Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 8

Năm thi: 2023
Môn học: Y học Cổ truyền
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: Ths Nguyễn Thành Triết
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Y học Cổ truyền
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: Ths Nguyễn Thành Triết
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên ngành Y đa khoa. Bộ tài liệu được biên soạn bởi TS. DS. Nguyễn Thành Triết – chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền và đang công tác tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa tập trung vào các kiến thức y học cổ truyền cần thiết cho bác sĩ đa khoa, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về y học cổ truyền và khả năng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong quá trình khám chữa bệnh. 

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia bài kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 8

1. Phương ma hoàng thang gồm các vị thuốc sau, NGOẠI TRỪ:
A. Ma hoàng;
B. Quế nhục;
C. Hạnh nhân;
D. Cam thảo;

2. Vị thuốc nào có bộ phận dùng là giò phơi khô:
A. Ô tặc cốt;
B. Ba kích;
C. Mẫu lệ;
D. Bách hợp;

3. Thuốc thanh nhiệt giải độc kiêng kỵ với:
A. Rượu, ớt;
B. Rau dền, cua, ốc;
C. Cua, cá biển;
D. Thịt gà;

4. Theo học thuyết ngũ hành, tạng “thận” ứng với hành:
A. Mộc;
B. Hỏa;
C. Kim;
D. Thủy;

5. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết:
A. Cẩu tích;
B. Ích mẫu;
C. Tam thất;
D. Sinh địa;

6. Phương thuốc nhị trần thang có tác dụng:
A. Ôn hóa đờm hàn;
B. Hóa đờm chỉ khái;
C. Ôn trung giáng khí;
D. Lương huyết chỉ huyết;

7. Dương dược có các tính chất sau, NGOẠI TRỪ:
A. Nhiệt;
B. Phù;
C. Thăng;
D. Lương;

8. Vị thuốc có tính đại nhiệt:
A. Can khương;
B. Sinh khương;
C. Nhục quế;
D. Thảo quả;

9. Hòe hoa tán gồm các vị thuốc sau, NGOẠI TRỪ:
A. Trắc bá diệp;
B. Hoa kinh giới;
C. Chỉ xác;
D. Can khương;

10. Thuốc chỉ khái có tác dụng:
A. Cầm máu;
B. Giảm đau;
C. Lợi tiểu;
D. Giảm ho;

11. Phương thuốc hòe hoa tán có tác dụng:
A. Ôn hóa đờm hàn;
B. Hóa đờm chỉ khái;
C. Ôn trung giáng khí;
D. Lương huyết chỉ huyết;

12. Âm dương cùng vận động song song đạt trạng thái cân bằng động, đây là quy luật:
A. Âm dương tiêu trưởng;
B. Âm dương bình hành;
C. Âm dương đối lập;
D. Âm dương hỗ căn;

13. Các vị thuốc nào sau đây có tác dụng ôn trung tán hàn:
A. Sinh khương, thuyền thoái, bạc hà;
B. Cao lương khương, ké đầu ngựa, hoàng liên;
C. Nhục quế, phụ tử, kinh giới;
D. Can khương, thảo quả, đinh hương;

14. Bát trân thang cần thêm hai vị thuốc nào để thành phương thuốc thập toàn đại bổ:
A. Nhục quế và hoàng kỳ;
B. Quế chi và ý dĩ;
C. Trạch tả và râu ngô;
D. Phục linh và bạch thược;

15. Ý nào sau đây là SAI khi nói về học thuyết tạng, tượng:
A. Ngũ tạng bao gồm can – tâm – tỳ – phế – thận;
B. Lục phủ bao gồm vị, đởm, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, tam tiêu;
C. Não, tử cung thuộc phủ kỳ hằng;
D. Tạng chỉ các cơ quan có chức năng thu nạp chuyển giao và truyền tống cặn bã;

16. Bệnh nhân bị chứng tỳ thực vậy thực tà ở:
A. Can;
B. Thận;
C. Phế;
D. Tâm;

17. Bệnh nhân bị lên cơn hen suyễn, khó thở tức ngực, vậy vi tà ở:
A. Can;
B. Thận;
C. Tâm;
D. Tỳ;

18. Bệnh nhân nóng giận quá độ làm huyết áp tăng vọt, vậy vi tà ở:
A. Tâm;
B. Thận;
C. Phế;
D. Tỳ;

19. Bệnh nhân mất ngủ do huyết áp tăng vậy thực tà ở:
A. Can;
B. Thận;
C. Phế;
D. Tỳ;

20. Bệnh nhân bị mất nước, người khô khát, vậy vi tà ở:
A. Can;
B. Tâm;
C. Phế;
D. Tỳ;

21. Chọn vị thuốc có trong bài cổ phương “Ngũ bì ẩm”:
A. Đơn bì;
B. Địa cốt bì;
C. Ngũ gia bì;
D. Sinh khương bì;

22. Vị thuốc kháng viêm thường chứa hoạt chất:
A. Tinh dầu-Alkaloid;
B. Saponin-Flavonoid;
C. Anthraquinon-Tinh dầu;
D. Flavonoid-Anthraquinon;

23. Chọn vị thuốc có trong bài “Bát vị”:
A. Quế chi;
B. Can khương;
C. Phụ tử;
D. Nhân sâm;

24. Chọn vị thuốc có trong bài “Tứ quân”:
A. Xuyên khung;
B. Đương quy;
C. Bạch truật;
D. Bạch thược;

25. Chọn vị thuốc có trong bài “Tứ vật”:
A. Thục địa;
B. Nhân sâm;
C. Bạch truật;
D. Bạch linh;

26. Chọn bài thuốc cổ phương chữa chứng lạnh do vong dương:
A. Ma hoàng thang;
B. Tứ quân tử thang;
C. Tứ nghịch thang;
D. Tứ vật thang;

27. Tứ quân là bài thuốc:
A. Bổ huyết;
B. Bổ âm;
C. Bổ dương;
D. Bổ khí;

28. Tứ vật là bài thuốc:
A. Bổ huyết;
B. Bổ âm;
C. Bổ dương;
D. Bổ khí;

29. Chọn bài thuốc Tân phương:
A. Bát trân;
B. Ma hoàng thang;
C. Ngũ bì ẩm;
D. Cao Ích mẫu;

30. Thượng phẩm là thuốc:
A. Chỉ có tác dụng trị bệnh nặng;
B. Có tác dụng trị bệnh ít độc tính;
C. Có tác dụng trị bệnh độc tính cao;
D. Tác dụng bổ dưỡng và không có độc tính;

Tham khảo thêm tại đây:

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 1
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 2
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 3
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 4
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 5
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 6
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 7
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 8
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 9
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 10
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 11
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 12

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)