Đề thi đại học môn Địa lí – Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập là một nội dung then chốt thuộc chương trình “Đề thi trắc nghiệm vào Đại học”, nằm trong Tổng hợp các dạng trắc nghiệm có trong đề thi Địa lí THPT QG. Đây là phần kiến thức thuộc chương trình Địa lí lớp 11, chuyên đề Địa lí Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thường xuyên được đưa vào các đề thi chính thức và đề thi thử tốt nghiệp THPT.
Nội dung trắc nghiệm tập trung vào quá trình Đổi mới từ năm 1986, những chuyển biến về kinh tế, xã hội, cơ cấu ngành và lãnh thổ, cũng như vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, APEC…. Học sinh cần nắm chắc kiến thức về chính sách phát triển kinh tế mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất – nhập khẩu, đồng thời hiểu rõ cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức với bộ câu hỏi trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập có đáp án để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng tư duy và tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc gia!
Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?
A. Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm
B. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn
C. Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu
D. Thị trường được mở rộng và đa dạng hóa
Câu 2: Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, lĩnh vực nào được đổi mới đầu tiên?
A. Công nghiệp
B. Dịch vụ
C. Nông nghiệp
D. Thương mại
Câu 3: Việt Nam không tham gia vào tổ chức nào sau đây?
A. ASEAN
B. WTO
C. OPEC
D. APEC
Câu 4: Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là:
A. Lào
B. Bru-nây
C. Việt Nam
D. Mi-an-ma
Câu 5: Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới?
A. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc
D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức
Câu 6: Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta được mạnh nha từ năm:
A. 1987
B. 1979
C. 1986
D. 1976
Câu 7: Công cuộc đổi mới tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta cao nhất (9,5 %) vào năm:
A. 1992
B. 1993
C. 1995
D. 1999
Câu 8: Chính sách nào không phải là đường lối đổi mới nước ta sau đại hội Đảng lần thứ VI:
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN
C. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước
D. Xây dựng nền kinh tế quan liêu bao cấp
Câu 9: Kết quả lớn nhất đạt được trên lĩnh vực hội nhập mở cửa của nước ta thể hiện:
A. Du lịch phát triển mạnh
B. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng nhiều
C. Xuất khẩu lao động ngày càng tăng
D. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Câu 10: Định hướng quan trọng nhất để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập là:
A. Tăng cường đầu tư, hợp tác với nước ngoài
B. Đẩy mạnh tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
C. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
D. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
Câu 11: Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản:
A. cà phê, cao su, hồ tiêu
B. cao su, chè, hồ tiêu
C. cà phê, cao su, chè
D. cà phê, chè, hồ tiêu
Câu 12: Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta:
A. Phát triển khoa học – kĩ thuật – công nghệ; giáo dục và đào tạo
B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt
C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
D. Gia nhập APEC và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
Câu 13: Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào?
A. 1995
B. 1997
C. 1967
D. 1999
Câu 14: Sau Đổi mới, thị trường buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng:
A. tăng mạnh thị trường Đông Nam Á
B. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu
C. đa dạng hóa, đa phương hóa
D. tiếp cận với thị trường Châu Phi, Châu Mĩ
Câu 15: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới vào năm nào?
A. 2000
B. 2002
C. 2005
D. 2007
Câu 16: Ý nào sau đây không phải là định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập?
A. Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
B. Phát triển kinh tế một cách nhanh chóng dựa trên những tài nguyên sẵn có
C. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm tiềm lực kinh tế quốc gia
D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức
Câu 17: Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới?
A. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức
C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
D. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 18: Công cuộc đổi mới mới được mạnh nha từ năm nào, và từ lĩnh vực nào ở nước ta:
A. Cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX và đầu tiên từ lĩnh vực công nghiệp nặng
B. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX và đầu tiên từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ
C. Từ năm 1979 và đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với khoán sản phẩm theo khẩu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
D. Từ năm 1986 và đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp
Câu 19: Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nên kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất:
A. Công nghiệp
B. Công – nông nghiệp
C. Nông – công nghiệp
D. Nông nghiệp lạc hậu
Câu 20: Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là:
A. Hàng hóa của nước ta được nhiều nước ưa dùng
B. Chính sách hướng gia xuất khẩu, tự do hóa thương mại
C. Giá thành sản phẩm xuất khẩu thấp
D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định thương mại với Hoa Kì
Câu 21: Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu từ năm:
A. 1986
B. 1987
C. 1979
D. 1995
Câu 22: Công cuộc Đổi mới của nước ta được khẳng định từ:
A. sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị
B. sau chỉ thị 100 CT-TW
C. sau Đại Hội lần thứ V của Đảng Cộng Sản Việt Nam
D. Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Câu 23: Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào dưới đây:
A. NAFTA
B. ASEAN
C. UN
D. APEC
Câu 24: Yếu tố nào không phải là chủ trương của xu thế dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội của nước ta?
A. Để người dân được toàn quyền trong mọi sinh hoạt và sản xuất
B. Xoá bỏ bộ cơ chế quản lí tập trung bao cấp
C. Nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ
D. Trao cho dân quyền tự chủ trong sản xuất và đời sống
Câu 25: Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở:
A. Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện
B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh; trình độ dân trí được nâng cao
C. Hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa
D. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo them nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Câu 26: Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là:
A. thúc đẩy sự chuyển dịch giữa dân tỉ lệ thành thị và nông thôn
B. đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lí
C. tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế
D. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Câu 27: Yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào khối ASEAN là do:
A. Đường lối Đổi mới của Việt Nam
B. Xu hướng chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại của khu vực
C. Vị trí địa lí
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Câu 28: Từ khi đổi mới đến nay, hoạt động nội thương đã phát triển rất nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. sự xâm nhập hàng hóa từ bên ngoài vào
B. thay đổi cơ chế quản lí
C. nhu cầu của người dân tăng cao
D. hàng hóa phong phú, đa dạng
Câu 29: Nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài từ sau công cuộc Đổi mới được triển khai, thể hiện qua:
A. đời sống nhân dân được cải thiện
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
C. giảm tỷ lệ thất nghiệp
D. giảm phân hóa giàu nghèo
Câu 30: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là:
A. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán
B. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ
C. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí
D. nước ta có nhiều thành phần dân tộc

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.