Trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 18: Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ thuộc Chương 3 – Từ trường trong chương trình Vật Lý 12.
Bài học này giúp bạn hiểu:
- Hiện tượng cảm ứng điện từ – xuất hiện suất điện động cảm ứng khi từ thông thay đổi.
- Ứng dụng thực tế trong máy phát điện, máy biến áp, động cơ điện và các thiết bị không dây.
- Tầm quan trọng của cảm ứng điện từ trong đời sống và công nghệ.
👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn kiểm tra kiến thức ngay! 🚀
Câu 1: Lõi biến áp thường làm bằng
A. là thép hoặc bạc.
B. là sắt hoặc bạc pha silicol.
C. là nhôm hoặc sắt.
D. là sắt hoặc thép pha silicol.
Câu 2: Lõi biến áp được ghép như nào để giảm hao phí điện năng do dòng điện Foucalt?
A. Ghép cách điện với nhau.
B. Ghép sát nhau.
C. Ghép cách nhau khoảng vài cm.
D. Ghép đối xứng nhau.
Câu 3: Cuộn sơ cấp của máy biến áp được nối với
A. nguồn điện một chiều.
B. nguồn điện xoay chiều.
C. tải tiêu thụ điện.
D. cuộn dây.
Câu 4: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp lần lượt là N₁ và N₂. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U₁ vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp ở chế độ không tải là U₂. Công thức nào sau đây đúng?
A. U₂/U₁ = N₂/2N₁
B. U₂/U₁ = 2N₂/N₁
C. U₂/U₁ = N₁/N₂
D. U₂/U₁ = N₂/N₁.
Câu 5: Dòng điện cảm ứng trong ghi ta điện được đến đâu để có thể nghe được âm thanh?
A. Máy hạ áp.
B. Máy tăng áp.
C. Máy tăng âm.
D. Máy hạ âm.
Câu 6: Dây đàn ghi ta điện được làm từ vật liệu gì?
A. Thép.
B. Nhôm.
C. Đồng.
D. Nhựa.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây Không đúng khi nói về máy biến áp?
A. Gồm hai cuộn dây có cùng số vòng dây.
B. Các cuộn dây thường làm bằng đồng, có phủ lớp cách điện.
C. Hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Cuộn dây nối với tải tiêu thụ điện năng được gọi là cuộn thứ cấp.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đàn ghi ta điện?
A. Đàn ghi ta điện có cấu tạo đặc.
B. Dây đàn làm bằng thép.
C. Dòng điện cảm ứng được đưa đến máy tăng âm và loa để nghe được âm phát ra.
D. Đàn ghi ta điện có hộp cộng hưởng nhỏ.
Câu 9: Công dụng nào sao đây không phải của máy biến áp?
A. Giảm điện áp của dòng điện xoay chiều.
B. Tăng cường độ của dòng điện không đổi.
C. Giảm hao phí trong truyền tải điện năng đi xa.
D. Tăng điện áp của dòng điện xoay chiều.
Câu 10: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp có N₁ vòng dây được nối với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 120 V, khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100 V. Nếu tăng thêm 150 vòng dây cho cuộn sơ cấp và giảm 150 vòng dây ở cuộn thứ cấp thì đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160 V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp hở để hở vẫn là 100 V. Số vòng dây N₁ của cuộn sơ cấp là
A. 825 vòng.
B. 1170 vòng.
C. 975 vòng.
D. 1320 vòng.
Câu 11: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 380 V. Khi đó, cuộn thứ cấp có điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng lần lượt là 20 V và 1,5 A. Biết số vòng dây cuộn thứ cấp là 20 vòng. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp. Số vòng dây và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn sơ cấp lần lượt là
A. 380 vòng và 0,08 A.
B. 380 vòng và 28,5 A.
C. 240 vòng và 0,08 A.
D. 240 vòng và 28,5 A.
Câu 12: Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 50 vòng là 440 vòng. Mắc cuộn sơ cấp vào mạng điện 25 V – 50 Hz. Điện áp giữa hai đầu cuộn thứ cấp có giá trị hiệu dụng và tần số là
A. 25 V – 50 Hz.
B. 220 V – 50 Hz.
C. 220 V – 440 Hz.
D. 25 V – 440 Hz.
Câu 13: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp lần lượt là N₁ = 110 vòng và N₂. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp hở là 24 V. Giá trị của N₂ là
A. 12 vòng.
B. 24 vòng.
C. 40 vòng.
D. 6 vòng.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.