hãy chỉ ra sai lầm của các nhà triết học thế kỷ XVII-XVIII trong quan niệm về vật chất:
A. Đồng nhất vật chất với vật thể
B. Đồng nhất vật chất với một số tính chất phổ biến của vật thể
C. Vật chất là cái có thể nhận thức được
D. Vật chất biểu hiện qua không gian và thời gian
Câu 22: Tồn tại khách quan là tồn tại như thế nào?
A. Tồn tại bên ngoài ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người, độc lập vào ý thức của con người
B. Được ý thức của con người phản ánh
C. Tồn tại không thể nhận thức được
D. Cả A và B
Câu 23: Mệnh đề nào đúng?
A. Vật chất là cái tồn tại
B. Vật chất là cái không tồn tại
C. Vật chất là cái tồn tại khách quan
Câu 24: Hãy sắp xếp các mệnh đề sau cho đúng trật tự logic trong ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:
1-(2)-(3)
2-(3)-(1)
3-(2)-(1)
2-(1)-(3)
Câu 25: Khi nói vật chất tự thân vận động là muốn nói:
A. Do kết quả sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận tạo nên sự vật
B. Do nguyên nhân vốn có của vật chất
C. Cả A và B
Câu 26: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể hiện ở chỗ:
A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất
B. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biểu hiện đa dạng của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan
C. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận
D. Thể hiện ở cả A, B, C
Câu 27: Theo Ph. Angghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:
A. Thực tiễn lịch sử
B. Thực tiễn cách mạng
C. Sự phát triển lâu dài của khoa học
D. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên
Câu 28: Trung tâm định nghĩa vật chất của V.I.Lê nin là cụm từ nào?
A. Thực tại khách quan
B. Phạm trù triết học
C. Được đem lại cho con người trong cảm giác
D. Không lệ thuộc vào cảm giác
Câu 29: Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đã được V.I.Lê nin chỉ ra là gì?
A. Sự sinh ra
B. Sự vận động
C. Tính khách quan
D. Sự phản ánh
Câu 30: Xác định quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
A. Vật chất là cái tồn tại độc lập với con người và nhận thức của con người
B. Vật chất là cái bị lệ thuộc vào ý thức và cảm giác con người
C. Vật chất là cái tồn tại khách quan độc lập với ý thức và cảm giác con người
D. Vật chất là cái tồn tại nhờ vào sự cảm nhận của con người

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.