Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên ngành Y đa khoa. Bộ tài liệu được biên soạn bởi TS. DS. Nguyễn Thành Triết – chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền và đang công tác tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa tập trung vào các kiến thức y học cổ truyền cần thiết cho bác sĩ đa khoa, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về y học cổ truyền và khả năng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong quá trình khám chữa bệnh.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia bài kiểm tra ngay hôm nay!
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 6
1. Cao lương khương còn có tên gọi là
A. Gừng tươi
B. Gừng khô
C. Củ nghệ
D. Củ riềng
2. Ý nào sau đây là SAI khi nói về công dụng của các vị thuốc trong bạch hổ thang
A. Thạch cao có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa
B. Tri mẫu giúp cho thạch cao hạ hỏa do sinh tân, mát huyết
C. Đại mễ giải quyết triệu chứng phụ bồn chồn
D. Cam thảo có tác dụng trị ho đờm
3. Thuốc có kinh giới kiêng kỵ với
A. Rượu, ớt
B. Rau dền, cua, ốc
C. Cua, cá biển
D. Thịt gà
4. Vị thuốc nào sau đây có tính hàn
A. Quế chi
B. Hoàng liên
C. Ma hoàng
D. Đinh hương
5. Các vị thuốc đẳng sâm, can khương, trích cam thảo, bạch truật có trong phương thuốc
A. Ma hoàng thang
B. Quế chi thang
C. Hoàng liên giải độc thang
D. Lý trung hoàn
6. Phương thuốc bạch hổ thang có tác dụng
A. Thanh nhiệt tả hỏa
B. Thanh nhiệt lương huyết
C. Hồi dương cứu nghịch
D. Ôn trung tán hàn
7. Biểu hiện của cơ thể khi dương hư
A. Sinh nội hàn
B. Sinh nội nhiệt
C. Sinh ngoại hàn
D. Sinh ngoại nhiệt
8. Phương thuốc hoàng liên giải độc thang có tác dụng
A. Phát tán phong hàn
B. Phát tán phong nhiệt
C. Thanh nhiệt giải độc
D. Thanh nhiệt táo thấp
9. Thuốc thanh nhiệt giáng hỏa có tác dụng chữa trị
A. Cảm mạo phong hàn
B. Cảm mạo phong nhiệt
C. Sốt cao
D. Nhiễm khuẩn
10. Những thuốc có màu vàng, vị ngọt thường quy nạp vào tạng
A. Can
B. Tâm
C. Tỳ
D. Phế
11. Vị thuốc kinh giới có các tác dụng sau, NGOẠI TRỪ
A. Giải cảm, làm ra mồ hôi
B. Giải độc trị dị ứng
C. Trị động kinh
D. Sao đen có tác dụng chỉ huyết
12. Phương thuốc đinh hương thị đế thang có tác dụng
A. Ôn hóa đờm hàn
B. Hóa đờm chỉ khái
C. Ôn trung giáng khí
D. Lương huyết chỉ huyết
13. Phương thuốc tang cúc ẩm có tác dụng
A. Phát tán phong hàn
B. Phát tán phong nhiệt
C. Thanh nhiệt giải độc
D. Thanh nhiệt táo thấp
14. Các vị thuốc đẳng sâm, chích cam thảo, phục linh, bạch truật có trong phương thuốc
A. Ma hoàng thang
B. Tứ quân tử thang
C. Hoàng liên giải độc thang
D. Lý trung hoàn
15. Phương tứ quân tử thang KHÔNG chứa vị thuốc nào
A. Nhân sâm
B. Bạch truật
C. Cam thảo
D. Đương quy
16. Công năng chủ trị của đương quy
A. Bổ huyết
B. Bổ dương
C. Bổ âm
D. Bổ khí
17. Phương pháp gây nôn gọi là
A. Ôn pháp
B. Bổ pháp
C. Hạ pháp
D. Thổ pháp
18. Vị thuốc có tác dụng bổ âm
A. Bách bộ
B. Bách hợp
C. Ba kích
D. Sa nhân
19. Phối hợp thuốc nào sau đây là đúng
A. Bổ khí + hành huyết
B. Bổ huyết + hành khí
C. Bổ huyết + hành huyết
D. Tất cả đều đúng
20. Tạng là những cơ quan có chức năng
A. Thu nạp
B. Chuyển giao
C. Truyền tống
D. Tàng trữ
21. Các tổ chức nào sau đây thuộc hành “hỏa”
A. Can – đởm – mắt
B. Tâm – tiểu tràng – lưỡi
C. Phế – đại tràng – mũi
D. Thận – bàng quang – tai
22. Vận dụng học thuyết âm dương vào tổ chức cơ thể thì cơ quan nào sau đây thuộc phần dương
A. Tâm
B. Can
C. Đởm
D. Tỳ
23. Sự nương tựa vào nhau giữa âm và dương, đây là quy luật
A. Âm dương tiêu trưởng
B. Âm dương bình hành
C. Âm dương đối lập
D. Âm dương hỗ căn
24. Theo tính chất tương sinh, thuốc bổ can song có thể chữa các bệnh
A. Phế hư
B. Bổ tâm huyết
C. Ức chế can hỏa vượng
D. Thanh thấp nhiệt
25. Công năng chủ trị của Kim ngân hoa là
A. Thanh nhiệt giải độc
B. Thanh nhiệt táo thấp
C. Thanh nhiệt lương huyết
D. Thanh nhiệt giáng hỏa
26. Với vị thuốc a giao thì chế biến bằng phương pháp
A. Thán sao
B. Vi sao
C. Sao với hoạt thạch
D. Sao với cát
27. Theo tính chất tương sinh, thuốc kiện tỳ song có thể chữa các bệnh
A. Phế hư
B. Bổ tâm huyết
C. Ức chế can hỏa vượng
D. Thanh thấp nhiệt
28. Thuốc thanh nhiệt kiêng kỵ với
A. Rượu, ớt
B. Rau dền, cua, ốc
C. Cua, cá biển
D. Thịt gà
29. Theo y học cổ truyền thì vui quá hại
A. Tâm
B. Tỳ
C. Can
D. Phế
30. Vị “quân” có tác dụng
A. Tác dụng chính
B. Hỗ trợ giải quyết triệu chứng chính
C. Hỗ trợ giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh
D. Dẫn thuốc vào kinh
Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 1
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 2
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 3
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 4
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 5
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 6
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 7
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 8
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 9
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 10
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 11
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 12

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.