Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa

Năm thi: 2023
Môn học: Y học Cổ truyền
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: Ths Nguyễn Thành Triết
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Y học Cổ truyền
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: Ths Nguyễn Thành Triết
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên ngành Y đa khoa. Bộ tài liệu được biên soạn bởi TS. DS. Nguyễn Thành Triết – chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền và đang công tác tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa tập trung vào các kiến thức y học cổ truyền cần thiết cho bác sĩ đa khoa, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về y học cổ truyền và khả năng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong quá trình khám chữa bệnh. 

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia bài kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa 

1. Một qui luật cơ bản trong học thuyết âm dương là:
A) Âm dương đối lập
B) Âm dương sinh ra
C) Âm dương mất đi
D) Âm dương luôn tồn tại

2. Phạm trù cùa học thuyết âm dương là:
A) Luôn chuyển hóa hai mặt của âm dương
B) Trong âm có dương, trong dương có âm
C) Âm dương luôn đi đôi với nhau
D) Âm dương luôn tách rời nhau

3. Theo YHCT thuộc tính của Âm là
A) Phía trên
B) Ức chế
C) Chuyển động
D) Phủ

4. Theo YHCT tính chất nào sau đây thuộc Dương:
A) Nước
B) Nữ giới
C) Đất
D) Sáng

5. Trong YHCT Âm dương đối lập có bao nhiêu thể:
A) 1
B) 2
C) 3
D) 4

6. Âm dương đối lập là gì
A) Mâu thuẫn, chế ước, đấu tranh lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
B) Nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển của hai mặt âm dương
C) Sự vận động không ngừng, sự chuyên hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương
D) Hai mặt âm dương luôn lập lại thế cân bằng giữa hai sự vật

7. Nếu thiên suy (hư chứng) thì dùng phép chữa nào?
A) Thanh pháp
B) Tiêu pháp
C) Hòa pháp
D) Bổ pháp

8. Nếu thiên thịnh (thực chứng) thì dùng phép chữa nào?
A) Bổ pháp
B) Ôn pháp
C) Hãn pháp
D) Hòa pháp

9. Trong YHCT thuộc tính của Dương dược là:
A) Đắng
B) Ngọt
C) Trầm
D) Lạnh

10. Theo YHCT phần nào sau đây thuộc của Dương:
A) Tạng
B) Lưng
C) Bụng
D) Huyết

11. Theo YHCT phần nào sau đây thuộc của âm:
A) Huyết
B) Lưng
C) Bàng quang
D) Khí

12. Tạng nào sau đây làm chủ huyết:
A) Tạng Tâm làm chủ huyết
B) Tạng Can làm chủ huyết
C) Tạng Tỳ làm chủ huyết
D) Cả 3 câu đều sai

13. Tạng và phủ có mối quan hệ?
A) Mối liên quan ngũ hành
B) Mối liên quan trong ngoài
C) Mối liên quan âm – dương, biểu lý
D) Mối liên quan hàn – nhiệt

14. Tạng can chủ … thúc đẩy các hoạt động khí, huyết đến mọi nơi trong cơ thể.
A) Sơ tiết
B) Huyết mạch
C) Vận hóa
D) Cả 3 câu đều đúng

15. Người có bệnh chóng mặt, da xanh, móng khô là biểu hiện bệnh ở tạng:
A) Ở tạng can
B) Ở tạng tâm
C) Ở tạng tỳ
D) Ở tạng thận

16. Ngũ tạng bao gồm có:
A) Tâm, can, tỳ, phế, thận
B) Tâm, can, tam tiêu, phế, đởm
C) Can, vị, phế, thận, bang quang
D) Tâm, can, tỳ, phế, tiểu trường

17. Tạng Can có chức năng:
A) Sự vận hành tuần hoàn của huyết dịch
B) Điều tiết lượng huyết
C) Sinh huyết, công dụng thông nhiếp huyết dịch
D) Các câu trên đều đúng

18. Chứng bệnh kém phát triển, trí tuệ đần độn thuộc tạng:
A) Tạng Tâm
B) Tạng Can
C) Tạng Tỳ
D) Tạng Thận

19. Phương pháp thích hợp để chữa bệnh ở biểu là
A) Phép thanh
B) Phép hạ
C) Phát tán
D) Bổ

20. Hai cương Biểu và lý để đánh giá bệnh:
A) Hai cương để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật
B) Hai cương dùng để đánh giá tính chất của bệnh
C) Hai cương dùng để đánh giá trạng thái người bệnh
D) Hai cương tổng quát dùng để đánh giá xu thế chung của bệnh tật

21. Hai cương Hàn và nhiệt đánh giá bệnh:
A) Hai cương để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật
B) Hai cương dùng để đánh giá tính chất của bệnh
C) Hai cương dùng để đánh giá trạng thái người bệnh
D) Hai cương tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật

22. Hai cương Hư và thực để đánh giá bệnh:
A) Hai cương để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật
B) Hai cương dùng để đánh giá tính chất của bệnh
C) Hai cương dùng để đánh giá trạng thái người bệnh
D) Hai cương tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật

23. Hai cương Âm và dương trong bát cương để nói lên tính chất:
A) Hai cương để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật
B) Hai cương dùng để đánh giá tính chất của bệnh
C) Hai cương dùng để đánh giá trạng thái người bệnh
D) Hai cương tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật

24. Các triệu chứng lâm sàng của “biểu chứng” là:
A) Sốt cao, chất lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ
B) Phát sốt, sợ lạnh, ngạt mũi, ho
C) Sốt cao, mê sảng
D) Phát sốt, sợ lạnh, táo bón hay ỉa chảy

25. Các triệu chứng lâm sàng của “nhiệt chứng”
A) Sợ lạnh, thích ấm, sắc mặt xanh trắng, nước tiểu trong dài
B) Sốt, thích mát, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo
C) Sợ lạnh, thích ấm, mặt đỏ

26. Biểu hiện nào sau đây là của “âm hư”
A) Triều nhiệt, nhức trong xương, di tinh liệt dương
B) Sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu trong dài
C) Sợ lạnh, ho khan, hai gò má đỏ
D) Triều nhiệt, nhức trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt

27. Cương lĩnh đứng đầu trong bát cương là:
A) Biểu-lý
B) Âm-Dương
C) Hàn-nhiệt
D) Hư-thực

28. Không được dùng phép hỏa trong khi tả còn ở biểu hay đã vào lý
A) Đúng
B) Sai

29. Tiêu pháp là những vị thuốc tạo thành những bài thuốc có tác dụng chữa các chứng bệnh gây ra do tích tụ ngưng trệ, như ứ huyết, khí trệ, ứ nước, ứ đọng thức ăn…
A) Đúng
B) Sai

30. Khi dùng phép bổ không cần chú ý đến công năng của tỳ vị
A) Đúng
B) Sai

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)