Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 9 – Sóng ngang Sóng dọc Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Làm bài thi

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 9 – Sóng ngang, sóng dọc và sự truyền năng lượng của sóng cơ

Trong chương trình Vật lý 11, chuyên đề sóng cơ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu rõ về bản chất của sự lan truyền dao động trong môi trường. Bài 9: Sóng ngang, sóng dọc và sự truyền năng lượng của sóng cơ thuộc Chương II – Sóng, giúp phân biệt hai loại sóng cơ bản và cơ chế truyền năng lượng của chúng.

Những nội dung quan trọng trong bài trắc nghiệm này

  • Sóng ngang và sóng dọc: Khái niệm, cách phân biệt và ví dụ thực tế.
  • Cơ chế truyền sóng cơ: Sự lan truyền dao động trong môi trường rắn, lỏng, khí.
  • Sự truyền năng lượng của sóng: Hiểu cách năng lượng di chuyển qua môi trường mà không có sự dịch chuyển vật chất theo phương truyền sóng.
  • Ứng dụng của sóng cơ trong thực tế, từ sóng âm đến sóng địa chấn.
  • Bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn nắm vững bản chất của sóng cơ và cách thức truyền năng lượng trong các môi trường khác nhau.

👉 Hãy tham gia làm bài trắc nghiệm ngay để kiểm tra kiến thức của bạn! 🚀

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 9 – Sóng ngang, sóng dọc và sự truyền năng lượng của sóng cơ

Câu 1: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 2: Sóng dọc là sóng có phương dao động
A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 3: Sóng ngang là sóng có phương dao động
A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 4: Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình Trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là
A. \( v = 2 \) m/s.
B. \( v = 4 \) m/s.
C. \( v = 6 \) m/s.
D. \( v = 8 \) m/s.

Câu 5: Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ \( u = 6 \cos(\pi t + \pi) \) cm, d đo bằng cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là
A. \( u = 0 \) cm.
B. \( u = 6 \) cm.
C. \( u = 3 \) cm.
D. \( u = –6 \) cm.

Câu 6: Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số \( ƒ = 50 \) Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng
A. \( v = 120 \) cm/s.
B. \( v = 150 \) cm/s.
C. \( v = 360 \) cm/s.
D. \( v = 150 \) m/s.

Câu 7: Một sóng ngang có phương trình sóng \( u = 5\cos(20\pi t – 2\pi d) \) cm, với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là
A. \( v = 100 \) cm/s.
B. \( v = 10 \) m/s.
C. \( v = 10 \) cm/s.
D. \( v = 100 \) m/s.

Câu 8: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số \( ƒ = 100 \) Hz. Trên cùng phương truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết tốc độ sóng này nằm Trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.
A. \( v = 2,8 \) m/s.
B. \( v = 3 \) m/s.
C. \( v = 3,1 \) m/s.
D. \( v = 3,2 \) m/s.

Câu 9: Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bởi phương trình \( u = 0,5\cos(50x – 1000t) \) cm, Trong đó x có đơn vị là cm. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ truyền sóng?
A. 20 lần.
B. 25 lần.
C. 50 lần.
D. 100 lần.

Câu 10: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ sóng \( v = 0,2 \) m/s, chu kỳ dao động của sóng là \( T = 10 \) s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là
A. 1,5 m.
B. 1 m.
C. 0,5 m.
D. 2 m.

Câu 11: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ \( v = 0,5 \) m/s, chu kỳ dao động là \( T = 10 \) (s). Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động vuông pha là
A. 2,5 m.
B. 20 m.
C. 1,25 m.
D. 0,05 m.

Câu 12: Một sóng ngang có phương trình sóng là \( u = 5\cos(10\pi t – \frac{\pi d}{5}) \) mm, Trong đó d có đơn vị là cm. Bước sóng của sóng là
A. \( \lambda = 10 \) mm.
B. \( \lambda = 5 \) cm.
C. \( \lambda = 1 \) cm.
D. \( \lambda = 10 \) cm.

Câu 13: Một sóng ngang có phương trình dao động \( u = 5\cos(20\pi t – 2\pi d) \) cm, với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Chu kỳ dao động của sóng là
A. \( T = 1 \) (s).
B. \( T = 0,5 \) (s).
C. \( T = 0,05 \) (s).
D. \( T = 0,1 \) (s).

Câu 14: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số \( ƒ = 100 \) Hz. Trên cùng phương truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết tốc độ sóng này nằm Trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.
A. \( v = 2,8 \) m/s.
B. \( v = 3 \) m/s.
C. \( v = 3,1 \) m/s.
D. \( v = 3,2 \) m/s.

Câu 15: Một sóng dọc truyền đi theo phương trục Ox với vận tốc 2 m/s. Phương trìnhh dao động tại O là \( u = \sin(20\pi t – \frac{\pi}{2}) \) mm. Sau thời gian t = 0,725s thì một điểm M trên đường Ox, cách O một khoảng 1,3 m có trạng thái chuyển động là
A. từ vị trí cân bằng đi sang phải.
B. từ vị trí cân bằng đi sang trái.
C. từ vị trí cân bằng đi lên
D. từ li độ cực đại đi sang trái.

Câu 16: Một sóng dừng trên một sợi dây được mô tả bởi phương trình \( u = 4\cos(\frac{\pi x}{5})\sin(20\pi t) \) cm, Trong đó x đo bằng cm và t đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng dọc theo dây là
A. 80 cm/s.
B. 40 cm/s.
C. 60 cm/s.
D. 20 cm/s.

Câu 17: Sóng dọc truyền trên 1 sợi dây dài lí tưởng với tần số 50 Hz, vận tốc sóng là 200 cm/s, biên độ sóng là 5 cm. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm A, B. Biết A, B nằm trên sợi dây, khi chưa có sóng lần lượt cách nguồn một khoảng là 20 cm và 42 cm.
A. 22 cm
B. 32 cm
C. 12 cm
D. 24 cm

Câu 18: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 19: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 20: Sóng siêu âm không sử dụng được và các việc nào sau đây?
A. Dùng để soi các bộ phận cơ thể
B. Dùng để nội soi dạ dày
C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại
D. Thăm dò: Đàn cá, đáy biển

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học:
A. Sóng âm truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 22: Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:
A. chất rắn và bề mặt chất lỏng.
B. chất khí và trong lòng chất rắn.
C. chất rắn và trong lòng chất lỏng.
D. chất khí và bề mặt chất rắn.

Câu 23: Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:
A. 4 cm.
B. 12,5 cm.
C. 8 cm.
D. 200 cm

Câu 24: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 25: Sóng dọc là sóng có phương dao động
A. nằm ngang
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 26: Sóng dọc là sóng cơ
A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
D. không truyền được trong chất rắn.

Câu 27: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và chân không.
B. Sóng ngang là sóng cơ truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.
D. Sóng dọc là sóng cơ truyền theo phương thẳng đứng.

Câu 28: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào:
A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 29: Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động
A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 30: rên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số \( ƒ = 50 \) Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng
A. \( v = 120 \) cm/s.
B. \( v = 150 \) cm/s.
C. \( v = 360 \) cm/s.
D. \( v = 150 \) m/s

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: